TCCS - Thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 22-10-2018, của Hội nghị Trung ương 8 khóa XII, về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Đảng ủy Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) ban hành Đề án số 338 và Nghị quyết số 26 của Đảng bộ BIDV về việc triển khai Kế hoạch “Đồng hành cùng biển, đảo giai đoạn 2023 - 2025”. Đây là chương trình mang ý nghĩa thiết thực và thiêng liêng, không chỉ là nhiệm vụ kinh tế, mà còn là sự lan tỏa ý thức trách nhiệm, tình yêu quê hương của mỗi cán bộ, đảng viên, người lao động BIDV trong việc bảo vệ từng tấc đất, ngọn sóg biển đảo quê hương.
1. Trong những năm qua, BIDV đã tích cực triển khai các chương trình phát triển kinh tế biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Ngân hàng xác định dành 10% chi phí an sinh xã hội hằng năm để hỗ trợ các chương trình an sinh xã hội cho biển đảo. Với vai trò là một định chế tài chính lớn hàng đầu Việt Nam, Đảng bộ BIDV xác định rõ trách nhiệm chính trị và sứ mệnh của mình trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Hưởng ứng Nghị quyết của Trung ương Đảng, của Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, liên tục từ năm 2019 đến năm 2024, Đảng ủy BIDV đã phối hợp cùng Quân chủng Hải quân tổ chức nhiều đoàn công tác ra thăm cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I. Đây là những đợt sinh hoạt chính trị quan trọng, ý nghĩa, góp phần thống nhất nhận thức và hành động đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên, người lao động BIDV trong công cuộc xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biển, đảo quê hương.
Thực hiện chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, BIDV đã thực hiện nhiều chương trình phát triển kinh tế biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo. Nhiều dự án cho vay các lĩnh vực phát triển kinh tế biển đã được BIDV triển khai, như cho vay hệ thống nuôi trồng và khai thác hải sản, năng lượng tái tạo, các ngành kinh tế biển mới có bước phát triển; các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị sinh thái ven biển; các dự án bảo vệ môi trường, bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học biển… Năm 2014, BIDV cùng một số ngân hàng thương mại nhà nước tích cực triển khai chương trình cho vay đánh bắt xa bờ theo Nghị quyết 67, để bà con ngư dân đóng tàu vỏ sắt vươn khơi bám biển.
Ngày 22-9-2023, Ban Chấp hành Đảng bộ BIDV ban hành Đề án 338-ĐA/ĐU và Nghị quyết số 26-NQ/ĐU của Đảng ủy về xây dựng và triển khai kế hoạch “BIDV - Đồng hành vì biển đảo, giai đoạn 2023 - 2025”. Đây vừa là chủ trương góp phần thực hiện Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, vừa là tiền đề quan trọng cho việc chỉ đạo xây dựng các chương trình trách nhiệm xã hội có tính dài hạn, trọng điểm của BIDV. Nghị quyết nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao từ 100% tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Đảng bộ BIDV. Việc ban hành Nghị quyết không chỉ là sự đáp ứng, thực hiện tốt chủ trương của Trung ương Đảng, mà còn thể hiện trách nhiệm của tập thể cán bộ, đảng viên, người lao động BIDV trong vai trò một doanh nghiệp nhà nước, là hành động cụ thể hóa khát vọng chung tay bảo vệ biển, đảo thiêng liêng. Đây cũng là một bước tiến quan trọng, thể hiện rõ tính tiên phong và sáng tạo trong việc thực hiện các nghị quyết của Đảng, Đảng bộ BIDV trở thành tấm gương đi đầu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng về trách nhiệm với biển, đảo. Sự sáng tạo của BIDV không chỉ dừng lại ở các hoạt động gắn với chuyên môn nghiệp vụ, hình thức hỗ trợ mà còn được thể hiện qua cách thức tổ chức các hoạt động an sinh xã hội, với quy mô lớn và chuyên nghiệp. Mỗi hoạt động đó đều gắn liền với mục tiêu xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, khẳng định quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo và phát triển kinh tế biển bền vững.
2. Để Nghị quyết đi vào thực tiễn, ngày 27-10-2023, Đảng ủy BIDV đã ban hành công văn số 371/CV-ĐU đôn đốc triển khai thực hiện Đề án số 338 và Nghị quyết số 26 tới tất cả các chi bộ Đảng bộ trực thuộc. Công đoàn BIDV đã ban hành văn bản số 531-CV/CĐNHĐT&PT, ngày 6-10-2023, về việc triển khai Nghị quyết của Đảng ủy BIDV về xây dựng và triển khai kế hoạch BIDV - Đồng hành vì biển đảo, giai đoạn 2023-2025.
Đảng bộ BIDV đã đề ra các giải pháp chiến lược để tiếp tục phát huy thành công chương trình “BIDV - Đồng hành vì biển đảo” một cách hiệu quả, trong đó chú trọng vào 6 nhiệm vụ trọng tâm, bao gồm: (i) Thống nhất nhận thức và hành động trong xây dựng kế hoạch an sinh xã hội hỗ trợ biển đảo; (ii) Tập trung triển khai các chương trình hỗ trợ huyện đảo Trường Sa; (iii) Hỗ trợ cán bộ chiến sĩ, nhân dân trên các đảo tiền tiêu và người thân trên đất liền; (iv) Bảo đảm các nguồn lực để triển khai hiệu quả kế hoạch; (v) Thực hiện đồng bộ các giải pháp tuyên truyền, quán triệt; (vi) Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện. Các hoạt động, giải pháp triển khai Nghị quyết cũng đã dược Đảng bộ triển khai sáng tạo, sâu rộng trên toàn hệ thống.
Tại Nghị quyết 26-NQ/ĐU về chương trình “BIDV - Đồng hành vì biển đảo” giai đoạn 2023-2025, Đảng ủy BIDV cam kết cán bộ nhân viên BIDV dành 10% chi phí an sinh xã hội hằng năm để hỗ trợ các chương trình tại biển đảo. Bình quân, mỗi cán bộ, Đảng viên và người lao động của BIDV đều dành ít nhất 8 ngày lương trong một năm của mình đóng góp thiết thực vào việc giúp quân dân trên huyện đảo có cuộc sống ngày càng tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho cán bộ, chiến sĩ và người dân trên huyện đảo, củng cố nền tảng vật chất, tinh thần cho nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, tích cực ủng hộ xây dựng các công trình đa năng, hỗ trợ các trang thiết bị thiết yếu phục vụ quân và dân trên huyện đảo Trường Sa, nhà giàn DK-I gắn với nhiệm vụ giữ vững an ninh, chủ quyền biên giới và hải đảo của Tổ quốc. Giá trị tài trợ thực tế đến tháng 6-2024 được ghi nhận là 67 tỷ đồng. Một số công trình tài trợ lớn, như xây dựng nhà văn hóa đa năng và cột cờ tại Đảo Tốc Tan C; hỗ trợ trang thiết bị và phương tiện cần thiết cho các lực lượng chức năng làm nhiệm vụ tại các đảo tiền tiêu; tài trợ cơ sở vật chất và trang, thiết bị y tế trị giá hàng tỷ đồng nhằm nâng cao năng lực khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho quân và dân trên huyện đảo Trường Sa... Những món quà tết, chương trình khám, chữa bệnh từ xa là những hoạt động tiêu biểu không chỉ giúp quân và dân huyện đảo Trường Sa cải thiện chất lượng cuộc sống mà còn thể hiện tấm lòng của người dân đất liền hướng về biển, đảo quê hương. Đặc biệt, BIDV cũng có nhiều chuyến đi thăm quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1, là dịp để tri ân những hy sinh của các chiến sĩ, mà còn là cơ hội để toàn thể cán bộ, nhân viên của BIDV củng cố quyết tâm, cùng chung tay bảo vệ chủ quyền biển, đảo và xây dựng đất nước vững mạnh.
Đoàn Thanh niên BIDV cũng đã có nhiều sáng kiến triển khai thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ. Lực lượng tuổi trẻ của ngân hàng BIDV đã tổ chức chương trình sinh hoạt chính trị với chủ đề “Tuổi trẻ BIDV với chủ quyền biển, đảo Tổ quốc”, với sự tham dự của hơn 500 cán bộ đoàn chủ chốt trên toàn hệ thống. Trong khuôn khổ chương trình, Đoàn Thanh niên BIDV đã thực hiện gây quỹ, với kinh phí 200 triệu đồng thông qua hoạt động quán sách Nơi đầu sóng để dành tặng Ban liên lạc Gạc Ma nhằm tìm kiếm, ủng hộ, tạo công ăn việc làm cho các gia đình, chiến sĩ, cựu chiến binh trong trận chiến CQ-88, ủng hộ Quỹ cùng chiến sĩ nuôi con ngư dân, giúp ngư dân vươn khơi bám biển. Những chương trình gây quỹ và các hoạt động xã hội thiết thực đó đã giúp thế hệ trẻ BIDV nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của biển, đảo Việt Nam, khơi dậy tinh thần yêu nước, thúc đẩy ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Nhân dịp đón Xuân Giáp Thìn 2024, BIDV đã dành 4.000 suất quà tết, với tổng kinh phí 2 tỷ đồng dành tặng cán bộ chiến sĩ, người thân của các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ tại các đảo tiền tiêu thuộc 12 huyện đảo tiền tiêu. Những suất quà Tết là tấm lòng, tình cảm của tập thể cán bộ, đảng viên, người lao động BIDV dành tặng các chiến sĩ và người thân các chiến sỹ trên đất liền, tiếp thêm động lực giúp các đồng chí yên tâm công tác, hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an toàn biển, đảo.
Có thể khẳng định, BIDV thể hiện vai trò tiên phong của một ngân hàng quốc gia trong việc thúc đẩy phong trào “Cả nước vì Trường Sa, Trường Sa vì cả nước.” Khách hàng BIDV không chỉ đánh giá cao mà còn tự hào khi được đồng hành cùng một đơn vị luôn đặt lợi ích của quốc gia - dân tộc lên hàng đầu, góp phần lan tỏa tinh thần yêu nước và ý thức trách nhiệm với biển đảo quê hương. Chương trình “BIDV - Đồng hành vì biển đảo” không chỉ là nhiệm vụ kinh tế mà còn là sự lan tỏa ý thức trách nhiệm, tình yêu quê hương và ý chí quyết tâm của mỗi cán bộ, đảng viên và người lao động của BIDV. Những chương trình, hành động thiết thực này góp phần củng cố thêm uy tín và vị thế của BIDV, không chỉ là nơi đáng tin cậy về tài chính mà còn là người bạn đồng hành trong những hoạt động cao quý, thiêng liêng vì Tổ quốc./.
Đoàn công tác của Tạp chí Cộng sản thăm, làm việc tại Brazil  (28/11/2024)
Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)  (28/11/2024)
Phát huy vai trò của các tôn giáo trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình  (28/11/2024)
Làng nghề mộc Phúc Lộc - nơi lưu giữ tinh hoa nghề mộc Ninh Bình  (28/11/2024)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay
- Giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị kinh tế di sản từ góc nhìn quản trị vùng và địa phương
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay