BIDV duy trì hoạt động ổn định, an toàn, hỗ trợ khách hàng và cộng đồng ứng phó đại dịch COVID-19
TCCS - Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa công bố Báo cáo tài chính bán niên năm 2021. Theo đó, hoạt động kinh doanh BIDV tiếp tục duy trì ổn định, an toàn, quy mô hoạt động tăng trưởng khá so với đầu năm, chất lượng tín dụng được kiểm soát trong giới hạn, các chỉ tiêu hiệu quả đạt kết quả tích cực so với cùng kỳ năm trước và hoàn thành các mục tiêu Kế hoạch kinh doanh năm 2021 theo đúng lộ trình. Đồng thời, trong bối cảnh nền kinh tế - xã hội chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, BIDV tiếp tục dành nguồn lực để cùng hệ thống ngân hàng chia sẻ khó khăn với khách hàng và nhân dân cả nước.
Hoạt động kinh doanh duy trì ổn định, an toàn; đẩy mạnh triển khai chuyển đổi số toàn diện
Tính đến 30-6-2021, BIDV đạt được kết quả kinh doanh tích cực, thể hiện trên nhiều bình diện: Tổng tài sản hợp nhất đạt trên 1,642 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 8,3% so với đầu năm.
Trong hoạt động huy động vốn, tiền gửi của khách hàng và phát hành giấy tờ có giá đạt trên 1,391 triệu tỷ đồng, tăng 7,9% so với đầu năm; mức tăng trưởng phù hợp với quy mô sử dụng vốn, bảo đảm hiệu quả cân đối vốn toàn hệ thống. Huy động vốn tăng trưởng tốt ở hầu hết các phân khúc khách hàng.
Trong hoạt động tín dụng, cho vay khách hàng đạt trên 1,297 triệu tỷ đồng, tăng 6,8% so với đầu năm, tốc độ tăng gần bằng thực hiện cùng kỳ các năm trước dịch bệnh (năm 2019 trở về trước) và tích cực hơn mức thực hiện cùng kỳ năm 2020; trong đó, tăng trưởng tốt ở phân khúc khách hàng FDI (16,5%), khách hàng bán lẻ (11,6%) và SMEs (7,9%).
Chất lượng tín dụng được cải thiện tích cực so với đầu năm: Tỷ lệ nợ xấu theo Thông tư 2 là 1,39% (giảm 0,15% so với đầu năm); tỷ lệ nợ nhóm 2 là 1,38% (giảm 0,06% so với đầu năm). BIDV thực hiện trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro theo phân loại nợ. Các chỉ tiêu an toàn bảo đảm theo quy định.
Hoạt động thu phi lãi ghi nhận kết quả tích cực: Thu dịch vụ ròng (không gồm thu phí từ hoạt động bảo lãnh) đạt 3.199 tỷ đồng, tăng trưởng 39% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây, trong đó thu dịch vụ từ hoạt động ngân hàng số đạt mức tăng trưởng ấn tượng 75% so với cùng kỳ năm trước.
Điểm nhấn đặc biệt trong hoạt động của BIDV giai đoạn đầu năm 2021 là việc tăng tốc chuyển đổi số: (i) Hoàn thiện chiến lược chuyển đổi số của BIDV giai đoạn 2021 - 2025 với tầm nhìn đến năm 2030 là ngân hàng có nền tảng số tốt nhất Việt Nam; (ii) Ra mắt dịch vụ Smart Banking thế hệ mới - một dấu mốc quan trọng thể hiện rõ mục tiêu của BIDV là mang lại những trải nghiệm dịch vụ số tốt nhất, những tiện ích tốt nhất, những giá trị gia tăng lớn nhất cho khách hàng; (iii) Phát động chương trình chuyển đổi số cùng doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME Digitrans) nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số; (iv) Tập trung triển khai các dự án công nghệ thông tin trọng điểm, như Dự án chuyển đổi hệ thống Core Banking; Dự án trang bị giải pháp quản lý khoản vay (CROMS)...
Trong 6 tháng đầu năm 2021, BIDV đã nhận được sự đánh giá tích cực của các tổ chức uy tín quốc tế và trong nước thông qua nhiều giải thưởng, danh hiệu, như Top 2.000 công ty đại chúng lớn và quyền lực nhất thế giới (Tạp chí Forbes); Top 300 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới (Brand Finance); Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam (Tạp chí The Asian Banker); Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam (Tạp chí The Asian Banking & Finance); Ngân hàng bán buôn số 1 của năm (Tạp chí Global Banking & Finance Review); Ngân hàng giao dịch tốt nhất Việt Nam (Tạp chí The Alpha Southeast Asia), Ngân hàng quản lý tiền tệ tốt nhất Việt Nam (Tạp chí The Asian Banker); 6 sản phẩm ứng dụng công nghệ thông tin được trao danh hiệu Sao Khuê 2021...
Trong thời gian tới, BIDV sẽ tiếp tục theo dõi sát tình hình hệ thống, rà soát mức độ ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 để điều hành hoạt động kinh doanh theo hướng tập trung gia tăng các nguồn thu phi lãi, tăng cường các dịch vụ ngân hàng điện tử, tối đa hóa các nguồn thu và kiểm soát chi phí.
Thiết thực hỗ trợ khách hàng và cộng đồng khắc phục ảnh hưởng của đại dịch
Phát huy vai trò, trách nhiệm của định chế tài chính hàng đầu đất nước, BIDV đã tích cực triển khai nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ khách hàng và cộng đồng trong việc ứng phó, khắc phục ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Thực hiện chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về việc triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng nhằm phục hồi, duy trì, phát triển sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đang diễn biến ngày càng phức tạp, từ ngày 15-7-2021, BIDV thực hiện giảm lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện hữu bình quân 1%/năm, một số nhóm khách hàng khó khăn mức giảm tối đa là 2%/năm so với lãi suất hiện hành.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, BIDV đã triển khai các gói tín dụng lãi suất ưu đãi với tổng quy mô lên đến 368 nghìn tỷ đồng và đã chủ động giảm thu nhập 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ khách hàng. Trong 6 tháng cuối năm 2021, BIDV dự kiến tiếp tục hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 với tổng nguồn lực hỗ trợ lên đến 3.600 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ giảm lãi suất cho vay 2.000 tỷ đồng đối với dư nợ hiện hữu và 1.600 tỷ đồng đối với dư nợ cho vay mới. Như vậy, tổng nguồn lực BIDV dự kiến hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 trong năm 2021 lên tới 6.100 tỷ đồng.
Bên cạnh sự hỗ trợ thông qua hoạt động kinh doanh, trong 6 tháng đầu năm 2021, BIDV tiếp tục ủng hộ trực tiếp cho các hoạt động phòng, chống đại dịch COVID-19, như ủng hộ kinh phí cho Quỹ vắc-xin phòng, chống COVID-19; hỗ trợ khẩn cấp cho các địa phương, đội ngũ y bác sỹ ở các cơ sở y tế bùng phát dịch; hỗ trợ hiện vật giúp người dân khắc phục khó khăn do dịch bệnh... Tổng kinh phí thực hiện trong 6 tháng qua đạt hơn 200 tỷ đồng./.
Tỉnh Bắc Ninh sẻ chia vất vả, đồng lòng chống dịch tại Long An  (03/08/2021)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi thư động viên các lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch COVID-19  (02/08/2021)
Lực lượng vũ trang huyện Chương Mỹ chung sức, đồng lòng, thi đua lập thành tích trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19  (02/08/2021)
Công điện của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19  (01/08/2021)
Vietcombank giảm hàng loạt các loại phí dịch vụ hỗ trợ khách hàng  (01/08/2021)
- Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên
- Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
- Kỳ họp thứ 51 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
- Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tổng Bí thư Tô Lâm dự gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
- Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Dân vận Trung ương
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Những vấn đề môi trường cấp bách hiện nay: Thực trạng và giải pháp