Thể lệ Cuộc thi tác phẩm báo chí về đề tài "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" giai đoạn 2022 - 2025
TCCS - Ngày 19-5-2022, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Báo Nhân dân và Tạp chí Cộng sản phối hợp tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi tác phẩm báo chí về đề tài "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" giai đoạn 2022 - 2025. Tạp chí Cộng sản trân trọng giới thiệu thể lệ cuộc thi:
I. CƠ QUAN TỔ CHỨC
Ban Tuyên giáo Trung ương, Báo Nhân dân, Tạp chí Cộng sản.
II. ĐỐI TƯỢNG DỰ THI
- Mọi công dân Việt Nam có tác phẩm báo chí phù hợp với tiêu chí của cuộc thi đều có thể gửi tác phẩm tham dự.
- Tác phẩm gửi dự thi đã đăng, phát sóng trên các loại hình báo chí in, báo chí điện tử, đài phát thanh, đài truyền hình trong cả nước (được cấp giấy phép hoạt động của Bộ Thông tin và Truyền thông).
Không nhận tác phẩm đã đoạt giải tại các giải báo chí khác.
III. CHỦ ĐỀ, NỘI DUNG, HÌNH THỨC
1. Chủ đề
Cuộc thi tác phẩm báo chí về đề tài "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" giai đoạn 2022 - 2025.
2. Nội dung
- Phản ánh đa dạng, sinh động các phong trào, hoạt động thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Kết luận số 01-KL/TW ngày 18-5-2021 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” tại các địa phương, đơn vị, tổ chức.
- Tuyên truyền những cách làm sáng tạo, thiết thực, góp phần cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhận thức sâu sắc những nội dung cơ bản, khẳng định ý nghĩa và giá trị trường tồn của tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh; tạo chuyển biến mạnh mẽ và sâu rộng hơn nữa về ý thức tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội thực dụng, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, nạn tham nhũng, quan liêu và các biểu hiện tiêu cực khác.
- Giới thiệu, quảng bá các mô hình nghiên cứu, phát triển, vận dụng sáng tạo, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII và Kết luận Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; gắn với phát huy nội lực thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; gắn với triển khai hiệu quả các khâu đột phá và các vấn đề trọng tâm; giải quyết những bức xúc, khắc phục các vấn đề còn hạn chế, tồn tại trong thực tiễn thực hiện nhiệm vụ chính trị của các địa phương, cơ quan, đơn vị.
- Phát hiện, cổ vũ, lan tỏa những điển hình tiêu biểu, giới thiệu kinh nghiệm của các tập thể tổ chức tốt, có nhiều gương sáng trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đặc biệt là vai trò nêu gương của người đứng đầu; những tấm gương về phát huy ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
- Nhận diện, phê phán, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị với mục đích xuyên tạc giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
3. Hình thức
- Hình thức tổ chức: Cuộc thi được tổ chức chấm, trao giải vào dịp kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh các năm 2023, 2024 và 2025.
- Các thể loại và loại hình báo chí được xét trao giải:
+ Loại hình: Báo in, báo điện tử, phát thanh và truyền hình.
+ Thể loại: Bài phản ánh, phỏng vấn, ghi chép, phóng sự, ký sự, các chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu, sản phẩm báo chí đa phương tiện, ảnh báo chí.
- Tác phẩm không được xét:
+ Loạt bài ghép từ những bài độc lập của các tác giả đứng tên riêng lẻ ở các thời điểm đăng, phát sóng khác nhau, không có tên chung của bài nhiều kỳ.
+ Tác phẩm có nội dung đang chờ đánh giá và kết luận của các cơ quan có thẩm quyền.
+ Tác phẩm mang tính hư cấu (như tiểu phẩm, câu chuyện văn nghệ, phim truyền hình…)
4. Tiêu chí riêng đối với từng loại hình báo chí
a) Báo in
- Mỗi tác phẩm là một bài hoặc bài nhiều kỳ (không quá 5 kỳ) của một tác giả hoặc nhóm tác giả cùng đứng tên và thực hiện bằng một thể loại báo chí.
* Trường hợp đặc biệt vượt quá 5 kỳ hoặc hình thức thể hiện mới, Ban Tổ chức cuộc thi sẽ xem xét cụ thể.
b) Báo điện tử
- Tác phẩm tham dự cuộc thi là tác phẩm sáng tạo lần đầu, thực hiện riêng cho báo điện tử; thể hiện được đặc trưng của báo điện tử, bao gồm cả sản phẩm đa phương tiện; không xét những tác phẩm đăng lại của báo in. Mỗi tác phẩm là một bài hoặc bài nhiều kỳ (không quá 5 kỳ) dưới hình thức thông tin văn bản, âm thanh, hình ảnh hoặc đa phương tiện của một tác giả hoặc nhóm tác giả cùng đứng tên.
* Trường hợp đặc biệt vượt quá 5 kỳ hoặc hình thức thể hiện mới, Ban Tổ chức cuộc thi sẽ xem xét cụ thể.
c) Phát thanh
- Là một tác phẩm hoặc tác phẩm nhiều kỳ (không quá 5 kỳ), một chương trình hoặc một số chương trình phát thanh (không quá 5 chương trình) về một chủ đề, một sự kiện.
- Tác phẩm phải thể hiện được đặc trưng của phát thanh là âm thanh rõ ràng, tiếng nói nhân vật, tiếng động, âm nhạc bảo đảm chất lượng. Thời lượng: Tối đa 30 phút/tác phẩm.
* Trường hợp đặc biệt vượt quá 5 kỳ hoặc 5 chương trình, hình thức thể hiện mới, Ban Tổ chức cuộc thi sẽ xem xét cụ thể.
d) Truyền hình
- Là một tác phẩm hoặc tác phẩm nhiều kỳ (không quá 5 kỳ), một hoặc một số chương trình truyền hình (không quá 5 chương trình) về một chủ đề, sự kiện.
- Tác phẩm phải thể hiện được đặc trưng của truyền hình là hình ảnh động. Kỹ thuật hình ảnh, âm thanh phải đạt yêu cầu chất lượng, nội dung hấp dẫn và bảo đảm đúng như chương trình đã phát, không được dựng hình lại. Thời lượng: Tối đa 60 phút/tác phẩm.
* Trường hợp đặc biệt vượt quá 5 kỳ hoặc 5 chương trình, hình thức thể hiện mới, Ban Tổ chức cuộc thi sẽ xem xét cụ thể.
e) Ảnh báo chí
- Tác phẩm ảnh bao gồm ảnh đơn, nhóm ảnh hoặc phóng sự ảnh. Đối với nhóm ảnh, phóng sự ảnh về một nội dung, chỉ tuyển chọn mỗi nhóm không quá 10 ảnh, đăng trên cùng một số báo hoặc cùng thời điểm xuất bản (đối với báo điện tử).
* Trường hợp đặc biệt, Ban Tổ chức cuộc thi sẽ xem xét cụ thể.
IV. THỜI GIAN
1. Thời gian nhận tác phẩm dự thi
Năm 2022 - 2023: Ban Tổ chức cuộc thi nhận các tác phẩm đã đăng, phát sóng trên các loại hình báo chí từ ngày 19-5-2022 đến ngày 31-3-2023. Hạn cuối nhận bài dự thi là 5-4-2023 (tính theo thời gian gửi email hoặc theo dấu bưu điện ngoài bì thư).
Năm 2023 - 2024: Ban Tổ chức cuộc thi nhận các tác phẩm đã đăng, phát sóng trên các loại hình báo chí từ ngày 19-5-2023 đến ngày 31-3-2024. Hạn cuối nhận bài dự thi là 5-4-2024 (tính theo thời gian gửi email hoặc theo dấu bưu điện ngoài bì thư).
Năm 2024 - 2025: Ban Tổ chức cuộc thi nhận các tác phẩm đã đăng, phát sóng trên các loại hình báo chí từ ngày 19-5-2024 đến ngày 31-3-2025. Hạn cuối nhận bài dự thi là 5-4-2025 (tính theo thời gian gửi email hoặc theo dấu bưu điện ngoài bì thư).
2. Thời gian tổng kết, trao giải
Tổng kết và trao giải vào dịp kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh các năm 2023, 2024 và 2025.
V. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG
1. Số lượng giải thưởng
- Giải thưởng trong các năm 2023, 2024 và 2025: Có 3 giải Nhất, 6 giải Nhì, 12 giải Ba và 30 giải Khuyến khích. (Giải trao cho các loại hình: báo chí in, báo chí điện tử, phát thanh và truyền hình. Không nhất thiết mỗi loại hình báo chí phải xét đủ số lượng các giải Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích).
- Giải thưởng cho giai đoạn 2022 - 2025: Có 1 giải Đặc biệt, 3 giải Nhất, 6 giải Nhì, 12 giải Ba và 30 giải Khuyến khích. (Giải trao cho các loại hình: báo chí in, báo chí điện tử, phát thanh và truyền hình. Không nhất thiết mỗi loại hình báo chí phải xét đủ số lượng các giải Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích).
2. Giá trị giải thưởng
- Trong từng năm 2023, 2024 và 2025:
Giải Nhất: 30.000.000₫
Giải Nhì: 20.000.000₫
Giải Ba: 10.000.000₫
Giải Khuyến khích: 5.000.000₫
- Giai đoạn 2022 - 2025:
Giải Đặc biệt: 100.000.000₫
Giải Nhất: 50.000.000₫
Giải Nhì: 30.000.000₫
Giải Ba: 15.000.000₫
Giải Khuyến khích: 10.000.000₫
VI. PHƯƠNG THỨC DỰ THI
1. Đối với tác giả
Mỗi tác giả có thể gửi tác phẩm dự thi với số lượng không giới hạn.
2. Đối với cơ quan báo chí
Mỗi cơ quan báo chí có thể gửi tác phẩm dự thi gồm các thể loại báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình với số lượng không giới hạn.
3. Cách thức gửi bài dự thi
- Tất cả các tác phẩm dự thi gửi qua đường bưu điện, đến địa chỉ: Báo Nhân dân, số 71, Hàng Trống, Hà Nội (trên tác phẩm dự thi và ngoài bì thư ghi rõ “Tác phẩm dự Cuộc thi tác phẩm báo chí về đề tài “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”).
- Tác phẩm báo in cần photocopy (có cả măng-set báo) hoặc gửi bản gốc, có xác nhận của cơ quan báo chí.
- Tác phẩm báo điện tử cần gửi bản in từ giao diện trang báo điện tử và kèm theo đường link bài báo (không nhận tác phẩm đánh máy lại). Gửi đường link đến địa chỉ email: banxaydungdang@gmail.com.
- Tác phẩm phát thanh phải ghi file lên đĩa CD hoặc USB, mỗi đĩa CD hoặc USB chỉ ghi 1 tác phẩm và trên nhãn đĩa ghi rõ tên đơn vị, tên tác phẩm, tác giả, thời lượng và thời gian phát sóng, kèm theo văn bản phần lời của tác phẩm. Nếu là tiếng dân tộc phải có bản dịch ra tiếng Việt.
- Tác phẩm truyền hình phải ghi file lên đĩa VCD, DVD hoặc USB, mỗi đĩa hoặc ổ cứng chỉ ghi 1 tác phẩm và trên nhãn đĩa ghi rõ tên đơn vị, tên tác phẩm, tác giả, thời lượng và thời gian phát sóng; kèm theo bản thuyết minh. Nếu là truyền hình tiếng dân tộc phải có phụ đề tiếng Việt.
- Tác phẩm ảnh báo chí, cùng với ảnh đã đăng trên báo, tạp chí phải kèm theo ảnh phóng trên giấy ảnh cỡ 18cm x 24cm (ảnh đơn) và 12cm x 18cm (đối với ảnh trong nhóm hoặc phóng sự ảnh). Nếu phụ đề ảnh là tiếng dân tộc phải dịch sang tiếng Việt.
- Những tác phẩm không đáp ứng các quy định nêu trên bị coi là phạm quy (bị loại). Ban Tổ chức giải không hoàn trả các tác phẩm phạm quy này.
4. Các tác phẩm dự thi
- Khi gửi cộng tác với Báo Nhân dân, các tác phẩm bảo đảm chất lượng được lựa chọn, đăng tải trên các ấn phẩm của Báo Nhân dân (Nhân dân hằng ngày, Nhân dân điện tử, Nhân dân cuối tuần, Nhân dân hằng tháng, Thời Nay, Truyền hình Nhân dân) và trả nhuận bút theo chế độ hiện hành.
- Tác giả có tác phẩm gửi dự thi không được vi phạm các quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo, không vi phạm Luật Báo chí, Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật.
- Thông tin về tác giả cần ghi rõ họ và tên, bút danh (nếu có), địa chỉ, nghề nghiệp, số điện thoại liên hệ. Nếu là loạt bài, cần có bản liệt kê tên từng bài, ngày tháng năm công bố trên báo, phát sóng trên đài phát thanh, đài truyền hình (kèm theo bản tóm tắt nội dung của tác phẩm). Nếu tác phẩm của nhóm phóng viên, cần ghi rõ họ tên từng người.
- Ban Tổ chức không hoàn trả bản thảo tác phẩm dự thi của tác giả và cơ quan báo chí.
BAN TỔ CHỨC CUỘC THI
Phát động Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ hai, năm 2022  (05/06/2022)
Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản và Bộ Biên tập Báo Nhân dân ký thỏa thuận phối hợp công tác giai đoạn 2022 - 2025  (19/05/2022)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm