Giá trị thương hiệu BIDV tăng trưởng mạnh
TCCS - Theo Forbes, giá trị thương hiệu BIDV tăng trưởng gấp 2,5 lần so với năm 2020 và nằm trong Top 5 thương hiệu tài chính dẫn đầu.
Forbes Việt Nam sử dụng phương pháp của Forbes Mỹ để định lượng giá trị của một thương hiệu thông qua những số liệu tài chính và khả năng tạo ra lợi nhuận. Theo nguyên tắc chung, lợi nhuận của các doanh nghiệp tạo ra từ tài sản hữu hình và vô hình, trong đó có giá trị thương hiệu. Theo đó, giá trị thương hiệu của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đạt 320 triệu USD.
Thành lập năm 1957, BIDV là ngân hàng có lịch sử hoạt động lâu đời nhất tại Việt Nam, có tổng tài sản dẫn đầu hệ thống ngân hàng với quy mô 1,98 triệu tỷ đồng (tháng 6-2022). BIDV có mạng lưới rộng khắp gồm hơn 1.100 chi nhánh và phòng giao dịch trong và ngoài nước, thiết lập quan hệ đối tác với 2.300 định chế tài chính trên toàn cầu.
Trong nhiều năm liên tiếp, BIDV thuộc Top 2.000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới và Top 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất Việt Nam do Forbes bình chọn, Top 250 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới do Brand Finance đánh giá, Top 10 Thương hiệu mạnh ngành ngân hàng 2022 (VnEconomy trao tặng); Top 10 Ngân hàng Thương mại Việt Nam uy tín nhất 2022 (VnReport đánh giá)…
Tuyết Phạm (tổng hợp)
Tăng cường sức mạnh chuỗi cung ứng với giải pháp từ BIDV  (25/10/2022)
Dòng chảy kiến tạo phát triển 65 năm BIDV Hà Nội  (25/10/2022)
BIDV và VNPAY ký kết hợp tác toàn diện  (13/10/2022)
BIDV vững bước tiên phong trên hành trình chuyển đổi số  (10/10/2022)
BIDV nhận Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam năm 2022  (10/10/2022)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Đoàn Tạp chí Cộng sản thăm, làm việc với Đảng Cộng sản Ấn Độ và Đảng Cộng sản Ấn Độ-Mác-xít
- Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia
- Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên
- Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên