Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đời sống của nhân dân
TCCS - Dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng bộ Tập đoàn Điện lực Việt Nam, trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã thực hiện tốt vai trò bảo đảm điện cho phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân, đồng thời kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước.
Nhiệm kỳ 2015 - 2020, dưới sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và các bộ, ngành, Đảng bộ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lãnh đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ trong bối cảnh đất nước nói chung, các tập đoàn kinh tế nói riêng phải đối diện với không ít khó khăn, thách thức. Đặc biệt, cùng với yêu cầu về bảo đảm điện cho đất nước với tốc độ tăng trưởng nhanh, EVN còn thực hiện nhiệm vụ cơ cấu lại, đổi mới, cổ phần hóa… theo lộ trình Chính phủ giao.
Trong 5 năm qua, Đảng ủy Tập đoàn và các đảng ủy trực thuộc đã lãnh đạo, chỉ đạo hệ thống chính trị trong Tập đoàn hoàn thành mục tiêu, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tập đoàn lần thứ II đề ra, đó là: Bảo đảm cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân, kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước. Về các chỉ tiêu Đại hội, có 3/3 chỉ tiêu về công tác xây dựng Đảng đều đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương và Nghị quyết Đảng bộ Tập đoàn đề ra, cụ thể: (i) Số tổ chức đảng trực thuộc hằng năm đều đạt hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, bảo đảm theo quy định của Trung ương, không có tổ chức đảng trực thuộc yếu kém; (ii) Tỷ lệ đảng viên đủ tư cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ hằng năm đều đạt trên 93%; (iii) Tính đến hết Quý 1 năm 2020, toàn Đảng bộ đã kết nạp hơn 774 đảng viên, vượt xa chỉ tiêu Nghị quyết đề ra (600 đảng viên).
Trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, có 6 chỉ tiêu hoàn thành và hoàn thành vượt mức: (i) Tỷ lệ tổn thất điện năng hằng năm đều giảm, đến cuối năm 2019, giảm còn 6,49%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội, vượt trước 1 năm so với kế hoạch Chính phủ giao; (ii) Chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam có bước đột phá, vươn lên đứng thứ 27/190 quốc gia, nền kinh tế trên thế giới và thứ 4 khu vực ASEAN, vượt trước 2 năm so với mục tiêu của Chính phủ, vượt chỉ tiêu Nghị quyết; (iii) Đầu tư các dự án theo Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi, hải đảo đến nay 100% số xã trên cả nước có điện, đạt 99,25% số hộ dân nông thôn được sử dụng điện, vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra và hoàn thành sớm Chương trình do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (mục tiêu đến năm 2020 hầu hết các hộ dân nông thôn có điện); (iv) Năng suất lao động bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 10,4%/năm; (v) Sản lượng điện thương phẩm bình quân/cán bộ, công nhân viên đến cuối năm 2020 đạt 2,6 triệu kWh/người, vượt so với chỉ tiêu Nghị quyết đề ra 2,5 triệu kWh/người; (vi) Hoàn thành, đưa vào vận hành 20 tổ máy thuộc 11 dự án nguồn điện với tổng công suất 6.093 MW, trong đó dự án Thủy điện Lai Châu đã hoàn thành vượt trước 1 năm so với quy hoạch; hoàn thành và vượt tiến độ các dự án nguồn điện trọng điểm cấp điện cho khu vực miền Nam, như Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, Vĩnh Tân 4 mở rộng, Nhiệt điện Duyên Hải 3.
Trong 5 năm qua, Tập đoàn bảo đảm vận hành hệ thống điện và thị trường điện an toàn, ổn định, kinh tế, đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đời sống của nhân dân. Dự kiến đến cuối năm 2020, tổng công suất đặt của hệ thống điện Việt Nam là 59.210MW, trong đó công suất nguồn điện do Công ty mẹ Tập đoàn và các tổng công ty phát điện sở hữu, chi phối là 29.970MW (chiếm 50,6% tổng công suất nguồn điện toàn hệ thống).
Sản lượng điện thương phẩm năm 2020 dự kiến đạt 227,99 tỷ kWh, tăng 8,7% so năm 2019. Tính chung cả giai đoạn 2016 - 2020, tăng trưởng điện thương phẩm bình quân hằng năm đạt 9,67%/năm. Sản lượng điện thương phẩm bình quân trên đầu người của Việt Nam đến năm 2020 dự kiến đạt 2.320 kWh/người, gấp gần 1,5 lần so với năm 2015.
Hoạt động điều hành hệ thống điện đã đáp ứng nhu cầu và mức tăng trưởng nhu cầu điện của nền kinh tế; huy động hợp lý các nguồn điện, trong đó các nhà máy thủy điện bảo đảm phát điện, đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất nông nghiệp, đẩy mặn và sinh hoạt của nhân dân.
Công tác dịch vụ khách hàng chuyển biến vượt bậc, đã cung cấp dịch vụ điện trực tuyến trên cổng Dịch vụ công Quốc gia, chỉ số tiếp cận điện năng thuộc nhóm ASEAN 4. Các dịch vụ về điện tiếp tục phát triển và đa dạng hóa hình thức cung cấp nhằm tạo sự thuận lợi cho khách hàng và minh bạch trong các giao dịch đã được ghi nhận và phản ánh khách quan thông qua điểm đánh giá mức độ hài lòng khách hàng ngày càng cao.
Việc chú trọng ứng dụng công nghệ mới và công nghệ thông tin trong công tác kinh doanh dịch vụ khách hàng, nên cuối năm 2018, Tập đoàn đã thực hiện cung cấp dịch vụ điện cấp độ 4, đến cuối năm 2019 đã cung cấp các dịch vụ điện trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công Quốc gia và tại 63/63 tỉnh, thành phố. Tổng số khách hàng mua điện trực tiếp từ EVN là 28,03 triệu khách hàng, tăng gần 20% so với năm 2015.
Tuy nhiên, hiện nay, Tập đoàn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Việc hội nhập quốc tế sâu, rộng hơn, đồng nghĩa phải thực hiện đầy đủ các cam kết khi tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, tình hình thiên tai, địch hoạ, biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt, khó lường; giá đầu vào đối với sản xuất điện tăng cao; tỷ giá ngoại tệ tăng có thể dẫn đến lỗ do chênh lệch tỷ giá; việc chậm tiến độ của các nguồn điện ngoài EVN, thiếu vốn đầu tư và vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, bảo đảm môi trường trong sản xuất điện,… ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn.
Trong bối cảnh đó, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đặt ra yêu cầu mới, đòi hỏi toàn Đảng bộ Tập đoàn phải nắm vững và vận dụng sáng tạo chủ trương, đường lối của Đảng, nỗ lực phấn đấu, với quyết tâm chính trị, tinh thần đoàn kết, ý thức chấp hành kỷ luật là nguồn lực quan trọng để Tập đoàn tiếp tục phấn đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao./.
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm