Tỉnh Quảng Ninh: Nâng cao hiệu quả, phát huy thế mạnh trong hội nhập kinh tế quốc tế
TCCS - Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với Hà Nội và Hải Phòng, Quảng Ninh được đánh giá là một trong 3 đầu tầu phát triển kinh tế của vùng và được xác định như một trung tâm trung chuyển hàng hóa giữa Việt Nam với Trung Quốc và các nước ASEAN. Những lợi thế đó đưa Quảng Ninh trở thành cửa ngõ hội nhập quốc tế với thế giới của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cầu nối giữa Việt Nam với các nước ASEAN và khu vực Đông Bắc Á.
Tiền đề thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh
Với những lợi thế sẵn có như là tỉnh duy nhất cùa Việt Nam hội tụ đầy đủ các điều kiện tự nhiên cho phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội mang tính đặc trưng của Việt Nam như: rừng - tài nguyên - biển - du lịch - biên giới, thương mại...; có điều kiện thông thương với Trung Quốc tốt nhất Việt Nam thông qua hệ thống các cửa khẩu trên đất liền và trên biển; nằm trong khu vực hợp tác “Hai hành lang, một vành đai” kinh tế Việt Nam - Trung Quốc; Hợp tác liên vùng Vịnh Bắc Bộ mở rộng, cầu nối ASEAN - Trung Quốc, Hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore... tỉnh Quảng Ninh đã tập trung huy động các nguồn lực, xây dựng nhiều dự án hạ tầng kinh tế - xã hội. Song song với đó là mở rộng không gian đô thị, các khu trung tâm thương mại, dịch vụ, thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư, kinh doanh, nhằm mục tiêu đẩy nhanh việc lấp đầy các quy hoạch phân khu trong khu vực khu kinh tế cửa khẩu đã được Chính phủ phê duyệt. Tiêu biểu như Khu kinh tế Cửa khẩu Móng Cái, với diện tích lớn nhất trong số các khu kinh tế cửa khẩu tại Việt Nam. Đây là khu vực động lực, trọng tâm, được Trung ương và tỉnh xác định là một trong những mũi nhọn đột phá chiến lược của tỉnh Quảng Ninh.
Bên cạnh đó, với hệ thống các công trình hạ tầng trọng điểm kết nối đã được đầu tư đồng bộ, cơ bản đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Cao tốc Nội Bài - Hạ Long - Móng Cái sẽ trở thành tuyến đường giao thông huyết mạch kết nối tỉnh Quảng Ninh với các trung tâm lớn trong nước và khu vực ASEAN. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển kinh tế khu vực biên giới của tỉnh.
Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung chỉ đạo quyết liệt thực hiện hiệu quả các chỉ thị và ban hành các nghị quyết, chương trình, kế hoạch về hội nhập kinh tế quốc tế. Các sở, ngành liên quan chủ động cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến từng lĩnh vực, ngành, nghề cụ thể trên các trang thông tin của các ngành chủ quản và cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; đẩy mạnh tuyên truyền các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế biên mậu, du lịch, nông nghiệp, giúp doanh nghiệp trong tỉnh nắm vững các quy định đối với từng lĩnh vực hàng hóa cụ thể và các thông tin, hướng dẫn liên quan đến xuất, nhập khẩu hàng hóa sang các đối tác đã ký các hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam, như: Hiệp định thương mại tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định khung về hợp tác kinh tế ASEAN - Trung Quốc, Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc để thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc. Qua đó, giúp các doanh nghiệp xuất khẩu trong tỉnh được hưởng các ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu.
Một số vấn đề đặt ra
Thời gian tới, nhằm thúc đẩy hơn nữa các hoạt động giao lưu kinh tế - thương mại quốc tế, tỉnh Quảng Ninh cần tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực với mục tiêu đáp ứng cho doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước; tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại ở trong và ngoài nước; đẩy mạnh hợp tác, liên doanh liên kết, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá trong tỉnh; đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, tiến độ giải ngân các nguồn vốn đã cam kết; có định hướng thu hút đầu tư vào các vùng một cách hợp lý, vào các lĩnh vực ưu tiên... để phát huy tối đa các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Mục tiêu của Quảng Ninh đến năm 2030 sẽ xây dựng Khu hợp tác kinh tế biên giới Móng Cái trở thành điểm sáng trong hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế, thương mại biên giới phát triển. Đây chắc chắn là động lực để Móng Cái trở thành một trong những trung tâm đầu mối trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa ASEAN - Trung Quốc, động lực phát triển mạnh của vùng Đông Bắc Tổ quốc; là một cơ hội rất thuận lợi cho Quảng Ninh đẩy mạnh hợp tác kinh tế với Quảng Tây và với các tỉnh khác của Trung Quốc.
Bên cạnh đó, cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư tạo cơ sở thu hút hiệu quả nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước. Theo đó, hằng năm, giữ vững vị trí nhóm đầu cả nước về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) và Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI). Nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông của Tỉnh (ICT Index). Ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thúc đẩy phát triển giáo dục thông minh, sản xuất thông minh, quản lý thông minh, xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh, đô thị xanh, đào tạo công dân thông minh. Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, ưu tiên các dự án chế biến chế tạo có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.
Tỉnh cũng cần tiếp tục đầu tư kết cấu hạ tầng, đường giao thông biên giới kết nối các cửa khẩu phụ, điểm thông quan; phát triển và hoàn thiện hệ thống hạ tầng dịch vụ xuất nhập khẩu tại khu vực cửa khẩu, khu kinh tế cửa khẩu (hệ thống kho, bãi, cảng cạn ICD, hệ thống trung tâm logistics, hệ thống chợ biên giới, ...). Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất để khai thác có hiệu quả các chương trình hợp tác kinh tế - thương mại với Trung Quốc khi Đề án Khu hợp tác kinh tế qua biên giới Móng Cái (Việt Nam) - Đông Hưng (Trung Quốc) có hiệu lực và đi vào hoạt động. Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa hiện đại của khu vực. Đẩy mạnh các liên kết, phối hợp về hoạt động thương mại biên giới giữa tỉnh Quảng Ninh với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), cùng giải quyết các vấn đề phát sinh và mở rộng mức độ thuận lợi hoá thương mại qua biên giới hai nước. Nhanh chóng hướng tới thực hiện cơ chế quản lý, chính sách nhất quán, rõ ràng, đồng bộ, ổn định về hoạt động xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu. Đẩy mạnh hợp tác, liên kết vùng với địa phương các nước có chiến lược thương mại, du lịch phù hợp với Hiệp định ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) để phát huy tối đa vai trò cửa ngõ, cầu nối hợp tác quan trọng ASEAN với Trung Quốc và thế giới. Tích cực triển khai hoạt động liên kết vùng trong khuôn khổ “Hai hành lang - Một vành đai kinh tế” Việt Nam - Trung Quốc. Hình thành mối quan hệ chiến lược với các đối tác có uy tín, các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới với hình thức và mức độ phù hợp nhằm tạo thế đan xen về lợi ích và thúc đẩy phát triển kinh tế./.
Quảng Ninh rà soát, siết chặt việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19  (22/12/2021)
Tỉnh Quảng Ninh: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống  (21/12/2021)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam