Tạp chí Cộng sản với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
TCCS - Trong suốt 90 năm qua, tuy tên gọi có sự thay đổi khác nhau, nhưng về nội dung, Tạp chí Cộng sản luôn luôn giữ vững là một tạp chí đứng đầu về phương diện lý luận chính trị của Đảng ở nước ta. Qua các thời kỳ cách mạng, bám sát thực tiễn, bám sát đường lối lãnh đạo của Đảng, Tạp chí đã không ngừng trưởng thành và phát triển, có những đóng góp tích cực vào việc vận dụng và phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục lý luận của Đảng.
Trong thời kỳ đổi mới, trước sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu, Tạp chí Cộng sản đã bám sát đường lối đổi mới của Đảng, kiên định bảo vệ các quan điểm của Đảng, đấu tranh một cách thuyết phục đối với các quan điểm sai trái, nâng cao vai trò lý luận của Tạp chí. Tôi còn nhớ rất rõ, lúc bấy giờ, trước tình hình có nhiều quan điểm sai trái, mơ hồ, mất lòng tin vào chủ nghĩa xã hội, Tạp chí đã có một loạt bài khẳng định một cách thuyết phục vai trò của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, khẳng định con đường đi lên xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta, kết hợp phê phán những luận điểm sai trái, phản động của các thế lực thù địch chống chủ nghĩa xã hội. Nhiều bài viết của Tạp chí đã góp phần giúp chúng tôi với tư cách là giảng viên tham khảo để có thêm các lập luận sắc bén, trình bày một cách biện chứng, khoa học sức sống của chủ nghĩa Mác - Lê-nin trong các bài giảng về lý luận nhà nước và pháp luật ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh lúc bấy giờ.
Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là vấn đề mới cả về lý luận và thực tiễn, nhiều bài viết của Tạp chí đã tập trung làm rõ các vấn đề lý luận về nhà nước pháp quyền, như bản chất, đặc trưng, các mô hình nhà nước pháp quyền trên thế giới. Đồng thời, làm rõ bản chất, đặc trưng, chức năng cũng như các yêu cầu, đòi hỏi đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam… Các bài viết chẳng những phân tích, làm rõ đường lối xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được văn kiện các Đại hội Đảng đề ra, mà còn góp phần làm phong phú thêm lý luận về xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân loại. Đồng thời, Tạp chí cũng đã kịp thời phản ánh thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta để làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản, nổi bật về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, như nguyên tắc: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Đây là một nguyên tắc mới về tổ chức quyền lực nhà nước được ghi nhận trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) và được Hiến pháp năm 2013 thể chế thành nguyên tắc, đã được Tạp chí Cộng sản phân tích, làm rõ nội dung, vai trò và ý nghĩa của nguyên tắc này trong tổ chức quyền lực nhà nước. Ngoài ra, Tạp chí đã kịp thời phản ánh một cách sinh động các hoạt động lập pháp của Quốc hội, hoạt động hành pháp của Chính phủ và hoạt động của các cơ quan tư pháp theo nguyên tắc tổ chức quyền lực mới của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Các bài viết về nhà nước pháp quyền của Tạp chí Cộng sản là những bài viết có nội dung lý luận sâu sắc và được minh họa bằng thực tiễn phong phú. Vì thế, vừa góp phần nâng cao nhận thức lý luận cho người đọc, vừa góp phần chỉ đạo các hoạt động thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đặc biệt, trong đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng của toàn Đảng, toàn dân đóng góp ý kiến vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Tạp chí Cộng sản đã trở thành diễn đàn dân chủ thu hút được nhiều chuyên gia, các nhà khoa học và cả một số cán bộ lãnh đạo, quản lý viết bài để đóng góp ý kiến về những nội dung cần sửa đổi Hiến pháp. Hầu hết các chương, mục quan trọng của dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đều được các bài viết phân tích sâu sắc và đưa ra các kiến nghị cần chỉnh sửa và bổ sung. Có thể nói, đợt sinh hoạt chính trị góp ý vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 không những góp phần xây dựng và hoàn thiện Hiến pháp - đạo luật gốc của Nhà nước và xã hội trong thời kỳ mới, mà còn góp phần nâng cao nhận thức lý luận về Hiến pháp - phương tiện đặc biệt quan trọng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Sau khi Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực, Tạp chí Cộng sản tiếp tục đăng nhiều bài viết phân tích sâu sắc những nội dung và ý nghĩa của những hiến định mới của Hiến pháp, góp phần tích cực đưa Hiến pháp vào cuộc sống.
Nhà nước nói chung, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói riêng là biểu hiện tập trung nhất của chính trị, là vấn đề cốt tử của đường lối chính trị của Đảng. Vì vậy, mặc dù Tạp chí Cộng sản đã có các bài viết về nhà nước và pháp luật như đã nói ở trên, nhưng so với tính chất quan trọng của vấn đề, tôi mong muốn Tạp chí trong thời gian tới tăng thêm số lượng các bài viết mang tính chất lý luận và thực tiễn về xây dựng nhà nước pháp quyền nói chung, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nước ta nói riêng để góp phần nâng cao nhận thức lý luận và hiệu quả vận dụng vào thực tiễn. Hiện nay, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta đang đặt ra rất nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn cần phải giải quyết thấu đáo. Ví dụ, các nguyên tắc pháp quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước mà Văn kiện Đại hội XII của Đảng đề ra được hiểu và vận dụng như thế nào trong thực tiễn xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta? Hay xây dựng và hoàn thiện các cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 như thế nào để phòng, chống có hiệu lực và hiệu quả sự tha hóa của quyền lực nhà nước? Làm thế nào để phát huy dân chủ, quyền con người, quyền công dân trong đời sống của Nhà nước và đời sống xã hội…? Có thể nói, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hôi chủ nghĩa ở nước ta vẫn đang là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất bức thiết, còn nhiều dư địa để Tạp chí Cộng sản tiếp tục phát huy với vai trò là Cơ quan lý luận chính trị hàng đầu của Đảng ta.
Nhân dịp kỷ niệm 90 năm Ngày Tạp chí Cộng sản ra số đầu tiên (5-8-1930 - 5-8-2020), xin kính chúc Bộ Biên tập, các thế hệ cán bộ, biên tập viên của Tạp chí mạnh khỏe và có được nhiều bài viết hay, phục vụ đắc lực công cuộc xây dựng và phát triển đất nước nói chung và sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta nói riêng./.
Phát huy truyền thống vẻ vang, Tạp chí Cộng sản tiếp tục xứng đáng là cơ quan lý luận chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng  (05/08/2020)
Vững một niềm tin  (05/08/2020)
Tạp chí Cộng sản: Vẻ vang truyền thống 90 năm xây dựng và phát triển  (04/08/2020)
Tạp chí Cộng sản: Vẻ vang truyền thống 90 năm xây dựng và phát triển  (04/08/2020)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay
- Giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị kinh tế di sản từ góc nhìn quản trị vùng và địa phương
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay