Dự kiến phân luồng giao thông trên Quốc lộ 1 đoạn qua thị xã Cai Lậy từ ngày 1-11-2019
TCCS - Tổng cục Đường bộ Việt Nam dự kiến phân luồng giao thông trên Quốc lộ 1 đoạn qua thị xã Cai Lậy tỉnh Tiền Giang từ ngày 1-11-2019.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) đã tổ chức họp với đại diện Vụ Đối tác công tư - Bộ Giao thông vận tải, Ban An toàn giao thông Tiền Giang, Phòng Cảnh sát giao thông Tiền Giang, nhà đầu tư Dự án BOT, Cục Quản lý đường bộ IV thống nhất phương án tổ chức giao thông để phân lưu lượng giao thông phù hợp thực tế; trên cơ sở kết quả kiểm tra, khảo sát hiện trường, báo cáo của Cục Quản lý đường bộ IV (biên bản thống nhất giữa các bên), Tổng cục ĐBVN chấp thuận phương án phân luồng như sau:
Phương án tổ chức giao thông đề xuất: Hướng xe chạy trên quốc lộ 1 đoạn qua nội thị của thị xã Cai Lậy và tuyến tránh Cai Lậy. Để hạn chế ùn tắc giao thông, tổ chức phân luồng theo hướng: Cấm xe tải từ 3 trục và xe khách từ 29 chỗ trở lên lưu thông hai chiều qua quốc lộ 1 đoạn qua nội thị của thị xã Cai Lậy, các phương tiện này sẽ đi theo tuyến tránh thị xã Cai Lây.
Các loại xe còn lại (bao gồm cả xe buýt) sẽ được lưu thông trên quốc lộ 1 đoạn qua nội thị của thị xã Cai Lậy và tuyến tránh bình thường.
Sau khi phân luồng, sẽ phân lưu lượng xe qua tuyến tránh tăng lên khoảng 4.420 lượt/ngày đêm; lượng xe qua nội thị của thị xã Cai Lậy giảm khoảng 4.420 lượt/ngày đêm; còn khoảng 17.390 lượt/ngày đêm có thể lưu thông qua tuyến tránh hoặc qua nội thị của thị xã Cai Lậy; giảm áp lực qua tuyến nội thị, hạn chế ùn tắc giao thông và giảm ô nhiễm môi trường, đặc biệt các ngày cuối tuần và lễ tết.
Về tổ chức thực hiện, Tổng cục ĐBVN giao Cục Quản lý đường bộ IV phối hợp với Ban An toàn giao thông Tiền Giang, Phòng Cảnh sát giao thông Tiền Giang và các cơ quan ban ngành địa phương chỉ đạo nhà đầu tư Dự án BOT tổ chức thực hiện; theo dõi trong quá trình thực hiện, xử lý; báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định. Ban An toàn giao thông tỉnh Tiền Giang chỉ đạo các ngành, địa phương phối hợp trong quá trình tổ chức phân luồng xe qua nội thị và tuyến tránh thị xã Cai Lậy; Theo dõi quá trình lưu thông nếu có bất cập thì báo cáo, phối hợp điều chỉnh phù hợp với thưc tế.
Sở Giao thông vận tải Tiền Giang, làm việc với các cơ quan, chính quyền địa phương để thống nhất giải pháp, cấp phép cho các xe để phục vụ nhu cầu dân sinh trong phạm vi khu vực quốc lộ 1 đoạn qua nội thị của thị xã Cai Lậy; bảo đảm không ảnh hưởng đến đời sống, tình hình an ninh, trật tự khu vực khi tổ chức cấm xe tải từ 3 trục trở lên và xe khách từ 29 chỗ trở lên lưu thông hai chiều trên quốc lộ 1 đoạn qua nội thị của thị xã Cai Lậy; Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương tổ chức quản lý tốt hành lang an toàn đường bộ, giải tỏa các vi phạm lấn chiếm hành lang đường bộ.
Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Tiền Giang, phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan trong quá trình điều tiết phân luồng; tổ chức tuyên truyền, phối hợp thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về phương án tổ chức giao thông qua đoạn tuyến và khu vực, bảo đảm an ninh, trật tự về thời gian tổ chức phân luồng giao thông; có khó khăn bất cập báo cáo Ban An toàn giao thông tỉnh để điều chỉnh phù hợp thực tế.
Nhà đầu tư BOT (Công ty TNHH đầu tư quốc lộ 1 Tiền Giang), thực hiện công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên: Tăng cường thực hiện công tác bảo đảm giao thông (điều chỉnh, bổ sung hệ thống vạch sơn, biển báo; tuần đường; phát quang, dọn cỏ bảo đảm tầm nhìn; vệ sinh, thoát nước mặt đường kịp thời...vv); tổ chức thực hiện lắp đặt hệ thống biển báo phân luồng tổ chức giao thông ngay sau khi có sự chấp thuận của cấp có thẩm quyền; tổ chức tuyên truyền, phối hợp thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về phương án tổ chức giao thông qua đoạn tuyến và khu vực, bảo đảm an ninh trật tự; thực hiện các hạng mục còn lại (nút giao, hầm dân sinh…) theo đúng hồ sơ thiết kế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để bảo đảm an toàn giao thông, lưu thông thuận lợi, vệ sinh môi trường cho người dân; nghiên cứu, báo cáo đề xuất mở rộng các cầu hẹp, nâng cao an toàn giao thông đoạn tuyến trong quá trình khai thác, thu phí; Phối hợp với các cơ quan, chính quyền địa phương, Cục Quản lý đường bộ IV quản lý tốt hành lang an toàn đường bộ, giải tỏa các vi phạm lấn chiếm hành lang đường bộ.
Thời gian dự kiến phân luồng giao thông từ ngày 1-11-2019.
Trước đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam nhận được Văn bản số 1930/SGTVT-KC, ngày 14-10-2019, của Sở Giao thông vận tải Tiền Giang báo cáo hiện nay trên đoạn quốc lộ 1 đoạn qua nội thị của thị xã Cai Lậy thuộc dự án xây dựng tuyến tránh Cai Lậy và tăng cường mặt đường quốc lộ 1 đoạn Km1987+560 - Km2014+000, hiện do nhà đầu tư Dự án BOT (Công ty TNHH đầu tư quốc lộ 1 Tiền Giang) quản lý, khai thác và bảo trì có nhiều phương tiện tham gia giao thông trên quốc lộ 1 thường xuyên ùn tắc giao thông, đặc biệt lưu thông qua các cầu hẹp, các ngày lễ, tết… nguy cơ mất an toàn giao thông tăng cao./.
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay