Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 19 đến ngày 25-9-2016)
TCCSĐT - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành văn bản về việc chấn chỉnh cho vay mới trả nợ trước hạn và/hoặc cấp tín dụng theo hình thức cho vay tuần hoàn của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Đầu tư phát triển Tổ hợp cảng biển và Khu công nghiệp tại Quảng Ninh
Thủ tướng Chính phủ vừa chấp thuận chủ trương đầu tư dự án phát triển Tổ hợp cảng biển và khu công nghiệp tại khu vực Đầm Nhà Mạc, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Theo đó, nhà đầu tư thực hiện Dự án là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn Quốc tế CDC (trụ sở Cayman Islands); Công ty Middle Utilities Company Pte. Ltd (trụ sở: Singapore); Công ty Infra Asia Investment (Hong Kong) Limited (trụ sở: Hong Kong). Dự án có quy mô diện tích 1.192,9ha với thời hạn thực hiện 50 năm. Tổng mức đầu tư thực hiện dự án là 6.940 tỷ đồng.
Thủ tướng Chính phủ giao Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo Ban Quản lý Khu kinh tế xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Dự án, cân nhắc việc cấp chứng nhận đầu tư dự án theo các giai đoạn để bảo đảm việc thực hiện đầu tư đúng tiến độ, trong đó quy định cụ thể tiến độ triển khai đầu tư xây dựng, ưu đãi đầu tư theo quy định hiện hành; chỉ đạo nhà đầu tư tuân thủ đúng các cam kết như trong hồ sơ Dự án, thực hiện ký quỹ Dự án theo quy định của pháp luật đầu tư, thực hiện các ngành nghề kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và cam kết của Việt Nam với quốc tế.
Thủ tướng Chính phủ cũng giao Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh yêu cầu chủ đầu tư lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; giám sát thực hiện các Dự án có nguy cơ ảnh hưởng tới môi trường; chỉ đạo các cơ quan liên quan và nhà đầu tư trong quá trình triển khai Dự án cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Quân khu 3 để giải quyết các vấn đề cụ thể liên quan đến an ninh quốc phòng, chấp hành các quy định về bảo đảm an ninh biên giới, cửa khẩu, ven biển.
Tỉnh chỉ đạo Ban Quản lý Khu kinh tế phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, xem xét quyết định thu hồi Giấy Chứng nhận đầu tư các Khu công nghiệp không triển khai, thuộc các trường hợp chấm dứt dự án, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật, đảm bảo hiệu quả sử dụng đất và tăng tỷ lệ lấp đầy Khu công nghiệp.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tổ chức tín dụng dừng cho vay tuần hoàn
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành văn bản về việc chấn chỉnh cho vay mới trả nợ trước hạn và/hoặc cấp tín dụng theo hình thức cho vay tuần hoàn của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Cụ thể, tại văn bản này Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng dừng thực hiện việc cho vay mới trả nợ trước hạn hoặc cấp tín dụng theo hình thức cho vay tuần hoàn (rollover loan) tại tổ chức tín dụng đúng theo nội dung chỉ đạo tại công văn số 7059/NHNN-TTGSNH ngày 26-9-2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Thống đốc cũng giao Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thành phố Hà Nội, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện việc thanh tra, kiểm tra và xử lý các trường hợp cho vay sai quy định và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua đối với việc cho vay mới để trả nợ trước hạn hoặc cấp tín dụng theo hình thức cho vay tuần hoàn (rollover loan) tại các tổ chức tín dụng.
Nhóm G20 thành lập trung tâm nghiên cứu chống tham nhũng
Trung tâm nghiên cứu chống tham nhũng, truy bắt tội phạm và thu hồi tài sản của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) vừa chính thức được thành lập tại Đại học Sư phạm Bắc Kinh, Trung Quốc, nhằm mục đích tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chống tham nhũng theo thỏa thuận đạt được tại Hội nghị thượng đỉnh G20 Hàng Châu 2016.
Tại Hội nghị thượng đỉnh G20 2016 vừa được tổ chức hồi đầu tháng 9-2016, lãnh đạo của các nước trong khối đã tích cực ủng hộ sáng kiến của Trung Quốc về việc thành lập trung tâm. Đây là cơ quan đầu tiên trong cơ cấu tổ chức của G20 phụ trách việc triển khai công tác nghiên cứu về tham nhũng, truy bắt tội phạm tham nhũng lẩn trốn ở nước ngoài và thu hồi tài sản phi pháp của các đối tượng này.
Thông qua các phương thức nghiên cứu chuyên đề, thảo luận học thuật và đào tạo, Trung tâm sẽ tạo ra nền tảng để các nước thành viên G20 triển khai sự hợp tác, sáng tạo và giao lưu trong công tác chống tham nhũng, truy bắt tội phạm và thu hồi tài sản, đồng thời hỗ trợ về mặt trí tuệ để Trung Quốc tham gia hợp tác chống tham nhũng toàn cầu, thúc đẩy sự hình thành của trật tự chống tham nhũng quốc tế mới với trọng tâm là hợp tác thực chất trong công tác truy bắt tội phạm và thu hồi tài sản.
Mỹ - EU khó hoàn tất thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới
Vòng đám phán về Hiệp định Đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) có thể sẽ được nối lại sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, dự kiến diễn ra vào tháng 11 tới, và EU chỉ thông qua một thỏa thuận về thương mại và đầu tư không làm tổn hại đến các tiêu chuẩn của khối. Đó là tuyên bố của Ủy viên phụ trách Nông nghiệp của EU Phil Hogan trong chuyến thăm Hà Lan ngày 23-9.
Phát biểu trước báo giới, ông Phil Hogan khẳng định TTIP chỉ có thể đạt được khi những nội dung của bản thỏa thuận này phù hợp với nguyện vọng của EU và không làm tổn hại đến các tiêu chuẩn về lao động, môi trường và sản xuất thực phẩm của khối. Ông bày tỏ mong muốn Mỹ sẽ có những nhượng bộ cần thiết để đáp ứng những yêu cầu của EU. Tuy nhiên, ông nhận định điều này phụ thuộc phần lớn vào kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ bởi cả hai ứng viên Tổng thống là bà Hillary Clinton và ông Donald Trump lâu nay đều có quan điểm phản đối TTIP.
Các cuộc đàm phán về TTIP giữa Mỹ và EU được khởi động từ tháng 7-2013, nhưng sau đó bị trì hoãn nhiều lần vì phía châu Âu phản đối các điều khoản do Mỹ đưa ra liên quan tới việc bảo vệ các nhà đầu tư, trong đó có cơ chế giải quyết tranh chấp nhà nước - nhà đầu tư (ISDS). Dư luận tại châu Âu lo ngại cơ chế này sẽ thách thức các luật, nhất là về thực phẩm và môi trường, của châu lục này. Mới đây nhất, ngày 11-7 vừa qua, vòng đàm phán thứ 14 về TTIP giữa Mỹ và EU đã diễn ra tại thủ đô Brussels (Bỉ) trong nỗ lực giải quyết những vấn đề khác biệt còn tồn đọng, song không đạt được bất cứ thỏa thuận nào.
Fed quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản
Ngày 21-9, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thông báo ngân hàng này đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 0,25 - 0,5% trong thời gian tới, với lý do Fed cần nhận thấy nhiều tín hiệu tích cực hơn nữa từ nền kinh tế Mỹ trước khi nâng lãi suất.
Trong cuộc họp báo sau phiên họp thường kỳ tháng Chín, Chủ tịch Fed Jannet Yellen cho biết dù cơ quan này đánh giá cao những cải thiện kinh tế sau 6 tháng đầu năm nhưng Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC), cơ quan hoạch định chính sách của Fed, vẫn nhận thấy một số tín hiệu yếu kém của nền kinh tế Mỹ và đã phải hạ dự báo tăng trưởng từ 2% xuống còn 1,8% hồi tháng Sáu vừa qua.
Trong một tuyên bố, Fed nêu rõ các số liệu gần đây cho thấy “thị trường việc làm tại Mỹ tiếp tục được cải thiện và các hoạt động kinh tế đã gia tăng so với tình hình ảm đạm của quý I-2016. Dù tỷ lệ thất nghiệp không mấy thay đổi trong những tháng qua, song tăng trưởng việc làm đang khá khả quan”. Tuy nhiên, lý giải cho quyết định hoãn nâng lãi suất trong tháng Chín, các nhà hoạch định chính sách của Fed cho biết họ vẫn cần nhận được nhiều dấu hiệu hơn chứng tỏ nền kinh tế phục hồi hoàn toàn, như tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 4,9% và tỷ lệ lạm phạt tăng dần tới ngưỡng mục tiêu 2%.
FOMC cho biết thêm Fed cũng tin tưởng kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục đà phục hồi trong quý II-2016 và ngân hàng này không loại trừ khả năng tăng lãi suất trước cuối năm nay. Ngay sau thông báo của Fed, cổ phiếu trên sàn giao dịch thị trường tài chính Phố Wall đã tăng 0,3%. Đồng USD cũng có phản ứng tức thì, đạt mức 1 euro quy đổi tương đương 1,1183 USD./
Việt Nam tham dự các hội nghị liên quan APA tại Campuchia  (28/09/2016)
Trao đổi lý luận lần thứ 6 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhật Bản  (28/09/2016)
Hà Nội hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng giao thông với Italy  (28/09/2016)
Báo Campuchia đánh giá cao chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam  (28/09/2016)
Hội thảo giữa Quốc hội Lào - Việt Nam về kinh nghiệm quản lý nợ công  (28/09/2016)
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên