Tỉnh Đồng Nai quyết tâm giữ vững trật tự an toàn giao thông
TCCS - Đồng Nai là tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, hệ thống giao thông phát triển, mật độ giao thông đông đúc, nhất là ở những tuyến quốc lộ và đường kết nối với các khu công nghiệp. Trong giai đoạn 2015 - 2020, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, sâu sát của các cấp ủy đảng, công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực và hiệu quả.
Một trong những kết quả nổi bật của tỉnh Đồng Nai được Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đánh giá cao là từ một địa phương có tình hình giao thông khá phức tạp, nhưng trong 5 năm qua, tỉnh Đồng Nai đã kéo giảm rõ rệt tai nạn giao thông (TNGT) cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và bị thương. Trong đó, số người chết do tai nạn giao thông bình quân một ngày đã kéo giảm xuống thấp so với các giai đoạn trước đó.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp
Theo Ban An toàn giao thông tỉnh, để đạt được kết quả nêu trên là nhờ triển khai sự chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban An toàn giao thông tỉnh với các ngành chức năng của tỉnh và Trung ương, với cấp ủy, chính quyền các địa phương, đơn vị trong tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng liên quan đến trật tự an toàn giao thông (ATGT). Cụ thể như chỉ đạo hưởng ứng Nghị quyết của Liên hợp quốc về Thập kỷ hành động vì sự ATGT đường bộ giai đoạn 2011 - 2020 cũng như các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường bảo đảm ATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, các cao điểm dịp lễ, tết…
Tại tỉnh Đồng Nai, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đã thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm bảo đảm trật tự ATGT. Trong đó, công tác phối hợp kiểm tra ATGT trên các tuyến đường được duy trì thường xuyên; việc xử lý các “điểm đen” về tai nạn giao thông (TNGT), bổ sung biển báo giao thông, sửa chữa, lắp đặt đèn tín hiệu, đèn chiếu sáng luôn được quan tâm thực hiện thường xuyên. Ngoài ra, các ngành chức năng, địa phương còn tăng cường kiểm tra, đôn đốc chủ đầu tư, nhà thầu, cơ quan quản lý giao thông về khắc phục tình trạng mất ATGT trên quốc lộ 1, quốc lộ 20, quốc lộ 51, đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây…
Theo Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh, đến nay, tổng số phương tiện cơ giới mà đơn vị quản lý trên địa bàn tỉnh là gần 2,5 triệu phương tiện, gồm hơn 154 nghìn ô tô và hơn 2,3 triệu mô tô, xe máy, tăng rất cao so với giai đoạn 2015 - 2020. Do đó, bên cạnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về giao thông đến người dân, lực lượng công an còn chú trọng công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm quy định về ATGT.
Đối với công tác xử lý vi phạm, Công an tỉnh đã chỉ đạo Phòng Cảnh sát giao thông và các đơn vị liên quan thực hiện quyết liệt, liên tục, thật sự mang lại hiệu quả trong phòng ngừa trực tiếp vi phạm và TNGT. Việc chấn chỉnh, xử lý vi phạm tải trọng xe được thực hiện nghiêm túc. Nhờ đó, tình trạng vi phạm chở quá tải trọng cầu, đường cho phép tại Đồng Nai đã giảm rõ rệt.
Bên cạnh đó, Đồng chí Dương Văn Đông, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải cho biết, công tác sát hạch, cấp đổi giấy phép lái xe được thực hiện đúng quy trình, đúng chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải. Từng bước đưa công nghệ hiện đại vào giám sát, đào tạo, sát hạch lái xe nhằm đưa hoạt động này vào nền nếp, công khai, minh bạch, bảo đảm chất lượng đào tạo. Hiện nay, hệ thống cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe đã được mở trên khắp tất cả các địa phương trong toàn tỉnh, tạo điều kiện cho người dân khi đăng ký học và dự sát hạch tại các trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện.
Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu
Trong thời gian tới, tỉnh Đồng Nai tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự ATGT đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa cũng như chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự ATGT đường bộ. Trong đó, quyết tâm hằng năm kéo giảm ít nhất từ 5% - 10% về số vụ, người chết và bị thương do TNGT, giảm các vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng và ùn tắc giao thông. Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Trần Văn Vĩnh cho rằng, công tác bảo đảm trật tự ATGT cần được tiếp tục thực hiện quyết liệt, nghiêm túc và có hành động cụ thể, gắn kết quả công tác bảo đảm trật tự ATGT với trách nhiệm của người đứng đầu các địa phương, đơn vị. Đặc biệt, mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong các tổ chức chính trị - xã hội phải gương mẫu chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông. Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Trần Văn Vĩnh yêu cầu tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước và hiệu lực của thực thi công vụ trong bảo đảm trật tự ATGT. Tăng cường bảo đảm an toàn của kết cấu hạ tầng giao thông, trước tiên là xử lý triệt để các “điểm đen” mất an toàn trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ; tại các giao cắt giữa đường phụ ra đường chính, các điểm đường ngang qua đường sắt, các điểm tiềm ẩn tai nạn trên đường thủy…
Tại các buổi giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện công tác bảo đảm trật tự ATGT tại các địa phương, đơn vị công an trong tỉnh, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Phạm Ngọc Tuấn cũng nhấn mạnh, cần phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của nhân dân trong công tác bảo đảm trật tự ATGT; tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hệ thống pháp luật về trật tự, ATGT phù hợp với tình hình mới; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo đảm trật tự ATGT; quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp chính quyền và cá nhân về bảo đảm trật tự ATGT, khắc phục ùn tắc giao thông./.
Tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh  (22/11/2020)
Đường cứu nạn, giảm nỗi lo cho các tài xế ở những cung đường đen  (22/11/2020)
Ẩn họa từ việc tháo dỡ dải hộ lan  (20/11/2020)
Nguy cơ mất an toàn giao thông từ việc chăn thả gia súc trên đường  (20/11/2020)
Nỗi lo mất an toàn giao thông từ chợ tự phát  (18/11/2020)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm