Vệ sinh tay - biện pháp đơn giản, hiệu quả để phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện
22:16, ngày 14-10-2018
TCCSĐT - Mỗi năm vào ngày 15-10, Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng, hàng triệu người trên toàn thế giới cùng cam kết thực hiện “hành động nhỏ” để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân và cộng đồng: rửa tay sạch với xà phòng. Đây cũng là dịp để nâng cao nhận thức của mọi người về tầm quan trọng trong việc rửa tay sạch mỗi ngày, đóng góp một phần không nhỏ tới việc giảm thiểu số người chết do các dịch bệnh.
Theo thống kê mới nhất của Quỹ Nhi Đồng Liên hợp quốc (UNICEF), số lượng người rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn chỉ chiếm 12% và con số này chỉ nhỉnh hơn một chút, với 16% rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh. Thói quen không tích cực này tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển gây nên hàng loạt các dịch bệnh nguy hiểm. Tầm quan trọng của việc rửa tay chưa được nhìn nhận đúng đắn là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều dịch bệnh đe dọa bùng phát, trong đó có cả Ebola.
Năm 2008, Liên hiệp quốc đã chọn ngày 15-10 hằng năm là Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng; tổ chức y tế thế giới cũng đã chọn ngày 05-5 hằng năm là Ngày Vệ sinh tay thế giới. Trong những năm qua, Bộ Y tế đã liên tục phát động phong trào vệ sinh bàn tay ở các bệnh viện và cộng đồng.
Theo Tiến sỹ Nguyễn Tiến Quang, phụ trách công tác Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện K, nhiễm khuẩn bệnh viện hay còn gọi là nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế đang là vấn đề toàn cầu do làm tăng tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong, kéo dài ngày nằm viện (từ 9 đến 24,3 ngày), tăng việc sử dụng kháng sinh, tăng đề kháng kháng sinh và tăng chi phí điều trị (trung bình từ 2 - 32,3 triệu).
"Một nghiên cứu nhiễm khuẩn bệnh viện tại 55 bệnh viện của 14 quốc gia trên thế giới đại diện cho các khu vực của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện tại các nước này là 8,7%. Ước tính ở bất cứ thời điểm nào cũng có hơn 1,4 triệu người bệnh trên thế giới mắc nhiễm khuẩn bệnh viện. Tại Việt Nam, kết quả điều tra nhiễm khuẩn bệnh viện tại 36 bệnh viện phía Bắc, tỉ lệ này là 7,9%”- Tiến sỹ Quang cho biết.
Hiện tại, Bệnh viện K đã và đang xây dựng một mô hình phòng ngừa được nhiễm khuẩn bệnh viện, từ rất nhiều khâu theo mô hình một chiều như việc phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải y tế; trang bị đầy đủ các phương tiện: túi, hộp, thùng để chứa và vận chuyển chất thải y tế đúng quy định; xây dựng kho lưu giữ chất thải để đảm bảo chất thải không ảnh hưởng tới môi trường bệnh viện và xung quanh; hoàn thiện theo bệnh viện kiểu mẫu về việc tiệt khuẩn, khử khuẩn dụng cụ; đảm bảo chất lượng tiệt khuẩn không còn nguy cơ nhiễm khuẩn khi tái sử dụng dụng cụ.
Đặc biệt hơn nữa là vệ sinh tay của nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh. Bệnh viện đã có những quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn và giám sát vệ sinh tay; trang bị đầy đủ các dụng dịch sát khuẩn trên xe tiêm, tại các cửa buồng bệnh, buồng khám bệnh và treo các pano áp phích đồng thời giao cho khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn hàng ngày đi giám sát kiểm tra sự tuân thủ vệ sinh tay của nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh; bước đầu đã đạt được tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay là 68%.
Theo Tiến sỹ Nguyễn Tiến Quang, Bệnh viện K là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành về điều trị các bệnh ung bướu, với đặc điểm các bệnh nhân đa số là người bệnh ung thư được điều trị với các loại pháp như hóa trị, xạ trị gây suy giảm miễn dịch nên việc phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện rất quan trọng. “Đối với người bình thường, rửa tay hằng ngày là một ý thức quan trọng, đối với những người làm nghề y lại đặc biệt quan trọng trong công tác phòng chống nhiễm khuẩn, hạn chế tối đa sự lây lan của các loại vi khuẩn. Đây cũng là hành động thiết thực, hiệu quả góp phần bảo vệ chính sức khỏe của y bác sỹ, cũng như nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện”, Tiến sỹ Nguyễn Tiến Quang chia sẻ.
Để nâng cao nhận thức của nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh về tầm quan trọng của vệ sinh tay với chăm sóc y tế, Bệnh viện K tổ chức cho lãnh đạo các khoa, phòng của Bệnh viện K ký cam kết rửa tay để chống nhiễm khuẩn bệnh viện; xây dựng thông điệp phòng chống nhiễm khuẩn: “Bảo vệ sự sống - Hãy vệ sinh tay”; “Hãy trao nhau yêu thương, đừng trao nhau vi khuẩn”; “Chăm sóc sạch là chăm sóc an toàn”; “Vệ sinh tay là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất trong phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện”. Bên cạnh đó, Bệnh viện đưa nội dung thực hiện vệ sinh tay, kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện và một trong các tiêu chí quan trọng trong công tác thi đua, khen thưởng của bệnh viện và các đơn vị.
Theo các chuyên gia y tế, kiểm soát nhiễm khuẩn là việc áp dụng đồng bộ các biện pháp nhằm ngăn ngừa sự lan truyền các tác nhân gây nhiễm khuẩn trong thực hành khám bệnh, chữa bệnh, là nội dung quan trọng nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh tại các cơ sở y tế. Trong các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, vệ sinh tay luôn được coi là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất.
Tổ chức Y tế thế giới nhấn mạnh, vệ sinh tay được coi là liều vắc xin tự chế rất đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả về chi phí cũng như có thể cứu sống hàng triệu người. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chỉ một động tác vệ sinh tay sạch đã làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy làm tử vong hàng triệu người mỗi năm trên thế giới.
Để phòng, chống các dịch bệnh đường tiêu hoá, các nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính nguy hiểm như Tả, SARS, Cúm A (H5N1, H1N1)... đặc biệt bệnh Tay - Chân - Miệng đang bùng phát và có nguy cơ lan trên diện rộng, các chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới cũng đưa ra lời khuyên thiết thực là luôn giữ đôi bàn tay sạch sẽ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Rửa tay với xà phòng không chỉ bảo vệ sức khỏe cho cá nhân mà đó còn là hành động thiết thực phòng tránh dịch bệnh cho cả cộng đồng, vì một tương lai tươi sáng của thế hệ trẻ Việt Nam./.
Theo Tiến sỹ Nguyễn Tiến Quang, phụ trách công tác Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện K, nhiễm khuẩn bệnh viện hay còn gọi là nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế đang là vấn đề toàn cầu do làm tăng tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong, kéo dài ngày nằm viện (từ 9 đến 24,3 ngày), tăng việc sử dụng kháng sinh, tăng đề kháng kháng sinh và tăng chi phí điều trị (trung bình từ 2 - 32,3 triệu).
"Một nghiên cứu nhiễm khuẩn bệnh viện tại 55 bệnh viện của 14 quốc gia trên thế giới đại diện cho các khu vực của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện tại các nước này là 8,7%. Ước tính ở bất cứ thời điểm nào cũng có hơn 1,4 triệu người bệnh trên thế giới mắc nhiễm khuẩn bệnh viện. Tại Việt Nam, kết quả điều tra nhiễm khuẩn bệnh viện tại 36 bệnh viện phía Bắc, tỉ lệ này là 7,9%”- Tiến sỹ Quang cho biết.
Hiện tại, Bệnh viện K đã và đang xây dựng một mô hình phòng ngừa được nhiễm khuẩn bệnh viện, từ rất nhiều khâu theo mô hình một chiều như việc phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải y tế; trang bị đầy đủ các phương tiện: túi, hộp, thùng để chứa và vận chuyển chất thải y tế đúng quy định; xây dựng kho lưu giữ chất thải để đảm bảo chất thải không ảnh hưởng tới môi trường bệnh viện và xung quanh; hoàn thiện theo bệnh viện kiểu mẫu về việc tiệt khuẩn, khử khuẩn dụng cụ; đảm bảo chất lượng tiệt khuẩn không còn nguy cơ nhiễm khuẩn khi tái sử dụng dụng cụ.
Đặc biệt hơn nữa là vệ sinh tay của nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh. Bệnh viện đã có những quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn và giám sát vệ sinh tay; trang bị đầy đủ các dụng dịch sát khuẩn trên xe tiêm, tại các cửa buồng bệnh, buồng khám bệnh và treo các pano áp phích đồng thời giao cho khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn hàng ngày đi giám sát kiểm tra sự tuân thủ vệ sinh tay của nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh; bước đầu đã đạt được tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay là 68%.
Theo Tiến sỹ Nguyễn Tiến Quang, Bệnh viện K là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành về điều trị các bệnh ung bướu, với đặc điểm các bệnh nhân đa số là người bệnh ung thư được điều trị với các loại pháp như hóa trị, xạ trị gây suy giảm miễn dịch nên việc phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện rất quan trọng. “Đối với người bình thường, rửa tay hằng ngày là một ý thức quan trọng, đối với những người làm nghề y lại đặc biệt quan trọng trong công tác phòng chống nhiễm khuẩn, hạn chế tối đa sự lây lan của các loại vi khuẩn. Đây cũng là hành động thiết thực, hiệu quả góp phần bảo vệ chính sức khỏe của y bác sỹ, cũng như nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện”, Tiến sỹ Nguyễn Tiến Quang chia sẻ.
Để nâng cao nhận thức của nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh về tầm quan trọng của vệ sinh tay với chăm sóc y tế, Bệnh viện K tổ chức cho lãnh đạo các khoa, phòng của Bệnh viện K ký cam kết rửa tay để chống nhiễm khuẩn bệnh viện; xây dựng thông điệp phòng chống nhiễm khuẩn: “Bảo vệ sự sống - Hãy vệ sinh tay”; “Hãy trao nhau yêu thương, đừng trao nhau vi khuẩn”; “Chăm sóc sạch là chăm sóc an toàn”; “Vệ sinh tay là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất trong phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện”. Bên cạnh đó, Bệnh viện đưa nội dung thực hiện vệ sinh tay, kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện và một trong các tiêu chí quan trọng trong công tác thi đua, khen thưởng của bệnh viện và các đơn vị.
Theo các chuyên gia y tế, kiểm soát nhiễm khuẩn là việc áp dụng đồng bộ các biện pháp nhằm ngăn ngừa sự lan truyền các tác nhân gây nhiễm khuẩn trong thực hành khám bệnh, chữa bệnh, là nội dung quan trọng nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh tại các cơ sở y tế. Trong các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, vệ sinh tay luôn được coi là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất.
Tổ chức Y tế thế giới nhấn mạnh, vệ sinh tay được coi là liều vắc xin tự chế rất đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả về chi phí cũng như có thể cứu sống hàng triệu người. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chỉ một động tác vệ sinh tay sạch đã làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy làm tử vong hàng triệu người mỗi năm trên thế giới.
Để phòng, chống các dịch bệnh đường tiêu hoá, các nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính nguy hiểm như Tả, SARS, Cúm A (H5N1, H1N1)... đặc biệt bệnh Tay - Chân - Miệng đang bùng phát và có nguy cơ lan trên diện rộng, các chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới cũng đưa ra lời khuyên thiết thực là luôn giữ đôi bàn tay sạch sẽ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Rửa tay với xà phòng không chỉ bảo vệ sức khỏe cho cá nhân mà đó còn là hành động thiết thực phòng tránh dịch bệnh cho cả cộng đồng, vì một tương lai tươi sáng của thế hệ trẻ Việt Nam./.
Trung tâm kiểm tra sức khỏe Chợ Rẫy Việt-Nhật - một trung tâm khám sức khỏe theo tiêu chuẩn quốc tế chính thức hoạt động  (14/10/2018)
Chính phủ sẵn sàng ‘đi chợ’ cùng bà con nông dân  (14/10/2018)
Tạo điểm nhấn quan trọng trong các quan hệ song phương và đa phương Việt Nam với châu Âu  (14/10/2018)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay