Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 01 đến 07-4-2019)
16:32, ngày 09-04-2019
TCCSĐT - Hầu hết những thay đổi trong cán cân thương mại song phương trong hai thập kỷ qua chủ yếu do sự kết hợp của các yếu tố kinh tế vĩ mô, trong khi thuế quan đóng vai trò nhỏ hơn nhiều. Kết luận trên được Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra trong nghiên cứu mới đây, công bố ngày 03-4 trong một chương phân tích của Triển vọng Kinh tế thế giới tháng 4-2019.
Thủ tướng ký quyết định về mức lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 355/QĐ-TTg về mức lãi suất cho vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20-10-2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.
Cụ thể, mức lãi suất cho vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng đối với các khoản vay dư nợ trong năm 2019 để mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở theo quy định tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20-10-2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội là 4,8%/năm. Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-4-2019 và thay thế Quyết định số 370/QĐ-TTg ngày 03-4-2018 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP, đối tượng được vay vốn ưu đãi để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở là đối tượng quy định tại các Khoản 1, 4, 5, 6 và 7 Điều 49 của Luật Nhà ở. Các đối tượng trên được vay tối thiểu là 15 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên.
Trường hợp khách hàng có nhu cầu vay với thời hạn thấp hơn thời hạn cho vay tối thiểu thì được thỏa thuận với ngân hàng về thời hạn cho vay thấp hơn.
ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,8% trong năm 2019
Ngày 03-4, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) công bố báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á với dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,8% trong năm 2019 và 6,7% trong năm 2020.
Ông Eric Sidgwick, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam cho rằng kinh tế Việt Nam tiếp tục có một tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2019, mặc dù môi trường bên ngoài suy giảm có thể tác động tới triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm nay và năm sau.
Ông Eric Sidgwick cũng nhận định: “Nền kinh tế Việt Nam đã đạt được mức cao trong năm 2018, do xuất khẩu và nhu cầu nội địa gia tăng mạnh mẽ. Tăng trưởng kinh tế nhiều khả năng được giữ vững trong thời gian tới, với sự hỗ trợ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo định hướng xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài và cầu nội địa được duy trì. Động lực tăng trưởng dự kiến sẽ được tiếp tục nhờ những cải cách đang diễn ra để cải thiện môi trường kinh doanh và khuyến khích đầu tư tư nhân”.
Cũng theo báo cáo, tăng trưởng sẽ tiếp tục được thể hiện một cách toàn diện ở các lĩnh vực, dựa trên cơ sở tiêu dùng cá nhân mạnh mẽ; sự tiếp tục mở rộng của các ngành công nghiệp chế biến chế tạo, dịch vụ, nông nghiệp và khả năng tiếp cận thị trường lớn hơn cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thông qua rất nhiều hiệp định thương mại tự do, gồm Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương được phê chuẩn gần đây.
ADB cũng đưa ra dự kiến lạm phát ở mức bình quân 3,5% trong năm 2019 và tăng nhẹ lên 3,8% trong năm 2020. Tuy nhiên, ông Eric Sidgwick cho rằng nguy cơ rủi ro vẫn còn vì những nền kinh tế lớn của thế giới - vốn là các đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam đang suy giảm. Việt Nam là một trong những quốc gia phụ thuộc vào thương mại nhiều nhất trong khu vực, với tổng kim ngạch thương mại gấp đôi quy mô GDP. Ở trong nước, sự chậm chễ trong tiến trình cải cách các doanh nghiệp nhà nước có thể là lực cản đối với tiềm năng tăng trưởng.
Ngoài ra ông Eric Sidgwick nhấn mạnh thêm hiện có rất ít doanh nghiệp tư nhân trong nước tham gia chuỗi giá trị toàn cầu vì họ bị hạn chế trong việc tiếp cận tài chính, hạn chế trong tiếp cận đổi mới sáng tạo. Trong khi đó, sự chậm trễ trong tiến trình cải cách của các doanh nghiệp nhà nước có thể là lực cản đối với tiềm năng tăng trưởng.
Còn theo ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia kinh tế quốc gia, cơ quan đại diện thường trú ADB - các rủi ro đối với triển vọng kinh tế Việt Nam là tăng trưởng của các nước châu Á đang giảm nhẹ. Nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu nên triển vọng của các nền kinh tế phát triển không sáng sủa cũng sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam.
Báo cáo cũng nhấn mạnh tầm quan trọng đối với Việt Nam trong việc tăng cường hội nhập các doanh nghiệp tư nhân vào các chuỗi giá trị toàn cầu, vốn là một trong những thách thức chính sách quan trọng đối với tăng trưởng dài hạn của Việt Nam. Cải thiện khả năng tiếp cận nguồn tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như nâng cao năng lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ gồm cả kỹ năng của người lao động là những biện pháp quan trọng để cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng tốt hơn các công nghệ mới và đạt được giá trị tăng cao trong các chuỗi giá trị toàn cầu.
Ưu tiên tăng trưởng tín dụng cho những ngân hàng 'khỏe'
Ngày 01-4, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức họp báo nhằm thông tin về hoạt động điều hành chính sách tiền tệ và ngân hàng trong quý I-2019.
Theo báo cáo, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ để ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, linh hoạt điều hành các công cụ để điều hòa thanh toán thị trường kịp thời với kỳ hạn hợp lý.
Tính đến 25-3, tín dụng đối với nền kinh tế tăng khoảng 2,28% so với cuối năm 2018. Tín dụng được tập trung cho sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên.
Ông Trần Văn Tần, Phó Vụ trưởng Vụ các ngành kinh tế Ngân hàng Nhà nước cho biết, tín dụng được tập trung cho sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, đặc biệt, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động triển khai các giải pháp mở rộng tín dụng sản xuất và tiêu dùng và triển khai nhiều giải pháp căn cơ, quyết liệt góp phần đẩy lùi tín dụng đen.
Đến 25-3, tổng phương tiện thanh toán tăng 2,67% so với cuối năm 2018 (cùng kỳ năm 2018 tăng 3,23%). Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay tiếp tục ổn định, lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 6 - 9%/năm, 9 - 11%/năm đối với cho vay trung và dài hạn.
Trong 3 tháng đầu năm, dựa theo tình hình thực tế, Ngân hàng Nhà nước đã “nới” tăng trưởng tín dụng cao hơn đối với tổ chức tín dụng thực hiện trước thời hạn các quy định về tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư 41.
Để triển khai có hiệu quả các chỉ tiêu đề ra, theo ông Tần, từ nay đến cuối năm Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành tín dụng nhằm kiểm soát quy mô tín dụng phù hợp với chỉ tiêu định hướng đi đôi với nâng cao chất lượng, mở rộng tín dụng tập trung vào lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.
Bên cạnh đó, tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai các chương trình tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với các ngành, lĩnh vực như: nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các chương trình mục tiêu quốc gia và tín dụng xanh, chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội.
Tại buổi họp báo, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, năm 2019 là năm đưa ra lộ trình hạn chế tín dụng ngoại tệ - tạo lập cơ sở vững chắc cho thị trường ngoại tệ không bị ảnh hưởng bởi những hoạt động về cho vay ngoại tệ.
"Thời gian vừa qua Ngân hàng Nhà nước đã xuyên suốt trong các giải pháp điều hành luôn tạo sự khuyến khích nắm giữ VND, các giải pháp của Ngân hàng Nhà nước là hướng tới thu hẹp hoạt động tiền gửi và cho vay ngoại tệ theo đúng chủ trương Chính phủ chuyển dần quan hệ tiền gửi cho vay sang quan hệ mua bán", bà Hồng nhấn mạnh.
Quý I khi thị trường thuận lợi, tỷ giá và thị trường ngoại tệ ổn định, được hỗ trợ từ nguồn cung ngoại tệ dồi dào, thanh khoản thị trường tốt, hệ thống tổ chức tín dụng tiếp tục mua ròng ngoại tệ từ khách hàng, nhờ đó Ngân hàng Nhà nước tiếp tục mua được ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối Nhà nước.
Phó Thống đốc cũng đề cập tới các dự báo của nhiều tổ chức quốc tế về kinh tế thế giới đang giảm tốc, ảnh hưởng Brexit, Fed không tăng lãi suất trong năm 2019… Các ngân hàng Trung ương nước ngoài có xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ.
“Tuy nhiên, các diễn biến này có vẻ không tác động tới điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Nhưng ở mặt khác, kinh tế thế giới giảm tốc sẽ có tác động tới hoạt động xuất khẩu… Do đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ linh hoạt điều hành chính sách tiền tệ làm sao để phù hợp với thực tế biến động, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, sản xuất kinh doanh,” bà Hồng nói.
IMF chỉ ra động lực dẫn tới chuyển dịch cán cân thương mại
Hầu hết những thay đổi trong cán cân thương mại song phương trong hai thập kỷ qua chủ yếu do sự kết hợp của các yếu tố kinh tế vĩ mô, trong khi thuế quan đóng vai trò nhỏ hơn nhiều.
Kết luận trên được Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra trong nghiên cứu mới đây, công bố ngày 03-4 trong một chương phân tích của Triển vọng Kinh tế thế giới tháng 4-2019.
Để đưa ra kết luận trên, các nhà phân tích kinh tế của IMF dựa trên nghiên cứu của 63 nước trong 20 năm (1995 - 2015) ở trên 34 lĩnh vực. Kết quả nghiên cứu cho thấy cán cân thương mại song phương trong hơn hai thập kỷ qua chủ yếu được dẫn dắt bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô, trong đó có chính sách tài chính, nhân khẩu học, nhu cầu nội địa, cũng như các chính sách tỷ giá hối đoái và trợ cấp. Dù có tác động nhỏ hơn đối với cán cân thương mại song phương, song thuế quan tác động theo nhiều cách khác nhau.
Nghiên cứu cho thấy khi tăng thuế đối với một số đối tác cụ thể, sẽ giúp một số quốc gia không chịu thuế quan có thể được hưởng lợi. Tuy nhiên, việc đánh thuế mạnh sẽ gây "hiệu ứng dây chuyền" đối với hệ thống thương mại toàn cầu, gây ảnh hưởng đối với kinh tế thế giới.
Theo các nhà nghiên cứu IMF, việc tăng thuế sẽ đặc biệt tác động tiêu cực đối với sản lượng, việc làm và năng suất không chỉ đối với những nền kinh tế trực tiếp áp thuế và bị áp thuế, mà còn tác động đối với cả bên thứ ba.
Do đó, IMF khuyến cáo các nhà hoạch định chính sách tránh áp dụng các chính sách kinh tế vĩ mô tiêu cực, trong đó có chính sách tài khóa thuận chu kỳ hoặc các lĩnh vực xuất khẩu được trợ cấp nhiều vốn gây ra tình trạng mất cân bằng lớn và không bền vững.
Bên cạnh đó, các nhà hoạch định chính sách cần thúc đẩy thương mại công bằng và tự do thông qua việc tháo gỡ các biện pháp thuế quan hiện hành gần đây cũng như tăng cường các nỗ lực nhằm giảm thiểu các hàng rào đối với thương mại.
Ở một khía cạnh khác, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo về một xu hướng đang diễn ra, đó là "quyền lực thị trường" đang ngày càng tập trung vào "một nhóm nhỏ các công ty năng động".
Theo một trong các chương của báo cáo cập nhật đầy đủ dự kiến được công bố ngày 09-4 này, các chuyên gia IMF đã phân tích sự gia tăng "quyền lực thị trường" của một nhóm các doanh nghiệp và các tác động kinh tế vĩ mô của hiện tượng này.
Họ phát hiện ra rằng "quyền lực thị trường" đã tăng đều đặn tại hầu hết các nền kinh tế phát triển, nhưng không xảy ra tại các nền kinh tế thị trường mới nổi. Mặc dù trên thực tế sự gia tăng này khá phổ biến ở các nền kinh tế và các ngành công nghiệp phát triển, song trong phạm vi những nước này, quyền lực lại chỉ tập trung vào một nhóm nhỏ các công ty năng động và sáng tạo hơn.
Ngoài ra, báo cáo cho rằng việc tăng thêm sức mạnh thị trường của các công ty vốn đã mạnh này có thể làm suy yếu đầu tư, hạn chế sự đổi mới, giảm thị phần thu nhập lao động và gây khó khăn hơn cho chính sách tiền tệ để ổn định sản lượng.
Nghiên cứu lưu ý rằng cho đến nay, sự gia tăng quyền lực thị trường của doanh nghiệp dường như ngày càng phản ánh rõ hơn thực tế "người chiến thắng được nhiều nhất" chính là các công ty năng động và sáng tạo hơn.
Báo cáo lưu ý rằng các nhà hoạch định chính sách phải quan tâm đến "hiện tượng kinh tế vĩ mô đầy thách thức" và tham vấn về các biện pháp cải cách nhằm duy trì sức mạnh cạnh tranh thị trường trong tương lai.
Trước đó, phát biểu tại một sự kiện ở Phòng Thương mại Mỹ ngày 02-4, Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde nêu rõ "người chiến thắng được nhiều nhất - năng động nhất" vẫn là các doanh nghiệp tham gia mạnh mẽ vào nền kinh tế số.
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 355/QĐ-TTg về mức lãi suất cho vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20-10-2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.
Cụ thể, mức lãi suất cho vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng đối với các khoản vay dư nợ trong năm 2019 để mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở theo quy định tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20-10-2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội là 4,8%/năm. Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-4-2019 và thay thế Quyết định số 370/QĐ-TTg ngày 03-4-2018 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP, đối tượng được vay vốn ưu đãi để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở là đối tượng quy định tại các Khoản 1, 4, 5, 6 và 7 Điều 49 của Luật Nhà ở. Các đối tượng trên được vay tối thiểu là 15 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên.
Trường hợp khách hàng có nhu cầu vay với thời hạn thấp hơn thời hạn cho vay tối thiểu thì được thỏa thuận với ngân hàng về thời hạn cho vay thấp hơn.
ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,8% trong năm 2019
Ngày 03-4, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) công bố báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á với dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,8% trong năm 2019 và 6,7% trong năm 2020.
Ông Eric Sidgwick, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam cho rằng kinh tế Việt Nam tiếp tục có một tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2019, mặc dù môi trường bên ngoài suy giảm có thể tác động tới triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm nay và năm sau.
Ông Eric Sidgwick cũng nhận định: “Nền kinh tế Việt Nam đã đạt được mức cao trong năm 2018, do xuất khẩu và nhu cầu nội địa gia tăng mạnh mẽ. Tăng trưởng kinh tế nhiều khả năng được giữ vững trong thời gian tới, với sự hỗ trợ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo định hướng xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài và cầu nội địa được duy trì. Động lực tăng trưởng dự kiến sẽ được tiếp tục nhờ những cải cách đang diễn ra để cải thiện môi trường kinh doanh và khuyến khích đầu tư tư nhân”.
Cũng theo báo cáo, tăng trưởng sẽ tiếp tục được thể hiện một cách toàn diện ở các lĩnh vực, dựa trên cơ sở tiêu dùng cá nhân mạnh mẽ; sự tiếp tục mở rộng của các ngành công nghiệp chế biến chế tạo, dịch vụ, nông nghiệp và khả năng tiếp cận thị trường lớn hơn cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thông qua rất nhiều hiệp định thương mại tự do, gồm Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương được phê chuẩn gần đây.
ADB cũng đưa ra dự kiến lạm phát ở mức bình quân 3,5% trong năm 2019 và tăng nhẹ lên 3,8% trong năm 2020. Tuy nhiên, ông Eric Sidgwick cho rằng nguy cơ rủi ro vẫn còn vì những nền kinh tế lớn của thế giới - vốn là các đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam đang suy giảm. Việt Nam là một trong những quốc gia phụ thuộc vào thương mại nhiều nhất trong khu vực, với tổng kim ngạch thương mại gấp đôi quy mô GDP. Ở trong nước, sự chậm chễ trong tiến trình cải cách các doanh nghiệp nhà nước có thể là lực cản đối với tiềm năng tăng trưởng.
Ngoài ra ông Eric Sidgwick nhấn mạnh thêm hiện có rất ít doanh nghiệp tư nhân trong nước tham gia chuỗi giá trị toàn cầu vì họ bị hạn chế trong việc tiếp cận tài chính, hạn chế trong tiếp cận đổi mới sáng tạo. Trong khi đó, sự chậm trễ trong tiến trình cải cách của các doanh nghiệp nhà nước có thể là lực cản đối với tiềm năng tăng trưởng.
Còn theo ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia kinh tế quốc gia, cơ quan đại diện thường trú ADB - các rủi ro đối với triển vọng kinh tế Việt Nam là tăng trưởng của các nước châu Á đang giảm nhẹ. Nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu nên triển vọng của các nền kinh tế phát triển không sáng sủa cũng sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam.
Báo cáo cũng nhấn mạnh tầm quan trọng đối với Việt Nam trong việc tăng cường hội nhập các doanh nghiệp tư nhân vào các chuỗi giá trị toàn cầu, vốn là một trong những thách thức chính sách quan trọng đối với tăng trưởng dài hạn của Việt Nam. Cải thiện khả năng tiếp cận nguồn tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như nâng cao năng lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ gồm cả kỹ năng của người lao động là những biện pháp quan trọng để cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng tốt hơn các công nghệ mới và đạt được giá trị tăng cao trong các chuỗi giá trị toàn cầu.
Ưu tiên tăng trưởng tín dụng cho những ngân hàng 'khỏe'
Ngày 01-4, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức họp báo nhằm thông tin về hoạt động điều hành chính sách tiền tệ và ngân hàng trong quý I-2019.
Theo báo cáo, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ để ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, linh hoạt điều hành các công cụ để điều hòa thanh toán thị trường kịp thời với kỳ hạn hợp lý.
Tính đến 25-3, tín dụng đối với nền kinh tế tăng khoảng 2,28% so với cuối năm 2018. Tín dụng được tập trung cho sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên.
Ông Trần Văn Tần, Phó Vụ trưởng Vụ các ngành kinh tế Ngân hàng Nhà nước cho biết, tín dụng được tập trung cho sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, đặc biệt, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động triển khai các giải pháp mở rộng tín dụng sản xuất và tiêu dùng và triển khai nhiều giải pháp căn cơ, quyết liệt góp phần đẩy lùi tín dụng đen.
Đến 25-3, tổng phương tiện thanh toán tăng 2,67% so với cuối năm 2018 (cùng kỳ năm 2018 tăng 3,23%). Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay tiếp tục ổn định, lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 6 - 9%/năm, 9 - 11%/năm đối với cho vay trung và dài hạn.
Trong 3 tháng đầu năm, dựa theo tình hình thực tế, Ngân hàng Nhà nước đã “nới” tăng trưởng tín dụng cao hơn đối với tổ chức tín dụng thực hiện trước thời hạn các quy định về tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư 41.
Để triển khai có hiệu quả các chỉ tiêu đề ra, theo ông Tần, từ nay đến cuối năm Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành tín dụng nhằm kiểm soát quy mô tín dụng phù hợp với chỉ tiêu định hướng đi đôi với nâng cao chất lượng, mở rộng tín dụng tập trung vào lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.
Bên cạnh đó, tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai các chương trình tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với các ngành, lĩnh vực như: nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các chương trình mục tiêu quốc gia và tín dụng xanh, chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội.
Tại buổi họp báo, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, năm 2019 là năm đưa ra lộ trình hạn chế tín dụng ngoại tệ - tạo lập cơ sở vững chắc cho thị trường ngoại tệ không bị ảnh hưởng bởi những hoạt động về cho vay ngoại tệ.
"Thời gian vừa qua Ngân hàng Nhà nước đã xuyên suốt trong các giải pháp điều hành luôn tạo sự khuyến khích nắm giữ VND, các giải pháp của Ngân hàng Nhà nước là hướng tới thu hẹp hoạt động tiền gửi và cho vay ngoại tệ theo đúng chủ trương Chính phủ chuyển dần quan hệ tiền gửi cho vay sang quan hệ mua bán", bà Hồng nhấn mạnh.
Quý I khi thị trường thuận lợi, tỷ giá và thị trường ngoại tệ ổn định, được hỗ trợ từ nguồn cung ngoại tệ dồi dào, thanh khoản thị trường tốt, hệ thống tổ chức tín dụng tiếp tục mua ròng ngoại tệ từ khách hàng, nhờ đó Ngân hàng Nhà nước tiếp tục mua được ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối Nhà nước.
Phó Thống đốc cũng đề cập tới các dự báo của nhiều tổ chức quốc tế về kinh tế thế giới đang giảm tốc, ảnh hưởng Brexit, Fed không tăng lãi suất trong năm 2019… Các ngân hàng Trung ương nước ngoài có xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ.
“Tuy nhiên, các diễn biến này có vẻ không tác động tới điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Nhưng ở mặt khác, kinh tế thế giới giảm tốc sẽ có tác động tới hoạt động xuất khẩu… Do đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ linh hoạt điều hành chính sách tiền tệ làm sao để phù hợp với thực tế biến động, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, sản xuất kinh doanh,” bà Hồng nói.
IMF chỉ ra động lực dẫn tới chuyển dịch cán cân thương mại
Hầu hết những thay đổi trong cán cân thương mại song phương trong hai thập kỷ qua chủ yếu do sự kết hợp của các yếu tố kinh tế vĩ mô, trong khi thuế quan đóng vai trò nhỏ hơn nhiều.
Kết luận trên được Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra trong nghiên cứu mới đây, công bố ngày 03-4 trong một chương phân tích của Triển vọng Kinh tế thế giới tháng 4-2019.
Để đưa ra kết luận trên, các nhà phân tích kinh tế của IMF dựa trên nghiên cứu của 63 nước trong 20 năm (1995 - 2015) ở trên 34 lĩnh vực. Kết quả nghiên cứu cho thấy cán cân thương mại song phương trong hơn hai thập kỷ qua chủ yếu được dẫn dắt bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô, trong đó có chính sách tài chính, nhân khẩu học, nhu cầu nội địa, cũng như các chính sách tỷ giá hối đoái và trợ cấp. Dù có tác động nhỏ hơn đối với cán cân thương mại song phương, song thuế quan tác động theo nhiều cách khác nhau.
Nghiên cứu cho thấy khi tăng thuế đối với một số đối tác cụ thể, sẽ giúp một số quốc gia không chịu thuế quan có thể được hưởng lợi. Tuy nhiên, việc đánh thuế mạnh sẽ gây "hiệu ứng dây chuyền" đối với hệ thống thương mại toàn cầu, gây ảnh hưởng đối với kinh tế thế giới.
Theo các nhà nghiên cứu IMF, việc tăng thuế sẽ đặc biệt tác động tiêu cực đối với sản lượng, việc làm và năng suất không chỉ đối với những nền kinh tế trực tiếp áp thuế và bị áp thuế, mà còn tác động đối với cả bên thứ ba.
Do đó, IMF khuyến cáo các nhà hoạch định chính sách tránh áp dụng các chính sách kinh tế vĩ mô tiêu cực, trong đó có chính sách tài khóa thuận chu kỳ hoặc các lĩnh vực xuất khẩu được trợ cấp nhiều vốn gây ra tình trạng mất cân bằng lớn và không bền vững.
Bên cạnh đó, các nhà hoạch định chính sách cần thúc đẩy thương mại công bằng và tự do thông qua việc tháo gỡ các biện pháp thuế quan hiện hành gần đây cũng như tăng cường các nỗ lực nhằm giảm thiểu các hàng rào đối với thương mại.
Ở một khía cạnh khác, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo về một xu hướng đang diễn ra, đó là "quyền lực thị trường" đang ngày càng tập trung vào "một nhóm nhỏ các công ty năng động".
Theo một trong các chương của báo cáo cập nhật đầy đủ dự kiến được công bố ngày 09-4 này, các chuyên gia IMF đã phân tích sự gia tăng "quyền lực thị trường" của một nhóm các doanh nghiệp và các tác động kinh tế vĩ mô của hiện tượng này.
Họ phát hiện ra rằng "quyền lực thị trường" đã tăng đều đặn tại hầu hết các nền kinh tế phát triển, nhưng không xảy ra tại các nền kinh tế thị trường mới nổi. Mặc dù trên thực tế sự gia tăng này khá phổ biến ở các nền kinh tế và các ngành công nghiệp phát triển, song trong phạm vi những nước này, quyền lực lại chỉ tập trung vào một nhóm nhỏ các công ty năng động và sáng tạo hơn.
Ngoài ra, báo cáo cho rằng việc tăng thêm sức mạnh thị trường của các công ty vốn đã mạnh này có thể làm suy yếu đầu tư, hạn chế sự đổi mới, giảm thị phần thu nhập lao động và gây khó khăn hơn cho chính sách tiền tệ để ổn định sản lượng.
Nghiên cứu lưu ý rằng cho đến nay, sự gia tăng quyền lực thị trường của doanh nghiệp dường như ngày càng phản ánh rõ hơn thực tế "người chiến thắng được nhiều nhất" chính là các công ty năng động và sáng tạo hơn.
Báo cáo lưu ý rằng các nhà hoạch định chính sách phải quan tâm đến "hiện tượng kinh tế vĩ mô đầy thách thức" và tham vấn về các biện pháp cải cách nhằm duy trì sức mạnh cạnh tranh thị trường trong tương lai.
Trước đó, phát biểu tại một sự kiện ở Phòng Thương mại Mỹ ngày 02-4, Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde nêu rõ "người chiến thắng được nhiều nhất - năng động nhất" vẫn là các doanh nghiệp tham gia mạnh mẽ vào nền kinh tế số.
Để đối phó với vấn đề này, người đứng đầu IMF kêu gọi chính phủ các nước tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty mới gia nhập thị trường, cải cách các quy định về cạnh tranh để đảm bảo một sân chơi bình đẳng trong tất cả các lĩnh vực, cho dù là truyền thống hay công nghệ cao, cho tất cả các doanh nghiệp.
Kinh tế khu vực Eurozone tiếp tục đón nhận các tin tức xấu
Ngày 01-4, kinh tế Khu vực đồng đồng tiên chung châu Âu (Eurozone) tiếp tục đón nhận các tin xấu, với tỷ lệ lạm phát cách xa mục tiêu mà Ngân hàng Trung ương châu Âu(ECB) đề ra, giữa lúc kết quả khảo sát mới nhất của hãng cung cấp thông tin tài chính IHS Markit cho thấy lĩnh vực chế tạo của khu vực này sụt giảm ở mức nhanh nhất trong sáu năm qua.
Theo Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat), giá tiêu dùng tại Eurozone trong tháng 3-2019 chỉ tăng 1,4%, so với mức 1,5% của tháng trước đó và cách xa mức mục tiêu "ngay dưới 2%" mà ECB đề ra.
Lạm phát lõi (không tính các mặt hàng dễ biến động như năng lượng và thực phẩm) là 0,8%. Đây là dấu hiệu cho thấy nhu cầu đang đình trệ tại Eurozone. Lạm phạt giảm tốc giữa những tín hiệu cho thấy kinh tế tăng trưởng chậm lại, đặc biệt là tại các đầu tàu kinh tế của khu vực như Đức và Pháp.
Trước đó, kết quả khảo sát của hãng cung cấp thông tin tài chính IHS Markit cho biết hoạt động chế tạo của Eurozone giảm mạnh nhất trong sáu năm qua do sức ép gia tăng từ căng thẳng thương mại tào cầu và những quan ngại về vấn đề Brexit.
Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) trong lĩnh vực chế tạo của Eurozone trong tháng 3-2019 giảm xuống 47,6 (điểm) trong tháng 3-2019, so với mức 49,3 (điểm) trong tháng 2-2019. Trong khi đó, hoạt động chế tạo của Đức- nền kinh tế lớn nhất Eurozone - giảm mạnh nhất trong sáu năm rưỡi qua với chỉ số PMI giảm xuống còn 44,7 (điểm) trong tháng 3-2013.
Theo nhà kinh tế Phil Smith của IHS Markit, Brexit và căng thẳng thương mại Mỹ-Trung Quốc đang “gióng lên hồi chuông cảnh báo” đối với hoạt động chế tạo của Đức.
Những dữ liệu trên cho thấy châu Âu đang “vật lộn” để đối phó với những căng thẳng thương mại toàn cầu và sự bất ổn liên quan vấn đề Brexit, đồng thời có thể gây lo ngại cho các nhà hoạch định chính sách của ECB.
Đầu tháng Ba vừa qua, ECB đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Eurozone trong năm nay và năm 2020 do "những bất ổn" từ địa chính trị cho đến xung đột thương mại đang đè nặng lên nền kinh tế khu vực. Cụ thể, ECB dự báo kinh tế Eurozone sẽ tăng trưởng 1,1% trong năm nay, giảm 0,6 điểm phần trăm với mức dự báo trước đó./.
Kinh tế khu vực Eurozone tiếp tục đón nhận các tin tức xấu
Ngày 01-4, kinh tế Khu vực đồng đồng tiên chung châu Âu (Eurozone) tiếp tục đón nhận các tin xấu, với tỷ lệ lạm phát cách xa mục tiêu mà Ngân hàng Trung ương châu Âu(ECB) đề ra, giữa lúc kết quả khảo sát mới nhất của hãng cung cấp thông tin tài chính IHS Markit cho thấy lĩnh vực chế tạo của khu vực này sụt giảm ở mức nhanh nhất trong sáu năm qua.
Theo Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat), giá tiêu dùng tại Eurozone trong tháng 3-2019 chỉ tăng 1,4%, so với mức 1,5% của tháng trước đó và cách xa mức mục tiêu "ngay dưới 2%" mà ECB đề ra.
Lạm phát lõi (không tính các mặt hàng dễ biến động như năng lượng và thực phẩm) là 0,8%. Đây là dấu hiệu cho thấy nhu cầu đang đình trệ tại Eurozone. Lạm phạt giảm tốc giữa những tín hiệu cho thấy kinh tế tăng trưởng chậm lại, đặc biệt là tại các đầu tàu kinh tế của khu vực như Đức và Pháp.
Trước đó, kết quả khảo sát của hãng cung cấp thông tin tài chính IHS Markit cho biết hoạt động chế tạo của Eurozone giảm mạnh nhất trong sáu năm qua do sức ép gia tăng từ căng thẳng thương mại tào cầu và những quan ngại về vấn đề Brexit.
Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) trong lĩnh vực chế tạo của Eurozone trong tháng 3-2019 giảm xuống 47,6 (điểm) trong tháng 3-2019, so với mức 49,3 (điểm) trong tháng 2-2019. Trong khi đó, hoạt động chế tạo của Đức- nền kinh tế lớn nhất Eurozone - giảm mạnh nhất trong sáu năm rưỡi qua với chỉ số PMI giảm xuống còn 44,7 (điểm) trong tháng 3-2013.
Theo nhà kinh tế Phil Smith của IHS Markit, Brexit và căng thẳng thương mại Mỹ-Trung Quốc đang “gióng lên hồi chuông cảnh báo” đối với hoạt động chế tạo của Đức.
Những dữ liệu trên cho thấy châu Âu đang “vật lộn” để đối phó với những căng thẳng thương mại toàn cầu và sự bất ổn liên quan vấn đề Brexit, đồng thời có thể gây lo ngại cho các nhà hoạch định chính sách của ECB.
Đầu tháng Ba vừa qua, ECB đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Eurozone trong năm nay và năm 2020 do "những bất ổn" từ địa chính trị cho đến xung đột thương mại đang đè nặng lên nền kinh tế khu vực. Cụ thể, ECB dự báo kinh tế Eurozone sẽ tăng trưởng 1,1% trong năm nay, giảm 0,6 điểm phần trăm với mức dự báo trước đó./.
Cơ cấu cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn tại Việt Nam: Thực trạng và những vấn đề đặt ra  (09/04/2019)
Quyền lực và kiểm soát quyền lực ở nước ta  (09/04/2019)
Quyền lực và kiểm soát quyền lực ở nước ta  (09/04/2019)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 01 đến 07-4-2019)  (08/04/2019)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên