Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 18 đến 24-3-2019)
20:24, ngày 27-03-2019
TCCSĐT - Ngày 19-3, truyền thông sở tại đưa tin Thái Lan đang tích cực thuyết phục các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thúc đẩy và phục hồi hệ thống đa phương của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong giải quyết tranh chấp.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành giám sát quỹ tín dụng nhân dân
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 06/CT-TTg về tăng cường giải pháp nhằm bảo đảm an toàn hoạt động, củng cố vững chắc hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao hàng loạt nhiệm vụ cho các bộ, ngành, địa phương hợp lực giám sát, tăng cường kiểm tra, xử lý dứt điểm yếu kém cho hệ thống này.
Theo nội dung của Chỉ thị, nhằm bảo đảm cho hệ thống quỹ tín dụng nhân dân hoạt động ổn định, an toàn Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung thực hiện thành công nhiệm vụ cơ cấu lại hệ thống quỹ tín dụng nhân dân theo Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020” tiếp tục chấn chỉnh, củng cố và nâng cao mức độ an toàn, hiệu quả của quỹ tín dụng nhân dân hiện có đi đôi với mở rộng vững chắc các quỹ tín dụng nhân dân mới ở khu vực nông thôn.
Phạm vi hoạt động chủ yếu của quỹ tín dụng nhân dân là huy động vốn và cho vay các thành viên trên địa bàn, đặc biệt là khu vực nông thôn nhằm huy động các nguồn lực tại chỗ để góp phần phát triển kinh tế địa phương, xóa đói, giảm nghèo và đẩy lùi cho vay nặng lãi; bảo đảm quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động và nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên.
Ngoài ra, nâng cao năng lực, trình độ, đặc biệt là ý thức chấp hành pháp luật của đội ngũ cán bộ quản trị, điều hành quỹ tín dụng nhân dân; phát huy vai trò, trách nhiệm kiểm soát, kiểm toán nội bộ của quỹ tín dụng nhân dân; đảm bảo quỹ tín dụng nhân dân hoạt động an toàn, hiệu quả, theo đúng tôn chỉ, mục đích, nguyên tắc hoạt động và quy định của pháp luật; tăng cường vai trò, trách nhiệm, công tác phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước nhằm ngăn ngừa, hạn chế, và kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; tập trung xử lý dứt điểm các quỹ tín dụng nhân dân yếu kém nhằm giữ vững ổn định chính trị, trật tự xã hội và an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng; nghiên cứu, hoàn thiện cơ sở pháp lý đối với hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân, cơ chế xử lý đối với quỹ tín dụng nhân dân yếu kém.
Tăng cường, chủ động tuyên truyền chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước về hoạt động quỹ tín dụng nhân dân, tạo điều kiện để người dân và thành viên quỹ tín dụng nhân dân nâng cao hiểu biết, tích cực tham gia quản lý và giám sát hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân; phát huy vai trò Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam trong việc liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính và xử lý khó khăn của các quỹ tín dụng nhân dân, tăng cường vai trò tham gia, hỗ trợ chức năng kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với các quỹ tín dụng nhân dân.
Để đạt được những mục tiêu trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, quy định về an toàn hoạt động, quản lý, điều hành, quản trị rủi ro và các quy định khác đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân phù hợp với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng; đổi mới cơ chế quản lý hệ thống quỹ tín dụng nhân dân theo hướng phân cấp theo quy mô tài sản, điều kiện quản trị rủi ro và năng lực cán bộ. Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Củng cố và phát triển hệ thống quỹ tín dụng nhân dân đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”.
Tập trung xử lý theo thẩm quyền các quỹ tín dụng nhân dân yếu kém bằng các hình thức sáp nhập, hợp nhất, giải thể hoặc bằng một số biện pháp khác theo đúng quy định của pháp luật, trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống, đảm bảo an ninh, trật tự tại địa phương; nâng cao vai trò quản lý nhà nước, tăng cường công tác thanh tra, giám sát, kiểm tra ở cấp trung ương và địa phương về hoạt động tín dụng, cấp phép hoạt động, tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu của các quỹ tín dụng nhân dân, xử lý các quỹ tín dụng nhân dân yếu kém hiện nay.
Đồng thời, tăng cường vai trò và giao nhiệm vụ Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam và Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam trong việc phối hợp tham gia, hỗ trợ chức năng kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với các quỹ tín dụng nhân dân; thực hiện tốt vai trò trách nhiệm đầu mối liên kết hệ thống của Ngân hàng Hợp tác xã trong điều hòa vốn, hỗ trợ cho vay đối với quỹ tín dụng nhân dân gặp khó khăn về tài chính, thanh khoản; tích cực tham gia xử lý các quỹ tín dụng nhân dân yếu kém hoặc có dấu hiệu mất an toàn trong hoạt động; nghiên cứu đề xuất việc sửa đổi Luật Bảo hiểm Tiền gửi để sử dụng nguồn tiền kết dư phí bảo hiểm tiền gửi để xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém.
Rà soát, đánh giá, phân loại các quỹ tín dụng nhân dân để có các biện pháp xử lý phù hợp đối với các quỹ tín dụng nhân dân yếu kém theo Đề án củng cố và phát triển quỹ tín dụng nhân dân đến 2020 và định hướng đến 2030.
Theo yêu cầu của Thủ tướng, Bộ Tài Chính, Bộ Công an phải có trách nhiệm cùng Ngân hàng Nhà nước. Cụ thể, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan nghiên cứu, sửa đổi theo thẩm quyền các quy định (về chế độ tài chính, trích lập dự phòng rủi ro,...) để tạo điều kiện cho các tổ chức (tổ chức tín dụng, Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam,...) tham gia xử lý quỹ tín dụng nhân dân yếu kém; nghiên cứu đề xuất việc ban hành, sửa đổi các chính sách về thuế để khuyến khích phát triển quỹ tín dụng nhân dân tại vùng nông thôn, vùng khó khăn theo định hướng, giải pháp đã quy định tại Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19-7-2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020".
Bộ Công an tích cực, chủ động phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và chính quyền địa phương trong việc xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật trong hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân; duy trì an ninh, trật tự trên địa bàn, góp phần đảm bảo trật tự, an toàn xã hội; chỉ đạo công an địa phương hỗ trợ, phối hợp với cơ quan chức năng trong việc thu hồi vốn, tài sản của các quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của pháp luật.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nghiên cứu, tổng hợp các kiến nghị đề xuất trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật Hợp tác xã, đảm bảo khuôn khổ pháp lý phù hợp với loại hình tổ chức tín dụng là hợp tác xã; bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa Luật Hợp tác xã và Luật các tổ chức tín dụng.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tích cực, chủ động phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc giám sát, hỗ trợ quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn; tăng cường, chủ động công tác tuyên truyền, ổn định tâm lý người dân, bảo đảm tình hình an ninh trật tự trên địa bàn khi có vấn đề nảy sinh; đấu tranh với các thông tin sai lệch gây tâm lý hoang mang, ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.
Hành động quyết liệt để củng cố niềm tin cho người dân và doanh nghiệp
Sáng 18-3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo Chính phủ đã có cuộc làm việc với một số bộ, ngành, cơ quan liên quan để bàn về các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng của năm 2019.
Kết luận buổi làm việc, đánh giá cao báo cáo của Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu các ý kiến góp ý, đồng thời tách ra những vấn đề, chủ đề riêng để tập trung thực hiện.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 06/CT-TTg về tăng cường giải pháp nhằm bảo đảm an toàn hoạt động, củng cố vững chắc hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao hàng loạt nhiệm vụ cho các bộ, ngành, địa phương hợp lực giám sát, tăng cường kiểm tra, xử lý dứt điểm yếu kém cho hệ thống này.
Theo nội dung của Chỉ thị, nhằm bảo đảm cho hệ thống quỹ tín dụng nhân dân hoạt động ổn định, an toàn Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung thực hiện thành công nhiệm vụ cơ cấu lại hệ thống quỹ tín dụng nhân dân theo Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020” tiếp tục chấn chỉnh, củng cố và nâng cao mức độ an toàn, hiệu quả của quỹ tín dụng nhân dân hiện có đi đôi với mở rộng vững chắc các quỹ tín dụng nhân dân mới ở khu vực nông thôn.
Phạm vi hoạt động chủ yếu của quỹ tín dụng nhân dân là huy động vốn và cho vay các thành viên trên địa bàn, đặc biệt là khu vực nông thôn nhằm huy động các nguồn lực tại chỗ để góp phần phát triển kinh tế địa phương, xóa đói, giảm nghèo và đẩy lùi cho vay nặng lãi; bảo đảm quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động và nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên.
Ngoài ra, nâng cao năng lực, trình độ, đặc biệt là ý thức chấp hành pháp luật của đội ngũ cán bộ quản trị, điều hành quỹ tín dụng nhân dân; phát huy vai trò, trách nhiệm kiểm soát, kiểm toán nội bộ của quỹ tín dụng nhân dân; đảm bảo quỹ tín dụng nhân dân hoạt động an toàn, hiệu quả, theo đúng tôn chỉ, mục đích, nguyên tắc hoạt động và quy định của pháp luật; tăng cường vai trò, trách nhiệm, công tác phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước nhằm ngăn ngừa, hạn chế, và kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; tập trung xử lý dứt điểm các quỹ tín dụng nhân dân yếu kém nhằm giữ vững ổn định chính trị, trật tự xã hội và an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng; nghiên cứu, hoàn thiện cơ sở pháp lý đối với hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân, cơ chế xử lý đối với quỹ tín dụng nhân dân yếu kém.
Tăng cường, chủ động tuyên truyền chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước về hoạt động quỹ tín dụng nhân dân, tạo điều kiện để người dân và thành viên quỹ tín dụng nhân dân nâng cao hiểu biết, tích cực tham gia quản lý và giám sát hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân; phát huy vai trò Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam trong việc liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính và xử lý khó khăn của các quỹ tín dụng nhân dân, tăng cường vai trò tham gia, hỗ trợ chức năng kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với các quỹ tín dụng nhân dân.
Để đạt được những mục tiêu trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, quy định về an toàn hoạt động, quản lý, điều hành, quản trị rủi ro và các quy định khác đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân phù hợp với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng; đổi mới cơ chế quản lý hệ thống quỹ tín dụng nhân dân theo hướng phân cấp theo quy mô tài sản, điều kiện quản trị rủi ro và năng lực cán bộ. Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Củng cố và phát triển hệ thống quỹ tín dụng nhân dân đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”.
Tập trung xử lý theo thẩm quyền các quỹ tín dụng nhân dân yếu kém bằng các hình thức sáp nhập, hợp nhất, giải thể hoặc bằng một số biện pháp khác theo đúng quy định của pháp luật, trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống, đảm bảo an ninh, trật tự tại địa phương; nâng cao vai trò quản lý nhà nước, tăng cường công tác thanh tra, giám sát, kiểm tra ở cấp trung ương và địa phương về hoạt động tín dụng, cấp phép hoạt động, tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu của các quỹ tín dụng nhân dân, xử lý các quỹ tín dụng nhân dân yếu kém hiện nay.
Đồng thời, tăng cường vai trò và giao nhiệm vụ Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam và Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam trong việc phối hợp tham gia, hỗ trợ chức năng kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với các quỹ tín dụng nhân dân; thực hiện tốt vai trò trách nhiệm đầu mối liên kết hệ thống của Ngân hàng Hợp tác xã trong điều hòa vốn, hỗ trợ cho vay đối với quỹ tín dụng nhân dân gặp khó khăn về tài chính, thanh khoản; tích cực tham gia xử lý các quỹ tín dụng nhân dân yếu kém hoặc có dấu hiệu mất an toàn trong hoạt động; nghiên cứu đề xuất việc sửa đổi Luật Bảo hiểm Tiền gửi để sử dụng nguồn tiền kết dư phí bảo hiểm tiền gửi để xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém.
Rà soát, đánh giá, phân loại các quỹ tín dụng nhân dân để có các biện pháp xử lý phù hợp đối với các quỹ tín dụng nhân dân yếu kém theo Đề án củng cố và phát triển quỹ tín dụng nhân dân đến 2020 và định hướng đến 2030.
Theo yêu cầu của Thủ tướng, Bộ Tài Chính, Bộ Công an phải có trách nhiệm cùng Ngân hàng Nhà nước. Cụ thể, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan nghiên cứu, sửa đổi theo thẩm quyền các quy định (về chế độ tài chính, trích lập dự phòng rủi ro,...) để tạo điều kiện cho các tổ chức (tổ chức tín dụng, Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam,...) tham gia xử lý quỹ tín dụng nhân dân yếu kém; nghiên cứu đề xuất việc ban hành, sửa đổi các chính sách về thuế để khuyến khích phát triển quỹ tín dụng nhân dân tại vùng nông thôn, vùng khó khăn theo định hướng, giải pháp đã quy định tại Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19-7-2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020".
Bộ Công an tích cực, chủ động phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và chính quyền địa phương trong việc xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật trong hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân; duy trì an ninh, trật tự trên địa bàn, góp phần đảm bảo trật tự, an toàn xã hội; chỉ đạo công an địa phương hỗ trợ, phối hợp với cơ quan chức năng trong việc thu hồi vốn, tài sản của các quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của pháp luật.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nghiên cứu, tổng hợp các kiến nghị đề xuất trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật Hợp tác xã, đảm bảo khuôn khổ pháp lý phù hợp với loại hình tổ chức tín dụng là hợp tác xã; bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa Luật Hợp tác xã và Luật các tổ chức tín dụng.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tích cực, chủ động phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc giám sát, hỗ trợ quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn; tăng cường, chủ động công tác tuyên truyền, ổn định tâm lý người dân, bảo đảm tình hình an ninh trật tự trên địa bàn khi có vấn đề nảy sinh; đấu tranh với các thông tin sai lệch gây tâm lý hoang mang, ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.
Hành động quyết liệt để củng cố niềm tin cho người dân và doanh nghiệp
Sáng 18-3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo Chính phủ đã có cuộc làm việc với một số bộ, ngành, cơ quan liên quan để bàn về các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng của năm 2019.
Kết luận buổi làm việc, đánh giá cao báo cáo của Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu các ý kiến góp ý, đồng thời tách ra những vấn đề, chủ đề riêng để tập trung thực hiện.
Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan soạn thảo sớm Chỉ thị của Thủ tướng về nội dung cuộc làm việc lần này để sớm ban hành ngay trong tuần.
Thủ tướng lưu ý nội dung Chỉ thị cần đưa ra các đầu việc cụ thể để giải quyết, nhằm khắc phục khó khăn, tập trung tháo gỡ sản xuất kinh doanh, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng 6 tháng và cả năm 2019.
Nhấn mạnh đến mục tiêu tăng trưởng như kỳ vọng trong bối cảnh trong nước và quốc tế còn nhiều khó khăn, trở ngại, Thủ tướng lưu ý các cấp, các ngành không được chủ quan, bám sát các nội dung của Nghị quyết 01, Nghị quyết 02 của Chính phủ để thúc đẩy giải quyết mạnh mẽ hơn, hành động quyết liệt hiệu quả hơn nhằm củng cố niềm tin cho người dân và doanh nghiệp.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh nhiệm vụ tháo gỡ tồn tại về thể chế, coi đây là nhiệm vụ số 1. Cùng với đó là khắc phục tồn tại, yếu kém trong khâu phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương.
Thủ tướng đề nghị tổ chức một số hội nghị về các vùng kinh tế trọng điểm để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cụ thể. Đáng chú ý, Thủ tướng yêu cầu tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu giải ngân 100% vốn đầu tư công.
Về nội dung này, Thủ tướng chỉ đạo các Bộ trưởng, Ủy ban nhân dân các địa phương tìm các điểm nghẽn để có các biện pháp khắc phục triệt để. Người đứng đầu Chính phủ lưu ý đến việc đảm bảo tăng trưởng tín dụng cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh; tập trung khắc phục, ngăn chặn, xử lý triệt để dịch tả lợn châu Phi; phấn đấu tăng trưởng xuất khẩu nông sản tối thiểu bằng mức Chính phủ giao là 43 tỷ USD.
Ngành Xây dựng, Tài nguyên-Môi trường cần đẩy nhanh tiến độ các dự án hiện có, tháo gỡ những dự án chậm trễ tồn tại kéo dài.
Ngành Giao thông vận tải tập trung triển khai ngay các dự án hạ tầng giao thông quy mô lớn, ấn định thời gian tiến độ cụ thể. Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của công tác truyền thông, nhằm tạo niềm tin cho nhân dân, không để thông tin xấu, độc ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước, của doanh nghiệp.
ASEAN cần phục hồi hệ thống đa phương của WTO về giải quyết tranh chấp
Ngày 19-3, truyền thông sở tại đưa tin Thái Lan đang tích cực thuyết phục các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thúc đẩy và phục hồi hệ thống đa phương của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong giải quyết tranh chấp.
Vụ trưởng Vụ đàm phán thương mại Thái Lan, Auramon Supthaweethum, cho biết với vai trò Chủ tịch ASEAN trong năm 2019, Thái Lan sẽ đưa ra đề xuất trên trong hội nghị quan chức cấp cao ASEAN lần thứ hai dự kiến được tổ chức tại thủ đô Vientiane của Lào từ ngày 04 đến 07-4 tới.
Cơ quan giải quyết tranh chấp gồm 7 thành viên đóng vai trò trọng tài cao nhất của WTO. Mỗi thành viên phục vụ nhiệm kỳ 4 năm, có khả năng kéo dài thêm nhiệm kỳ thứ hai. Cơ quan này đã không thể hoạt động hết khả năng trong hơn một năm qua vì thiếu thành viên.
Bà Auramon cho biết trong những năm gần đây, căng thẳng thương mại đã nổ ra, trong đó nhiều nước áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại trên nền tảng song phương. Đây là một thách thức đối với WTO, một tổ chức được lập ra để thúc đẩy các nguyên tắc thương mại công bằng, tự do hóa và tính minh bạch trong thương mại.
Đức dự định thành lập quỹ bảo vệ các doanh nghiệp trong nước chủ chốt
Theo một số quan chức cao cấp của Chính phủ Đức, nước này dự định vào cuối năm 2019 sẽ thành lập một quỹ quốc doanh có thể bảo vệ các doanh nghiệp chủ chốt trong nước trước các động thái mua “không mong đợi” từ giới doanh nghiệp của Trung Quốc và các nước khác.
Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier đã đề xuất thành lập quỹ này vào tháng 02-2019 như một phần của chiến lược công nghiệp có tính bảo vệ hơn trước, và các quan chức trên cho hay Chính phủ Đức đang soạn thảo luật để có thể thành lập và đưa quỹ này đi vào hoạt động từ năm 2020.
Trong khi đó, một quan chức cho hay Chính phủ Đức ban đầu có thể mua cổ phần của một doanh nghiệp trong nước và sau đó bán lại càng sớm càng tốt cho các nhà đầu tư tư nhân.
Theo các quan chức trên, thương vụ của nhà sản xuất thiết bị gia dụng lớn nhất Trung Quốc là Midea mua công ty sản xuất người máy Kuka (Đức) đã “gióng lên tiếng chuông cảnh báo” đối với Chính phủ Đức về việc phải nhanh chóng hành động tích cực hơn để bảo vệ các doanh nghiệp nước này.
Australia hoãn kế hoạch đánh thuế các mạng truyền thông xã hội
Các công ty truyền thông xã hội khổng lồ tại Australia như Facebook, Google và Twitter sẽ tiết kiệm được khoản tiền 200 triệu AUD (tương đương 140 triệu USD) nộp thuế trong năm tài chính 2019 nhờ quyết định hoãn đánh thuế đối với các sản phẩm kỹ thuật số của chính phủ nước này.
Ngày 20-3, Chính phủ Australia đã chính thức thu hồi kế hoạch đánh thuế đối với các sản phẩm kỹ thuật số trong các chương trình nghị sự liên quan tới ngân sách tài khóa 2019.
Quyết định này đã gây ra bất ngờ lớn khi trước đó Thủ tướng Australia Scott Morrison thể hiện rõ quyết tâm siết chặt hoạt động thu thuế đối với các công ty truyền thông xã hội toàn cầu, với mục tiêu đưa Australia trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực kỹ thuật số.
Cuối năm 2018, Bộ trưởng Ngân khố Australia Josh Frudenberg cho biết chính phủ nước này đang xem xét đệ trình về việc quản lý thuế đánh trên các sản phẩm kỹ thuật số.
Tuy nhiên, vụ tấn công khủng bố kinh hoàng tại hai đền thờ Hồi giáo của thành phố Christchurch, New Zealand, ngày 15-3, đã khiến cả các đảng lớn ở Australia, đảng Lao Động và Liên minh hai đảng Tự Do-Quốc gia, có cái nhìn khác đối với các công ty truyền thông xã hội, cáo buộc các công ty này chỉ đặt ưu tiên cho việc kiếm những quảng cáo trị giá hàng tỷ USD mà không quan tâm đến mục tiêu tạo lập ra các thuật toán đủ để kiểm soát toàn bộ những nội dung độc hại, lan truyền trên mạng Internet.
Ông Morrison kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới tạo áp lực thúc đẩy các công ty công nghệ giải quyết tình trạng không gian “thiếu kiểm soát” về nội dung cực đoan trên Internet.
Trong năm 2017, Google Australia báo cáo doanh thu lên tới 1 tỷ AUD (700 triệu USD), trong đó 604 triệu AUD (422,8 triệu USD) thu được từ quảng cáo. Nhưng, công ty này chỉ phải trả khoản thuế 37 triệu AUD (25,9 triệu USD) trong tổng số lợi nhuận 125 triệu AUD (87,5 triệu USD).
Tương tự, doanh thu tại Australia của Facebook tăng 476,8 triệu AUD (333,76 triệu USD), nhưng đại diện cơ quan truyền thông xã hội này đã báo cáo khoản lỗ 9,6 triệu AUD (6,72 triệu USD), sau khi giải quyết khoản nợ 31,6 triệu AUD (22,12 triệu USD) của những năm trước với Cơ quan Thuế Australia.
Tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra tại Argentina ngày 22-7-2018, các nhà lãnh đạo châu Âu đã kêu gọi thúc đẩy những quy định toàn cầu về việc đánh thuế nền kinh tế kỹ thuật số.
Thủ tướng lưu ý nội dung Chỉ thị cần đưa ra các đầu việc cụ thể để giải quyết, nhằm khắc phục khó khăn, tập trung tháo gỡ sản xuất kinh doanh, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng 6 tháng và cả năm 2019.
Nhấn mạnh đến mục tiêu tăng trưởng như kỳ vọng trong bối cảnh trong nước và quốc tế còn nhiều khó khăn, trở ngại, Thủ tướng lưu ý các cấp, các ngành không được chủ quan, bám sát các nội dung của Nghị quyết 01, Nghị quyết 02 của Chính phủ để thúc đẩy giải quyết mạnh mẽ hơn, hành động quyết liệt hiệu quả hơn nhằm củng cố niềm tin cho người dân và doanh nghiệp.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh nhiệm vụ tháo gỡ tồn tại về thể chế, coi đây là nhiệm vụ số 1. Cùng với đó là khắc phục tồn tại, yếu kém trong khâu phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương.
Thủ tướng đề nghị tổ chức một số hội nghị về các vùng kinh tế trọng điểm để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cụ thể. Đáng chú ý, Thủ tướng yêu cầu tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu giải ngân 100% vốn đầu tư công.
Về nội dung này, Thủ tướng chỉ đạo các Bộ trưởng, Ủy ban nhân dân các địa phương tìm các điểm nghẽn để có các biện pháp khắc phục triệt để. Người đứng đầu Chính phủ lưu ý đến việc đảm bảo tăng trưởng tín dụng cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh; tập trung khắc phục, ngăn chặn, xử lý triệt để dịch tả lợn châu Phi; phấn đấu tăng trưởng xuất khẩu nông sản tối thiểu bằng mức Chính phủ giao là 43 tỷ USD.
Ngành Xây dựng, Tài nguyên-Môi trường cần đẩy nhanh tiến độ các dự án hiện có, tháo gỡ những dự án chậm trễ tồn tại kéo dài.
Ngành Giao thông vận tải tập trung triển khai ngay các dự án hạ tầng giao thông quy mô lớn, ấn định thời gian tiến độ cụ thể. Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của công tác truyền thông, nhằm tạo niềm tin cho nhân dân, không để thông tin xấu, độc ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước, của doanh nghiệp.
ASEAN cần phục hồi hệ thống đa phương của WTO về giải quyết tranh chấp
Ngày 19-3, truyền thông sở tại đưa tin Thái Lan đang tích cực thuyết phục các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thúc đẩy và phục hồi hệ thống đa phương của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong giải quyết tranh chấp.
Vụ trưởng Vụ đàm phán thương mại Thái Lan, Auramon Supthaweethum, cho biết với vai trò Chủ tịch ASEAN trong năm 2019, Thái Lan sẽ đưa ra đề xuất trên trong hội nghị quan chức cấp cao ASEAN lần thứ hai dự kiến được tổ chức tại thủ đô Vientiane của Lào từ ngày 04 đến 07-4 tới.
Cơ quan giải quyết tranh chấp gồm 7 thành viên đóng vai trò trọng tài cao nhất của WTO. Mỗi thành viên phục vụ nhiệm kỳ 4 năm, có khả năng kéo dài thêm nhiệm kỳ thứ hai. Cơ quan này đã không thể hoạt động hết khả năng trong hơn một năm qua vì thiếu thành viên.
Bà Auramon cho biết trong những năm gần đây, căng thẳng thương mại đã nổ ra, trong đó nhiều nước áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại trên nền tảng song phương. Đây là một thách thức đối với WTO, một tổ chức được lập ra để thúc đẩy các nguyên tắc thương mại công bằng, tự do hóa và tính minh bạch trong thương mại.
Đức dự định thành lập quỹ bảo vệ các doanh nghiệp trong nước chủ chốt
Theo một số quan chức cao cấp của Chính phủ Đức, nước này dự định vào cuối năm 2019 sẽ thành lập một quỹ quốc doanh có thể bảo vệ các doanh nghiệp chủ chốt trong nước trước các động thái mua “không mong đợi” từ giới doanh nghiệp của Trung Quốc và các nước khác.
Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier đã đề xuất thành lập quỹ này vào tháng 02-2019 như một phần của chiến lược công nghiệp có tính bảo vệ hơn trước, và các quan chức trên cho hay Chính phủ Đức đang soạn thảo luật để có thể thành lập và đưa quỹ này đi vào hoạt động từ năm 2020.
Trong khi đó, một quan chức cho hay Chính phủ Đức ban đầu có thể mua cổ phần của một doanh nghiệp trong nước và sau đó bán lại càng sớm càng tốt cho các nhà đầu tư tư nhân.
Theo các quan chức trên, thương vụ của nhà sản xuất thiết bị gia dụng lớn nhất Trung Quốc là Midea mua công ty sản xuất người máy Kuka (Đức) đã “gióng lên tiếng chuông cảnh báo” đối với Chính phủ Đức về việc phải nhanh chóng hành động tích cực hơn để bảo vệ các doanh nghiệp nước này.
Australia hoãn kế hoạch đánh thuế các mạng truyền thông xã hội
Các công ty truyền thông xã hội khổng lồ tại Australia như Facebook, Google và Twitter sẽ tiết kiệm được khoản tiền 200 triệu AUD (tương đương 140 triệu USD) nộp thuế trong năm tài chính 2019 nhờ quyết định hoãn đánh thuế đối với các sản phẩm kỹ thuật số của chính phủ nước này.
Ngày 20-3, Chính phủ Australia đã chính thức thu hồi kế hoạch đánh thuế đối với các sản phẩm kỹ thuật số trong các chương trình nghị sự liên quan tới ngân sách tài khóa 2019.
Quyết định này đã gây ra bất ngờ lớn khi trước đó Thủ tướng Australia Scott Morrison thể hiện rõ quyết tâm siết chặt hoạt động thu thuế đối với các công ty truyền thông xã hội toàn cầu, với mục tiêu đưa Australia trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực kỹ thuật số.
Cuối năm 2018, Bộ trưởng Ngân khố Australia Josh Frudenberg cho biết chính phủ nước này đang xem xét đệ trình về việc quản lý thuế đánh trên các sản phẩm kỹ thuật số.
Tuy nhiên, vụ tấn công khủng bố kinh hoàng tại hai đền thờ Hồi giáo của thành phố Christchurch, New Zealand, ngày 15-3, đã khiến cả các đảng lớn ở Australia, đảng Lao Động và Liên minh hai đảng Tự Do-Quốc gia, có cái nhìn khác đối với các công ty truyền thông xã hội, cáo buộc các công ty này chỉ đặt ưu tiên cho việc kiếm những quảng cáo trị giá hàng tỷ USD mà không quan tâm đến mục tiêu tạo lập ra các thuật toán đủ để kiểm soát toàn bộ những nội dung độc hại, lan truyền trên mạng Internet.
Ông Morrison kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới tạo áp lực thúc đẩy các công ty công nghệ giải quyết tình trạng không gian “thiếu kiểm soát” về nội dung cực đoan trên Internet.
Trong năm 2017, Google Australia báo cáo doanh thu lên tới 1 tỷ AUD (700 triệu USD), trong đó 604 triệu AUD (422,8 triệu USD) thu được từ quảng cáo. Nhưng, công ty này chỉ phải trả khoản thuế 37 triệu AUD (25,9 triệu USD) trong tổng số lợi nhuận 125 triệu AUD (87,5 triệu USD).
Tương tự, doanh thu tại Australia của Facebook tăng 476,8 triệu AUD (333,76 triệu USD), nhưng đại diện cơ quan truyền thông xã hội này đã báo cáo khoản lỗ 9,6 triệu AUD (6,72 triệu USD), sau khi giải quyết khoản nợ 31,6 triệu AUD (22,12 triệu USD) của những năm trước với Cơ quan Thuế Australia.
Tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra tại Argentina ngày 22-7-2018, các nhà lãnh đạo châu Âu đã kêu gọi thúc đẩy những quy định toàn cầu về việc đánh thuế nền kinh tế kỹ thuật số.
Tuy nhiên, đề nghị này đã vấp phải sự phản đối từ Mỹ do các công ty kỹ thuật số là những đối tượng đóng góp chủ chốt cho nền kinh tế nước này./.
Hoạt động trong ngày của các Phó Thủ tướng Chính phủ  (26/03/2019)
Phó Chủ tịch nước tiếp Đoàn đại biểu Hội hữu nghị Triều Tiên - Việt Nam  (26/03/2019)
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam tiếp Đoàn Đảng Dân chủ Đồng hành Hàn Quốc  (26/03/2019)
Quốc vương Brunei Darussalam bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam  (26/03/2019)
Tránh cơ chế “xin - cho” trong tuyển dụng viên chức lao động  (26/03/2019)
Nhận thức về đảng cầm quyền và thực tiễn cầm quyền của Đảng ta  (26/03/2019)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên