Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 01 đến ngày 07-8-2016)
TCCSĐT - Panama đang soạn thảo một dự luật gồm nhiều biện pháp nhằm chống lại các nước đã liệt quốc gia Trung Mỹ này vào danh sách đen các quốc gia và vùng lãnh thổ không hợp tác trong cuộc chiến chống nạn trốn thuế sau khi xảy ra vụ rò rỉ tài liệu mang tên "Hồ sơ Panama" liên quan đến hoạt động của công ty luật Mossack Fonseca.
Sử dụng điện thoại để truy xuất nguồn gốc nông sản an toàn tại Hà Nội
Nhằm đáp ứng nhu cầu minh bạch thông tin sản phẩm cho người tiêu dùng, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp Hà Nội đã lên ý tưởng và bắt tay vào thực hiện dự án truy xuất nguồn gốc điện tử cho cơ sở sản xuất và nông sản thực phẩm an toàn. Theo đó, chỉ bằng điện thoại thông minh người tiêu dùng Thủ đô đã có thể truy xuất, tra cứu thông tin chi tiết về sản phẩm và biết được sản phẩm đó do cơ sở nào sản xuất, chế biến, đóng gói... Đặc biệt, phần mềm quản trị này sẽ phục vụ 3 nhóm đối tượng là nhà quản lý, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Cụ thể, với các thiết bị điện thoại thông minh (smartphone), người tiêu dùng có thể quét mã code trên sản phẩm để tra cứu thông tin chi tiết về sản phẩm, cơ sở sản xuất và cơ sở phân phối. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng sẽ thấy được các giấy tờ chứng nhận liên quan đến sản phẩm thông qua ứng dụng này và phản hồi ý kiến tới cơ quan quản lý và doanh nghiệp.
Đối với nhà quản lý, giao diện sẽ hiển thị được tên đơn vị quản lý, logo, xem và tìm kiếm được các thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm trong hệ thống đồng thời quản lý được tất cả các thông báo và báo cáo từ người tiêu dùng. Đối với doanh nghiệp sẽ cập nhật, quản lý các cơ sở đủ điều kiện an toàn của doanh nghiệp mình quản lý cũng như các cơ sở phân phối đang hợp tác.
Đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn đầu tư công thúc đẩy tăng trưởng
Theo Bộ kế hoạch và Đầu tư, tổng vốn đầu tư Nhà nước năm 2016 được giao 250.000 tỷ đồng. Các số liệu cho thấy, tốc độ giải ngân đang chậm hơn so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, tính đến hết tháng Bảy, giải ngân vốn đầu tư nguồn ngân sách ước đạt 92.210 tỷ đồng, bằng 36,7% kế hoạch, trong khi cùng kỳ năm trước đạt 47%; vốn trái phiếu Chính phủ giải ngân gần 12.000 tỷ đồng, bằng 25,8% kế hoạch, trong khi cùng kỳ năm trước đạt 44%.
Cũng trong 7 tháng đầu năm 2016, vốn ODA và vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài giải ngân đạt khoảng 2,3 tỷ USD. Để đạt được mức tăng trưởng GDP 6,7% trong năm nay, một trong những giải pháp được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhắc đến, đó là tập trung đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn đầu tư công.
Theo Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, việc đẩy mạnh tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đang hết sức cấp bách. Do đó, các bộ, ngành, địa phương phải coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, cần tập trung tháo gỡ khó khăn, đề ra giải pháp điều hành bài bản, phấn đấu trong quý 3-2016 phải có đột phá về kết quả và tiến độ giải ngân.
Các bộ trưởng Kinh tế ASEAN tái cam kết thực thi lộ trình AEC
Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 48 (AEM 48) đã diễn ra với sự tham gia của các Bộ trưởng/Thứ trưởng Kinh tế đến từ 10 nước ASEAN và Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh. Tại hội nghị, các bộ trưởng đã trao đổi quan điểm về những diễn tiến toàn cầu gần đây và những tác động đối với hoạt động kinh tế và chương trình hội nhập của khu vực.
Các Bộ trưởng khẳng định ASEAN đã đạt được những thành tựu quan trọng và tích cực trong các sáng kiến hội nhập khu vực của mình. Các Bộ trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của năm 2016, bởi đây là năm đầu tiên kể từ khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) chính thức được thành lập, nêu bật sự cần thiết phải sử dụng động lực này thông qua việc tăng cường cam kết của Khối hướng tới việc hội nhập sâu hơn theo Kế hoạch tổng thể AEC 2015.
Các Bộ trưởng cũng bày tỏ quan ngại về viễn cảnh đi xuống trong tăng trưởng kinh tế toàn cầu, điều đã và đang tạo ra những thách thức không thể tránh khỏi đối với hoạt động kinh tế của khu vực; Bày tỏ sự hài lòng rằng tổng kim ngạch trao đổi thương mại của ASEAN vẫn tiếp tục diễn ra sôi động, đạt 2.280 tỷ USD trong năm 2015. Các Bộ trưởng cũng ghi nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ASEAN trong năm 2015 đạt 120 tỷ USD, trong khi FDI nội khối của ASEAN vẫn ở mức ổn định đạt 22,1 tỷ USD, dấu hiệu cho thấy ảnh hưởng tích cực của việc hội nhập kinh tế ASEAN trong việc thúc đẩy khu vực trở thành một điểm đầu tư ưa thích.
Về Lộ trình Tổng thể AEC 2025, các Bộ trưởng tái khẳng định cam kết nhằm thực thi Lộ trình này; Tin tưởng rằng Lộ trình trên sẽ đẩy nhanh chương trình hội nhập kinh tế tại khu vực; Hoan nghênh các nỗ lực nhằm thực hiện và giám sát các cơ chế của Lộ trình Tổng thể AEC 2015…; Nhấn mạnh sự cần thiết trong việc giám sát một cách hiệu quả để hỗ trợ thực hiện hiệu quả Lộ trình nói trên.
Panama đáp trả việc đưa nước này vào "thiên đường trốn thuế"
Panama đang soạn thảo một dự luật gồm nhiều biện pháp nhằm chống lại các nước đã liệt quốc gia Trung Mỹ này vào danh sách đen các quốc gia và vùng lãnh thổ không hợp tác trong cuộc chiến chống nạn trốn thuế sau khi xảy ra vụ rò rỉ tài liệu mang tên "Hồ sơ Panama" liên quan đến hoạt động của công ty luật Mossack Fonseca.
Thông cáo ngày 02-8 của Chính phủ Panama nêu rõ dự luật này cho phép áp đặt các biện pháp về di trú, thương mại và thuế đối với các công ty hoặc cá nhân thuộc các nước đã có "các hành vi phân biệt hoặc gián tiếp gây thiệt hại cho các lợi ích của Panama".
Pháp, nước đã đưa Panama quay lại danh sách đen các quốc gia và vùng lãnh thổ không hợp tác trong cuộc chiến chống nạn trốn thuế hồi tháng 4 vừa qua, nhiều khả năng sẽ chịu tác động từ động thái đáp trả trên của Panama. Năm 2012, Pháp đã xóa tên Panama khỏi danh sách này sau khi hai nước ký thỏa thuận về chống gian lận thuế. Ngoài ra, Colombia cũng là mục tiêu. Nếu được thông qua, Panama có thể tiếp tục duy trì thuế đối với mặt hàng dệt may nhập khẩu từ Colombia bất chấp quyết định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) yêu cầu dỡ bỏ thuế.
Anh mất lợi thế đàm phán nếu bắt đầu tiến trình ra khỏi EU
Theo nhận định hôm 06-8 của Viện Nghiên cứu Hoàng gia Anh về các vấn đề quốc tế (Chatham House), lợi thế của Anh trong quá trình đàm phán với Liên minh châu Âu (EU) sẽ giảm mạnh một khi họ kích hoạt Điều 50 Hiệp ước Lisbon. Đó chính là lý do giải thích tại sao nước Anh không nên vội vã kích hoạt điều khoản này để bắt đầu tiến trình ra khỏi EU (Brexit) theo kết quả cuộc trưng cầu dân ý hồi tháng Sáu.
Thách thức lớn nhất mà Thủ tướng Theresa May đang phải đối mặt đó là quyết định bước đi tiếp theo của Vương quốc Anh trong mối quan hệ với EU. Ngày 23-6 vừa qua, đa số cử tri Anh đã nhất trí ra khỏi EU. Tuy nhiên, họ lại không bỏ phiếu cho bất cứ kịch bản Brexit cụ thể nào, giúp định ra lộ trình rời EU của Anh. Đối với họ, điều đơn giản là giải phóng Anh ra khỏi những ràng buộc về chi phí với EU. Rõ ràng, bà May không có lựa chọn nào khác ngoài việc tuân thủ kết quả trưng cầu dân ý. Bà sẽ phải kích hoạt Điều khoản 50 để chính thức khởi động tiến trình đàm phán rời EU với 27 quốc gia thành viên khác. Tuy nhiên, ngay sau khi kích hoạt điều khoản này, lợi thế đàm phán của Anh sẽ giảm mạnh. London sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong tiến trình đàm phán.
Những người ủng hộ Brexit tại Quốc hội và cả giới truyền thông yêu cầu phải nhanh chóng chấm dứt tư cách thành viên EU. Họ đang nóng lòng chờ đợi những bước đi tiếp theo của Chính phủ. Bà May sẽ phải vượt qua nhiều bất đồng, chia rẽ trong nội bộ đảng Bảo thủ cầm quyền cũng như xã hội Anh. Trong tiến trình đàm phán về Brexit, bà sẽ phải thiết lập một tương lai bền vững cho mối quan hệ Anh - EU. Để chuẩn bị những vấn đề nêu trên, Chatham House cho rằng Thủ tướng Theresa May nên trì hoãn việc kích hoạt Điều 50 đến chừng nào có thể.
Trước đó vào ngày 02-8, Ủy ban Nội các phụ trách Chiến lược Phát triển Kinh tế và Công nghiệp của Anh đã nhóm họp lần đầu tiên dưới sự chủ trì của Thủ tướng Anh Theresa May cùng sự tham gia của 11 Bộ trưởng.Mục đích của cuộc họp là nhằm tìm kiếm chiến lược kinh tế mới nhằm thúc đẩy kinh tế Anh tăng trưởng trong bối cảnh quốc gia này chuẩn bị rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).
Tại cuộc họp, Thủ tướng Theresa May cùng các Bộ trưởng đã xem xét việc khôi phục chính sách phát triển kinh tế bằng công nghiệp, một chính sách mà Anh đã từng theo đuổi để vực dậy nền kinh tế những năm 60 và 70, song đã bị cựu Thủ tướng Margaret Thatcher triệt tiêu sau đó. Trong tuyên bố sau cuộc họp, người phát ngôn Thủ tướng Anh khẳng định mục tiêu chiến lược kinh tế và công nghiệp mới của Chính phủ Anh là đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế đồng bộ ở tất cả mọi ngành nghề.
Thủ tướng Anh khẳng định thách thức hiện nay Anh là vực dậy lĩnh vực sản xuất trì trệ hàng chục năm qua thông qua biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp đối phó với những thách thức do toàn cầu cầu hóa, cũng như tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Anh. Thêm vào đó, bà tuyên bố London sẽ tiếp tục tìm kiếm vốn đầu tư từ khắp thế giới và nước này sẽ tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ tự do thương mại.
World Bank thông qua quy chế mới với môi trường và xã hội
Ban Giám đốc Điều hành Ngân hàng Thế giới vừa phê duyệt Khung chính sách Môi trường và Xã hội mới, mở rộng phạm vi bảo vệ con người và môi trường trong các dự án đầu tư do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Việc rà soát lại các chính sách an toàn đã được Ngân hàng Thế giới thực hiện thông qua một quy trình tham vấn sâu rộng nhất từ trước đến nay. Sau gần 4 năm phân tích và làm việc với các chính phủ, các chuyên gia phát triển, và các nhóm xã hội dân sự trên thế giới, gặp gỡ gần 8.000 bên liên quan ở 63 quốc gia, đợt rà soát đã được hoàn thành. Khung chính sách là một phần trong nỗ lực rộng rãi của Nhóm Ngân hàng Thế giới nhằm cải thiện các kết quả phát triển và định hướng công việc của Ngân hàng Thế giới.
Khung chính sách mới đưa các quy định an toàn môi trường và xã hội của Ngân hàng Thế giới hài hòa hơn với chính sách của các tổ chức phát triển khác, thể hiện nhiều tiến bộ quan trọng trong các lĩnh vực như minh bạch, chống phân biệt đối xử, hòa nhập xã hội, sự tham gia của người dân, trách nhiệm giải trình - bao gồm mở rộng vai trò của cơ chế giải quyết khiếu nại.
Để hỗ trợ khung chính sách mới và đáp ứng yêu cầu giám sát bổ sung, Ngân hàng Thế giới định hướng sẽ tăng đáng kể nguồn tài chính cho việc thực hiện những chính sách an toàn này. Tăng cường hệ thống quốc gia ở các nước nhận vốn vay được coi là mục tiêu phát triển trọng tâm theo quan điểm của Ngân hàng Thế giới và hầu hết các cổ đông của Ngân hàng Thế giới. Theo mục tiêu này, khung chính sách mới chú trọng hơn vào việc sử dụng các khung chính sách của nước vay và tăng cường năng lực cho các nước này, nhằm xây dựng thể chế bền vững cho nước vay vốn và tăng cường hiệu suất nguồn lực./.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình: Tăng cường đảm bảo an ninh mạng, phòng chống tội phạm công nghệ cao  (09/08/2016)
Văn hóa và phát triển - Vấn đề chiến lược cấp bách ở nước ta hiện nay  (09/08/2016)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 01 đến ngày 07-8-2016  (09/08/2016)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 01 đến ngày 07-8-2016  (09/08/2016)
Sự kiện trong nước nổi bật trong tuần (từ 01 đến 07-8-2016)  (09/08/2016)
Cộng đồng ASEAN khẳng định vị thế, mở rộng quan hệ đối tác chiến lược  (08/08/2016)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên