Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 25-02 đến 03-3-2019)
00:15, ngày 07-03-2019
TCCSĐT - Ngay sau khi Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội ký Quyết định số 12/QĐ-HĐQT ngày 22-02-2019 về việc nâng mức cho vay và thời hạn cho vay tối đa đối với hộ nghèo đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội đã ban hành văn bản hướng dẫn về việc thực hiện nâng mức cho vay và thời hạn cho vay tối đa đối với hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và cho vay phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Tổng thống Trump ca ngợi Việt Nam về mở rộng thương mại với Mỹ
Tin từ Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam chiều 28-02 cho hay, Tổng thống Donald Trump đã ca ngợi cam kết của Việt Nam trong việc mở rộng quan hệ thương mại với các doanh nghiệp Hoa Kỳ.
Theo đó, trong chuyến công du dự Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ 2 tại Hà Nội, Tổng thống Donald Trump và Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọngđã tham dự vào lễ ký kết các thỏa thuận thương mại giữa các hãng hàng không hàng đầu của Việt Nam và các công ty của Hoa Kỳ.
Những thỏa thuận này có giá trị hơn 21 tỷ USD, bao gồm: VietJet sẽ mua 100 máy bay Boeing 737-MAX sản xuất tại Mỹ cùng với 215 động cơ LEAP do General Electric chế tạo; Bamboo Airways sẽ mua 10 máy bay Boeing 787-9; Vietnam Airlines cam kết mua các hệ thống hỗ trợ đặt chỗ và dịch vụ khác từ Công ty Sabre với giá trị tối thiểu là 50 triệu USD.
Phía Đại sứ quán Mỹ cho hay, các hợp đồng mua bán này sẽ cung cấp hơn 83.000 việc làm cho người dân Hoa Kỳ và góp phần cải thiện tính an toàn cũng như độ tin cậy cho hành khách Việt Nam và quốc tế.
Bên cạnh đó, Tổng thống Trump cam kết thắt chặt quan hệ kinh tế và thúc đẩy sự hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam; mở cửa thị trường cho hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ tại nước ngoài...
“Cùng hướng tới phía trước với tư cách là đối tác của nhau, chúng ta sẽ đạt được sự thịnh vượng và thành công rất lớn cho cả người dân Mỹ và người dân Việt Nam,” Tổng thống Donald Trump cho biết.
Chính phủ Nhật Bản thông qua việc ký FTA sửa đổi với ASEAN
Theo Kyodo, tại phiên họp Nội các ngày 26-02, Chính phủ Nhật Bản đã tán thành kế hoạch ký kết thỏa thuận thương mại tự do (FTA) sửa đổi với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bao gồm cả việc tự do hóa lĩnh vực dịch vụ và đầu tư.
Tin từ Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam chiều 28-02 cho hay, Tổng thống Donald Trump đã ca ngợi cam kết của Việt Nam trong việc mở rộng quan hệ thương mại với các doanh nghiệp Hoa Kỳ.
Theo đó, trong chuyến công du dự Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ 2 tại Hà Nội, Tổng thống Donald Trump và Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọngđã tham dự vào lễ ký kết các thỏa thuận thương mại giữa các hãng hàng không hàng đầu của Việt Nam và các công ty của Hoa Kỳ.
Những thỏa thuận này có giá trị hơn 21 tỷ USD, bao gồm: VietJet sẽ mua 100 máy bay Boeing 737-MAX sản xuất tại Mỹ cùng với 215 động cơ LEAP do General Electric chế tạo; Bamboo Airways sẽ mua 10 máy bay Boeing 787-9; Vietnam Airlines cam kết mua các hệ thống hỗ trợ đặt chỗ và dịch vụ khác từ Công ty Sabre với giá trị tối thiểu là 50 triệu USD.
Phía Đại sứ quán Mỹ cho hay, các hợp đồng mua bán này sẽ cung cấp hơn 83.000 việc làm cho người dân Hoa Kỳ và góp phần cải thiện tính an toàn cũng như độ tin cậy cho hành khách Việt Nam và quốc tế.
Bên cạnh đó, Tổng thống Trump cam kết thắt chặt quan hệ kinh tế và thúc đẩy sự hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam; mở cửa thị trường cho hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ tại nước ngoài...
“Cùng hướng tới phía trước với tư cách là đối tác của nhau, chúng ta sẽ đạt được sự thịnh vượng và thành công rất lớn cho cả người dân Mỹ và người dân Việt Nam,” Tổng thống Donald Trump cho biết.
Chính phủ Nhật Bản thông qua việc ký FTA sửa đổi với ASEAN
Theo Kyodo, tại phiên họp Nội các ngày 26-02, Chính phủ Nhật Bản đã tán thành kế hoạch ký kết thỏa thuận thương mại tự do (FTA) sửa đổi với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bao gồm cả việc tự do hóa lĩnh vực dịch vụ và đầu tư.
FTA giữa các thành viên ASEAN, đối tác thương mại lớn của Nhật Bản ở châu Á sau Trung Quốc, sẽ có hiệu lực tại các nước đã hoàn tất các thủ tục nội bộ.
Nhật Bản sẽ ký hiệp định này vào ngày 27-02 và trình lên Quốc hội thông qua trong mùa Thu này. Trong khi đó, các nước ASEAN dự kiến bắt đầu ký kết từ ngày 02-3 tới.
Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono trao đổi với báo chí: "Tôi hy vọng (thỏa thuận sửa đổi) sẽ trở thành một bước tiến lớn nhằm tăng cường quan hệ đối tác kinh tế giữa chúng tôi với ASEAN".
Nhằm tăng cường lợi ích từ thỏa thuận này, các cuộc đàm phán về lĩnh vực dịch vụ và đầu tư đã được khởi động từ năm 2010 và hoàn tất ở cấp bộ trưởng hồi năm 2017.
Theo thỏa thuận sửa đổi, các doanh nghiệp nước ngoài có thể kiện một nhà nước để đòi bồi thường khi cho rằng quyết định của chính phủ có thể gây tổn hại cho việc kinh doanh của họ.
Nhật Bản cũng đã ký các FTA song phương với 7 nước ASEAN gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, nhưng chưa ký với Myanmar, Lào và Campuchia.
Hộ cận nghèo vùng dân tộc được nâng vốn vay phát triển kinh tế
Ngay sau khi Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội ký Quyết định số 12/QĐ-HĐQT ngày 22-02-2019 về việc nâng mức cho vay và thời hạn cho vay tối đa đối với hộ nghèo đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội đã ban hành văn bản hướng dẫn về việc thực hiện nâng mức cho vay và thời hạn cho vay tối đa đối với hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và cho vay phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Theo đó, kể từ ngày 01-3-2019, các chương trình tín dụng tại Ngân hàng Chính sách Xã hội bao gồm: Chương trình cho vay hộ cận nghèo; chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo và chương trình cho vay phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31-10-2016, được Thủ tướng Chính phủ quy định mức cho vay tối đa không vượt quá mức cho vay tối đa áp dụng đối với hộ nghèo trong từng thời kỳ được nâng mức cho vay tối đa lên 100 triệu đồng/hộ vay không phải bảo đảm tiền vay.
Đối với thời hạn cho vay, Ngân hàng Chính sách Xã hội nâng thời hạn cho vay tối đa đối với chương trình cho vay hộ nghèo lên 120 tháng, theo đó, chương trình cho vay hộ cận nghèo có thời hạn cho vay thực hiện như cho vay hộ nghèo được nâng thời hạn cho vay tối đa lên 120 tháng, tương đương 10 năm.
Mức cho vay và thời hạn cho vay cụ thể đối với từng hộ vay được căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, vốn tự có, khả năng trả nợ của hộ vay và nguồn vốn cho vay của Ngân hàng Chính sách Xã hội.
Trường hợp hộ vay thuộc đối tượng của các chương trình tín dụng nêu trên đang sử dụng vốn vay có hiệu quả, thực hiện trả lãi đúng kỳ hạn theo thỏa thuận, nếu có nhu cầu vay thêm vốn để thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh có khả thi thì có thể vay bổ sung nhưng mức dư nợ không vượt quá 100 triệu đồng/hộ.
Việc nâng mức cho vay tối đa đối với chương trình hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ vay phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi của Ngân hàng Chính sách Xã hội nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn của người dân tại mọi vùng miền trong toàn quốc là một trong những giải pháp để cùng với các loại hình tổ chức tín dụng khác của ngành ngân hàng góp phần đẩy lùi tín dụng phi chính thức.
Mỹ tuyên bố sẽ đình chỉ việc tăng thuế đối với Trung Quốc
Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ ngày 27-02 tuyên bố sẽ chính thức đình chỉ việc tăng thuế đối hàng hóa Trung Quốc "cho tới khi có thông báo mới".
Theo Reuters, Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ ngày 27-02 tuyên bố sẽ chính thức đình chỉ việc tăng thuế đối hàng hóa Trung Quốc "cho tới khi có thông báo mới," sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định hoãn hạn chót ngày 01-3 để đạt được thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung trong bối cảnh đàm phán giữa hai nước đang đạt được tiến triển.
Tuyên bố được đưa ra sau khi Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer phát biểu trước Quốc hội, trong đó ông nói rằng Văn phòng Đại diện thương mại đang tiến hành thủ tục pháp lý để thực hiện việc trì hoãn này.
Tuyên bố nêu rõ: "Theo chỉ đạo của Tổng thống, Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ sẽ ra một thông báo trong Công báo Liên bang tuần này nhằm đình chỉ việc tăng thuế như dự kiến cho tới khi có thông báo mới".
Cuộc chiến thương mại bùng phát từ giữa năm 2018 khi hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đã liên tiếp trả đũa nhau bằng các mức thuế mới. Đến nay, tổng lượng hàng hóa bị đánh thuế cao hơn của hai bên đã lên tới hơn 360 tỷ USD.
Lãnh đạo hai nước đã nhất trí "đình chiến thương mại" để hai bên thương lượng một thỏa thuận nhằm chấm dứt nhiều tháng leo thang căng thẳng. Nếu giới chức hai nước không đạt được giải pháp cho cuộc chiến thương mại, Mỹ sẽ tăng mức thuế từ 10% hiện nay lên 25% đối với lượng hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD.
Trong một diễn biến khác Mỹ đã giành lợi thế trước Trung Quốc trong vụ khiếu nại tại Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) khi tổ chức này ra phán quyết cho rằng Trung Quốc đã trợ giá một số nông sản.
Phán quyết ngày 28-02 của Ủy ban giải quyết tranh chấp WTO đã nhất trí với khiếu nại của Mỹ rằng Trung Quốc đã trợ cấp quá nhiều cho nông dân nước này đối với các loại nông sản gồm lúa mỳ, gạo Indica và gạo Japonica trong giai đoạn từ năm 2012 - 2015.
Theo Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer, việc Trung Quốc trợ giá quá cao đã hạn chế cơ hội để nông dân Mỹ có thể xuất khẩu các mặt hàng cùng loại vào Trung Quốc. Ông đề nghị Bắc Kinh sớm tuân thủ các nghĩa vụ của WTO. Trong khi đó, Trung Quốc đã phản đối phán quyết trên, đồng thời khẳng định việc chính phủ nước này hỗ trợ nông nghiệp hoàn toàn tuân thủ các nguyên tắc của WTO.
Tuyên bố của Bộ Thương mại Trung Quốc nêu rõ Bắc Kinh sẽ tăng cường phát triển nông nghiệp theo đúng những quy định của WTO cũng như đảm bảo sự ổn định của hệ thống thống mại đa phương.
Tháng 9-2016, Văn phòng đại diện thương mại Mỹ đã khiến kiện lên WTO, cho rằng Trung Quốc đã hỗ trợ cho nông dân nước này quá mức quy định của WTO tới gần 100 tỷ USD. Động thái trên đã khuyến khích nông dân sản xuất nhiều hơn, kéo giá thị trường trên toàn cầu đi xuống.
Theo quy định, cả Mỹ và Trung Quốc đều có thể kháng cáo phán quyết trên. Theo giới phân tích, phán quyết cũng sẽ gây ảnh hưởng đến Ấn Độ, khi quốc gia Nam Á này hiện cũng đang rơi vào vụ kiện tương tự như của Trung Quốc tại WTO.
Trong phiên họp của ủy ban nông nghiệp WTO ngày 27-02, Mỹ và Canada cùng bác bỏ tuyên bố của Ấn Độ rằng nước này chỉ trợ giá 1,5% giá trị sản phẩm đối với các mặt hàng đậu.
Theo Mỹ và Canada, mức trợ giá mà Ấn Độ đang áp dụng với các mặt hàng đậu trên thực tế là từ 31-85%, vượt xa quy định cho phép của WTO.
Giám đốc Tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu kiện chính phủ Canada
Ngày 03-3, công ty luật Gudmundseth Mickelson LLP - đại diện cho bà Mạnh Vãn Chu, Giám đốc Tài chính (CFO) tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc thông báo bà Mạnh đã gửi đơn lên Tòa án Tối cao tỉnh British Columbia khởi kiện Chính phủ Canada, Cơ quan dịch vụ biên giới và Cảnh sát Hoàng gia Canada, cáo buộc các cơ quan này đã vi phạm nghiêm trọng quyền theo hiến pháp khi bắt giữ bà tại sân bay quốc tế Vancouver hôm 01-12-2018.
Phóng viên TTXVN thường trú tại Canada cho biết hiện bà Mạnh đã được tại ngoại ở Vancouver sau khi nộp tiền bảo lãnh. Dự kiến vào ngày 06-3 tới, bà sẽ phải có mặt tại tòa để nghe các công tố viên đưa ra những "lập luận chi tiết" cho quyết định dẫn độ bà từ Canada sang Mỹ. Tiến trình dẫn độ này được giới chuyên gia dự báo có thể kéo dài nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm.
Trước đó, vụ bà Mạnh bị nhà chức trách Canada bắt giữ đã khiến quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Canada đột ngột đi xuống. Các công tố viên Mỹ cáo buộc bà Mạnh Vãn Chu và tập đoàn Huawei vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran.
Vụ bắt giữ này làm gia tăng đồn đoán rằng xung đột giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới không chỉ xoay quanh vấn đề thuế quan, mà còn liên quan đến quyền lực trong lĩnh vực công nghệ./.
Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono trao đổi với báo chí: "Tôi hy vọng (thỏa thuận sửa đổi) sẽ trở thành một bước tiến lớn nhằm tăng cường quan hệ đối tác kinh tế giữa chúng tôi với ASEAN".
Nhằm tăng cường lợi ích từ thỏa thuận này, các cuộc đàm phán về lĩnh vực dịch vụ và đầu tư đã được khởi động từ năm 2010 và hoàn tất ở cấp bộ trưởng hồi năm 2017.
Theo thỏa thuận sửa đổi, các doanh nghiệp nước ngoài có thể kiện một nhà nước để đòi bồi thường khi cho rằng quyết định của chính phủ có thể gây tổn hại cho việc kinh doanh của họ.
Nhật Bản cũng đã ký các FTA song phương với 7 nước ASEAN gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, nhưng chưa ký với Myanmar, Lào và Campuchia.
Hộ cận nghèo vùng dân tộc được nâng vốn vay phát triển kinh tế
Ngay sau khi Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội ký Quyết định số 12/QĐ-HĐQT ngày 22-02-2019 về việc nâng mức cho vay và thời hạn cho vay tối đa đối với hộ nghèo đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội đã ban hành văn bản hướng dẫn về việc thực hiện nâng mức cho vay và thời hạn cho vay tối đa đối với hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và cho vay phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Theo đó, kể từ ngày 01-3-2019, các chương trình tín dụng tại Ngân hàng Chính sách Xã hội bao gồm: Chương trình cho vay hộ cận nghèo; chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo và chương trình cho vay phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31-10-2016, được Thủ tướng Chính phủ quy định mức cho vay tối đa không vượt quá mức cho vay tối đa áp dụng đối với hộ nghèo trong từng thời kỳ được nâng mức cho vay tối đa lên 100 triệu đồng/hộ vay không phải bảo đảm tiền vay.
Đối với thời hạn cho vay, Ngân hàng Chính sách Xã hội nâng thời hạn cho vay tối đa đối với chương trình cho vay hộ nghèo lên 120 tháng, theo đó, chương trình cho vay hộ cận nghèo có thời hạn cho vay thực hiện như cho vay hộ nghèo được nâng thời hạn cho vay tối đa lên 120 tháng, tương đương 10 năm.
Mức cho vay và thời hạn cho vay cụ thể đối với từng hộ vay được căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, vốn tự có, khả năng trả nợ của hộ vay và nguồn vốn cho vay của Ngân hàng Chính sách Xã hội.
Trường hợp hộ vay thuộc đối tượng của các chương trình tín dụng nêu trên đang sử dụng vốn vay có hiệu quả, thực hiện trả lãi đúng kỳ hạn theo thỏa thuận, nếu có nhu cầu vay thêm vốn để thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh có khả thi thì có thể vay bổ sung nhưng mức dư nợ không vượt quá 100 triệu đồng/hộ.
Việc nâng mức cho vay tối đa đối với chương trình hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ vay phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi của Ngân hàng Chính sách Xã hội nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn của người dân tại mọi vùng miền trong toàn quốc là một trong những giải pháp để cùng với các loại hình tổ chức tín dụng khác của ngành ngân hàng góp phần đẩy lùi tín dụng phi chính thức.
Mỹ tuyên bố sẽ đình chỉ việc tăng thuế đối với Trung Quốc
Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ ngày 27-02 tuyên bố sẽ chính thức đình chỉ việc tăng thuế đối hàng hóa Trung Quốc "cho tới khi có thông báo mới".
Theo Reuters, Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ ngày 27-02 tuyên bố sẽ chính thức đình chỉ việc tăng thuế đối hàng hóa Trung Quốc "cho tới khi có thông báo mới," sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định hoãn hạn chót ngày 01-3 để đạt được thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung trong bối cảnh đàm phán giữa hai nước đang đạt được tiến triển.
Tuyên bố được đưa ra sau khi Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer phát biểu trước Quốc hội, trong đó ông nói rằng Văn phòng Đại diện thương mại đang tiến hành thủ tục pháp lý để thực hiện việc trì hoãn này.
Tuyên bố nêu rõ: "Theo chỉ đạo của Tổng thống, Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ sẽ ra một thông báo trong Công báo Liên bang tuần này nhằm đình chỉ việc tăng thuế như dự kiến cho tới khi có thông báo mới".
Cuộc chiến thương mại bùng phát từ giữa năm 2018 khi hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đã liên tiếp trả đũa nhau bằng các mức thuế mới. Đến nay, tổng lượng hàng hóa bị đánh thuế cao hơn của hai bên đã lên tới hơn 360 tỷ USD.
Lãnh đạo hai nước đã nhất trí "đình chiến thương mại" để hai bên thương lượng một thỏa thuận nhằm chấm dứt nhiều tháng leo thang căng thẳng. Nếu giới chức hai nước không đạt được giải pháp cho cuộc chiến thương mại, Mỹ sẽ tăng mức thuế từ 10% hiện nay lên 25% đối với lượng hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD.
Trong một diễn biến khác Mỹ đã giành lợi thế trước Trung Quốc trong vụ khiếu nại tại Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) khi tổ chức này ra phán quyết cho rằng Trung Quốc đã trợ giá một số nông sản.
Phán quyết ngày 28-02 của Ủy ban giải quyết tranh chấp WTO đã nhất trí với khiếu nại của Mỹ rằng Trung Quốc đã trợ cấp quá nhiều cho nông dân nước này đối với các loại nông sản gồm lúa mỳ, gạo Indica và gạo Japonica trong giai đoạn từ năm 2012 - 2015.
Theo Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer, việc Trung Quốc trợ giá quá cao đã hạn chế cơ hội để nông dân Mỹ có thể xuất khẩu các mặt hàng cùng loại vào Trung Quốc. Ông đề nghị Bắc Kinh sớm tuân thủ các nghĩa vụ của WTO. Trong khi đó, Trung Quốc đã phản đối phán quyết trên, đồng thời khẳng định việc chính phủ nước này hỗ trợ nông nghiệp hoàn toàn tuân thủ các nguyên tắc của WTO.
Tuyên bố của Bộ Thương mại Trung Quốc nêu rõ Bắc Kinh sẽ tăng cường phát triển nông nghiệp theo đúng những quy định của WTO cũng như đảm bảo sự ổn định của hệ thống thống mại đa phương.
Tháng 9-2016, Văn phòng đại diện thương mại Mỹ đã khiến kiện lên WTO, cho rằng Trung Quốc đã hỗ trợ cho nông dân nước này quá mức quy định của WTO tới gần 100 tỷ USD. Động thái trên đã khuyến khích nông dân sản xuất nhiều hơn, kéo giá thị trường trên toàn cầu đi xuống.
Theo quy định, cả Mỹ và Trung Quốc đều có thể kháng cáo phán quyết trên. Theo giới phân tích, phán quyết cũng sẽ gây ảnh hưởng đến Ấn Độ, khi quốc gia Nam Á này hiện cũng đang rơi vào vụ kiện tương tự như của Trung Quốc tại WTO.
Trong phiên họp của ủy ban nông nghiệp WTO ngày 27-02, Mỹ và Canada cùng bác bỏ tuyên bố của Ấn Độ rằng nước này chỉ trợ giá 1,5% giá trị sản phẩm đối với các mặt hàng đậu.
Theo Mỹ và Canada, mức trợ giá mà Ấn Độ đang áp dụng với các mặt hàng đậu trên thực tế là từ 31-85%, vượt xa quy định cho phép của WTO.
Giám đốc Tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu kiện chính phủ Canada
Ngày 03-3, công ty luật Gudmundseth Mickelson LLP - đại diện cho bà Mạnh Vãn Chu, Giám đốc Tài chính (CFO) tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc thông báo bà Mạnh đã gửi đơn lên Tòa án Tối cao tỉnh British Columbia khởi kiện Chính phủ Canada, Cơ quan dịch vụ biên giới và Cảnh sát Hoàng gia Canada, cáo buộc các cơ quan này đã vi phạm nghiêm trọng quyền theo hiến pháp khi bắt giữ bà tại sân bay quốc tế Vancouver hôm 01-12-2018.
Phóng viên TTXVN thường trú tại Canada cho biết hiện bà Mạnh đã được tại ngoại ở Vancouver sau khi nộp tiền bảo lãnh. Dự kiến vào ngày 06-3 tới, bà sẽ phải có mặt tại tòa để nghe các công tố viên đưa ra những "lập luận chi tiết" cho quyết định dẫn độ bà từ Canada sang Mỹ. Tiến trình dẫn độ này được giới chuyên gia dự báo có thể kéo dài nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm.
Trước đó, vụ bà Mạnh bị nhà chức trách Canada bắt giữ đã khiến quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Canada đột ngột đi xuống. Các công tố viên Mỹ cáo buộc bà Mạnh Vãn Chu và tập đoàn Huawei vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran.
Vụ bắt giữ này làm gia tăng đồn đoán rằng xung đột giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới không chỉ xoay quanh vấn đề thuế quan, mà còn liên quan đến quyền lực trong lĩnh vực công nghệ./.
Cải cách doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc và một vài kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam  (07/03/2019)
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 25-02 đến ngày 03-3-2019)  (07/03/2019)
Thành tựu kinh tế Việt Nam năm 2018 và triển vọng năm 2019  (07/03/2019)
Tăng cường chỉ đạo công tác quản lý và tổ chức lễ hội  (06/03/2019)
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam tiếp Chủ tịch Quốc hội Lào  (05/03/2019)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam