Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để đẩy lùi tai nạn, ùn tắc giao thông
TCCS - Ngày 3-12-2021, Hội nghị An toàn giao thông năm 2021 bước vào phiên làm việc toàn thể.
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ, Ủy viên thường trực Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết, tai nạn giao thông đã và đang gây ra những thiệt hại nghiêm trọng đối với sinh mạng, sức khỏe và tài sản của người dân, cũng như quá trình phát triển kinh tế, xã hội ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm, tai nạn giao thông cướp đi sinh mạng của gần 1,35 triệu người và làm cho hơn 50 triệu người khác lâm vào cảnh thương tật vĩnh viễn suốt đời. Cùng với đó, hằng năm, nền kinh tế toàn cầu bị thiệt hại khoảng 2,5% tổng giá trị GDP, tương đương khoảng 1.500 tỷ USD do tai nạn giao thông.
Ở Việt Nam, trong những năm qua, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của nhân dân, công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đã đạt được những kết quả rõ rệt, tai nạn giao thông liên tục được kéo giảm cả về số vụ, số người chết và số người bị thương, ùn tắc giao thông trong các đô thị lớn đã từng bước được khắc phục. Tai nạn giao thông năm 2020 đã giảm sâu nhất cả số vụ, số người chết, số người bị thương trong vòng 10 năm qua và lần đầu tiên số người chết do tai nạn giao thông giảm xuống dưới 7.000 người. 11 tháng năm 2021, toàn quốc xảy ra 10.137 vụ tai nạn giao thông, làm chết 5.111 người, bị thương 7.059 người. So với cùng kỳ năm 2020, số vụ tai nạn giao thông giảm 24,72%, số người chết giảm 1.104 người (17,76%), số người bị thương giảm 29,47%.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Lê Đình Thọ, tình hình trật tự, an toàn giao thông ở Việt Nam vẫn còn diễn biến phức tạp, tai nạn giao thông còn ở mức cao, ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn đang gia tăng. Cùng với quá trình tăng trưởng mạnh mẽ và hội nhập sâu rộng của nền kinh tế, nhu cầu giao thông và số lượng phương tiện giao thông sẽ tiếp tục gia tăng nhanh chóng, tạo nên sức ép lớn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông, cùng với đó chúng ta cũng đang phải thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19.
Thực tế này đòi hỏi phải tiếp tục thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, từ hoàn thiện thể chế pháp luật, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, nâng cao năng lực quản lý nhà nước, xây dựng văn hóa giao thông để khắc phục, kiềm chế và đẩy lùi tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, hướng tới một hệ thống giao thông an toàn và thân thiện. Trong đó, nhiệm vụ tìm ra được những giải pháp khoa học, thiết thực, hiệu quả phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội ở Việt Nam được đặt trên vai các nhà khoa học, các chuyên gia.
Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe 5 báo cáo chính về ảnh hưởng của phân loại đường theo chức năng đến giao thông và an toàn; hiệu quả tiềm năng chương trình đạo tạo nâng cao khả năng nhận biết và xử lý các tình huống nguy hiểm trên đường cho người điều khiển mô tô, xe gắn máy tại Việt Nam; nhận xét chấn thương sọ não do tai nạn liên quan đến đồ uống có cồn cấp cứu tại Bệnh viện hữu nghị Việt Đức; nn toàn giao thông trong quy hoạch và thiết kế TOD: giải pháp cho phát triển đô thị hiện đại; ứng dụng camera giám sát xử phạt vi phạm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông tại Việt Nam.
Các đại biểu cũng nghe báo cáo kết quả thảo luận liên quan đến 9 chủ đề của hội nghị đã được các tiểu ban bàn thảo trong phiên làm việc chiều ngày 2-12-2021, trong đó có những báo cáo có giá trị học thuật và thực tiễn cao, như ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ, xác định những vấn đề mới về an toàn giao thông với đường sắt đô thị, bảo đảm an toàn không gian mạng cho an toàn giao thông hàng không, các kinh nghiệm về an toàn giao thông trên thế giới và khuyến cáo cho Việt Nam, vấn đề cải thiện môi trường đối với người tham gia giao thông…
Tổng kết Hội nghị, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Khuất Việt Hùng đánh giá, Hội nghị đã thu hút được các công trình nghiên cứu thực tiễn nhưng rất chuyên sâu, có hàm lượng khoa học cao, với những vấn đề thiết thực, được dư luận, cơ quan quản lý và người dân đặc biệt quan tâm. Đây là khối lượng thông tin kiến thức đồ sộ phục vụ công tác nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn người dân tham gia giao thông.
Đồng chí Khuất Việt Hùng cho biết, tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông quý III-2021 vừa qua, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã chỉ đạo chủ đề năm an toàn giao thông 2022 là “xây dựng văn hóa giao thông gắn với phòng, chống dịch bệnh COVID-19”. Chủ đề này gắn với tinh thần chung của toàn Đảng, toàn dân sau khi Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc.
“Việc xây dựng văn hóa giao thông phải thực hiện với một tinh thần mới, tâm thế mới, quan điểm mới. Nhìn nhận văn hóa giao thông bằng các hành vi cụ thể của người tham gia giao thông, nhưng đồng thời cũng là văn hóa hành nghề, văn hóa chuyên nghiệp của những người làm công tác xây dựng, thiết kế, quy hoạch đến thực thi pháp luật, bảo trì, quản lý vận tải, tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm”, đồng chí Khuất Việt Hùng nhấn mạnh.
Theo đồng chí Khuất Việt Hùng, nhiệm vụ 2022 là rất lớn, trong đó có vai trò của các nhà khoa học trong việc đi sâu nghiên cứu để xây dựng được văn hóa chuyên nghiệp trong thực thi pháp luật về giao thông, xây dựng văn hóa tham gia giao thông của người dân, đặc biệt là của thế hệ trẻ./.
Giải quyết dứt điểm các “điểm đen” ùn tắc giao thông ở Hà Nội  (20/11/2021)
Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh ra quân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông  (15/11/2021)
Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông gắn với phòng, chống dịch COVID-19  (22/10/2021)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm