Ngành du lịch Vĩnh Phúc chuẩn bị điều kiện tốt nhất đón khách trở lại
TCCS - Từ ngày 24-4-2020, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã cho phép các khu di tích, danh lam thắng cảnh, các khu, điểm du lịch trên địa bàn được hoạt động trở lại nhưng phải tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Đây được xem là tin vui cho ngành du lịch tỉnh nhà sau thời gian thực hiện giãn cách xã hội do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Thời điểm này, các cơ sở, điểm kinh doanh du lịch đã chuẩn bị những điều kiện tốt nhất, sẵn sàng đón khách du lịch.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, lượng khách đến với Khu danh thắng Tây Thiên trong 4 tháng đầu năm nay giảm 90% so với cùng kỳ năm 2019 khiến Công ty cổ phần Cáp treo Tây Thiên phải bù lỗ để duy trì hệ thống máy móc, nguồn nhân lực. Để phục hồi kinh doanh, ngay khi có công văn của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc cho phép các khu di tích, danh lam thắng cảnh, các khu, điểm du lịch được hoạt động trở lại, Công ty cổ phần Cáp treo Tây Thiên đã quyết định mở cửa trở lại từ ngày 24-4-2020. Cùng với việc áp dụng giảm giá tối đa 30% tất cả các dịch vụ cung cấp nhân dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5, công tác phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn cho du khách đang được doanh nghiệp đặt lên hàng đầu.
Giám đốc Công ty cổ phần Cáp treo Tây Thiên Đặng Thị Thu Trang cho biết: “Công ty đã yêu cầu 100% nhân viên sử dụng khẩu trang, nước sát khuẩn ở nơi làm việc, khi phục vụ du khách; phun khử khuẩn tại các khu vực và hệ thống xe điện, cáp treo. Bên cạnh đó, tất cả các khách hàng đều được kiểm tra nhiệt độ, yêu cầu sử dụng khẩu trang và sát khuẩn trước khi vào khu danh thắng. Để tránh tình trạng khách tập trung quá đông tại 1 địa điểm, chúng tôi cũng đã tiến hành phân làn, bố trí phục vụ tối đa 8 người/xe điện, 4 người/ca bin cáp treo”.
Giống với Công ty cổ phần Cáp treo Tây Thiên đối mặt với nhiều khó khăn nhưng các đơn vị, doanh nghiệp du lịch Vĩnh Phúc đã chuẩn bị tinh thần sẵn sàng đón khách trở lại. Một số đơn vị, doanh nghiệp đã tận dụng thời gian nghỉ để rà soát, cải thiện chất lượng dịch vụ nhằm hút khách; các đơn vị lữ hành cũng đã chủ động khảo sát, kết nối để chuẩn bị cho việc thực hiện kích cầu du lịch sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Đến thời điểm này, trên 360 cơ sở lưu trú với gần 7000 phòng, 13 doanh nghiệp lữ hành của tỉnh đã cơ bản chuẩn bị các điều kiện tốt nhất, bảo đảm vừa phục hồi kinh doanh vừa phục vụ du khách một cách an toàn.
Đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, ưu tiên hàng đầu của du lịch Vĩnh Phúc là sự an toàn của du khách và cộng đồng. Dù cho phép mở cửa trở lại đối với các khu, điểm tham quan du lịch song Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã yêu cầu các đơn vị tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo hướng dẫn của ngành y tế đối với khách du lịch, cán bộ, công nhân viên, hướng dẫn viên du lịch, người lao động tại đơn vị; tuân thủ theo bộ tiêu chí du lịch an toàn: Điểm đến an toàn, cơ sở lưu trú an toàn, dịch vụ an toàn, du khách an toàn, nhân viên du lịch an toàn. Đặc biệt, trong quá trình đón và phục vụ, yêu cầu du khách khai báo y tế, đeo khẩu trang; thực hiện giãn cách giữa người với người tại các địa điểm tham quan để tránh tập trung đông người; thực hiện các biện pháp khử trùng sau mỗi ngày hoạt động…
Theo thống kê, 3 tháng đầu năm 2020, ngành du lịch Vĩnh Phúc đã chịu tổn thất khá lớn khi chỉ đón được 285.000 lượt du khách đến tham quan, lưu trú; tổng doanh thu du lịch đạt khoảng 80 tỷ đồng, giảm 86% so với cùng kỳ năm 2019. Hy vọng dịp này các doanh nghiệp, đơn vị lữ hành của tỉnh sẽ “mở hàng” đón những lượt khách đầu tiên sau khi mở cửa hoạt động trở lại một cách an toàn, hiệu quả nhất, tạo đà cho ngành công nghiệp không khói của tỉnh phục hồi sau dịch COVID-19./.
Agribank đẩy mạnh triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng dịch COVID-19  (27/04/2020)
Thế giới tìm cách cứu ngành công nghiệp dầu khí  (21/04/2020)
Hà Nội cần quyết liệt, chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phục hồi, phát triển kinh tế  (21/04/2020)
Petrovietnam: Chung sức cùng cộng đồng chống dịch  (20/04/2020)
Agribank cơ cấu lại nợ cho 15 ngàn khách hàng bị ảnh hưởng dịch COVID-19  (18/04/2020)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay
- Giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị kinh tế di sản từ góc nhìn quản trị vùng và địa phương
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay