Báo chí Thủ đô trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19
TCCS - Kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu xảy ra từ cuối năm 2019 đầu năm 2020, báo chí cả nước đã đóng góp vai trò rất quan trọng trong phòng chống đại dịch COVID-19. Ngay từ khi đại dịch mới bắt đầu, báo chí đã vào cuộc nhanh chóng và kịp thời, phản ánh nhanh tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để người dân an tâm, tích cực tham gia vào phòng, chống dịch.
Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học hàng đầu của cả nước, vì vậy, việc bảo vệ vững chắc công tác phòng, chống dịch được đặt lên hàng đầu. Ngay từ khi dịch bệnh mới bắt đầu, các cấp lãnh đạo của Thành phố đã quan tâm và quyết liệt nhằm đẩy lùi dịch bệnh đặc biệt trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4. Nhận thức được vai trò quan trọng đó, báo chí của Thủ đô đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, định hướng dư luận và thay đổi cách truyền thông để người dân thủ đô không hoang mang, đẩy lùi các thông tin xấu, độc, xuyên tạc trên không gian mạng, giữ vững được an ninh trật tự trên địa bàn. Việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng của thành phố và các cơ quan báo chí đóng trên địa bàn nói chung và các cơ quan trực thuộc thành phố nói riêng rất quan trọng, cần thiết mỗi khi có các vấn đề nóng, phức tạp, nhạy cảm xảy ra trên địa bàn.
Để đạt được hiệu quả trong công tác tuyên truyền thời gian vừa qua, nội dung, thời lượng truyền tải tin tức đến với người dân đã được các cơ quan báo chí đăng tải một cách nhanh chóng, kịp thời và được chia làm hai giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất trong các giai đoạn dịch bùng phát:
Cung cấp thông tin kịp thời, nhanh chóng về tình hình COVID-19 trong nước và thế giới, các quy định, chỉ đạo của Trung ương, thành phố; các hướng dẫn của Bộ Y tế trên các phương tiện thông tin đại chúng. Xây dựng các phóng sự, bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học về cách phòng, chống dịch bệnh trên thế giới và bài học được rút ra đối với Việt Nam góp phần nhằm nâng cao ý thức của người dân trong ứng phó với đại dịch. Đây là những nội dung nhằm giúp các cơ quan chức năng ở Việt Nam thêm thông tin và điều chỉnh các chính sách cho phù hợp với tình hình của địa phương và tạo nên sự đồng thuận cao của nhân dân với các cơ quan chức năng ở địa phương.
Xây dựng các chương trình, chuyên mục liên quan đến hoạt động của người dân đối với công tác phòng, chống dịch bệnh ở từng địa bàn, từng tổ dân phố; phát hiện những cách làm mới ở địa phương. Đẩy mạnh tuyên truyền về tác dụng và hiệu quả của “Tổ phòng chống COVID-19 cộng đồng” để tạo niềm tin cho nhân dân; định hướng kịp thời các vấn đề “nóng” của Thành phố giúp người dân không hoang mang. Tập trung xây dựng các chương trình, chuyên đề để chống tin giả giúp người dân của Thủ đô nắm rõ thông tin, không hoang mang và tin tưởng vào chỉ đạo của chính quyền địa phương. Đẩy mạnh việc nêu gương “người tốt việc tốt” trong phòng chống dịch COVID-19 đặc biệt là những người ở mặt trận tuyến đầu như y tế, quân đội, công an; tuyên truyền đẩy mạnh những mô hình hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố trong giai đoạn bùng phát đại dịch.
Giai đoạn thứ hai là trong các giai đoạn dịch không bùng phát:
Tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân, cách phòng chống dịch trong giai đoạn mới, tập trung vào những thích ứng linh hoạt để phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; chú trọng tuyên truyền đến các vấn đề an sinh xã hội cho người dân đặc biệt là đối tượng yếu thế của xã hội như người lao động, người mất việc làm do dịch bệnh,... Tập trung đẩy mạnh việc tuyên truyền các vấn đề liên quan đến khuyến khích phát triển doanh nghiệp của thành phố; kịp thời định hướng dư luận và tạo sự đồng thuận về các vấn đề liên quan giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp, người dân trong giai đoạn bình thường mới.
Có thể nói, việc kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí của các chính quyền thành phố Hà Nội đã giúp định hướng có hiệu quả trong công tác phòng chống dịch. Từ thực tiễn công tác tuyên truyền trong công tác phòng chống COVID-19, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
Thứ nhất, các cơ quan chức năng từ trên địa bàn Hà Nội cần cung cấp những thông tin sớm nhất đến các cơ quan báo chí chính thống những quan điểm chỉ đạo trong phòng chống dịch; kịp thời cung cấp cho báo chí các vấn đề liên quan phân tích khoa học, đánh giá một cách khách quan để định hướng dư luận kịp thời tránh lợi dụng của đối tượng thù địch gây hoang mang trong dư luận.
Thứ hai, các cơ quan báo chí của Hà Nội cũng cần chủ động xây dựng những chương trình, thông tin có tính hướng dẫn, dẫn dắt dư luận tránh hoang mang, đặc biệt là tận dụng lợi thế của mạng xã hội. Khi thông tin được minh bạch, chính xác, lý luận thuyết phục thì sẽ giúp ngăn chặn được những thông tin “xấu”, “độc” đồng thời sẽ giúp người dân nâng cao nhận thức, sàng lọc thông tin trong phòng chống đại dịch; tuyên truyền, giáo dục để mỗi người dân nâng cao lòng yêu nước, bản lĩnh chính trị và đoàn kết.
Thứ ba, đổi mới, nâng cao chất lượng của từng sản phẩm báo chí. Để thực hiện tốt điều này thì mỗi nhà báo cần phải có bản lĩnh vững vàng, không hoang mang khi tác nghiệp; kịp thời nghiên cứu, tham khảo các nguồn tin, các chuyên gia trong và ngoài nước để có phản ánh thông tin chính xác, khoa học và đầy đủ hơn; phải chủ động nắm bắt được tâm lý của nhân dân ở từng địa phương.
Thứ tư, khai thác lợi thế của Cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư để sản xuất tin, bài; phương tiện tác nghiệp và ứng dụng những công cụ trực tuyến để thực hiện việc phát triển nội dung phù hợp với từng loại hình báo chí, bảo đảm những quy định về công tác phòng chống dịch; cần chuyển đổi số mạnh mẽ trong quá trình sản xuất, phát hành ở các cơ quan báo chí.
Thứ năm, xây dựng một đội ngũ nhà báo tác nghiệp trong đại dịch phải có bản lĩnh, năng lực, phẩm chất và kỹ năng tốt để thực hiện đưa trong tin trong giai đoạn đại dịch xảy ra. Mỗi nhà báo tham gia công tác phòng, chống dịch cần dũng cảm, dấn thân thì mới hoàn thành được nhiệm vụ và có những tác phẩm có chất lượng, phản ánh đa chiều, tích cực và có tính thuyết phục đối với công chúng.
Thứ sáu, trong giai đoạn đại dịch đang xảy ra, để động viên các nhà báo đang làm tại cơ quan báo chí thì Nhà nước cần cơ chế hỗ trợ tài chính kịp thời để tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả tuyên truyền hơn nữa. Do đại dịch xảy ra các cơ quan báo chí đã bị tác động “kép” do ảnh hưởng mạng xã hội và đại dịch COVID-19, đã làm ảnh hưởng nguồn thu của các cơ quan báo chí và đời sống sinh hoạt của nhà báo.
Đại dịch vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, do đó, công tác tuyên truyền định hướng dư luận xã hội của báo chí Thủ đô nói riêng và báo chí nói chung có vai trò hết sức quan trọng. Thực tiễn chứng minh, trước những vấn đề lớn của đất nước hoặc những vấn đề “nóng” đến đâu, nếu công tác thông tin tuyên truyền kịp thời, đầy đủ và đúng đắn thì sự việc được giải quyết một các ổn thỏa, tránh được bức xúc trong xã hội, giúp người dân tích cực tham gia vào công tác phòng, chống dịch COVID-19../.
Nỗ lực vượt khó trong công tác phòng, chống dịch bệnh của Hà Nội  (08/10/2021)
Huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội: nỗ lực xây dựng nông thôn mới thực chất, bền vững  (07/10/2021)
Hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh COVID-19 cho người lái xe taxi  (05/10/2021)
Hà Nội triển khai nhiều biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm không khí  (03/10/2021)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay