Nâng cao ý thức của người tham gia giao thông - Yếu tố quan trọng góp phần giảm nguy cơ tai nạn giao thông
TCCS - Tai nạn giao thông là điều không mong muốn, có thể đến với bất kì ai, vào bất kỳ thời điểm nào khi tham gia giao thông, không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp hay địa vị xã hội và để lại nhiều hệ lụy nặng nề đối với xã hội. Ở nước ta hiện nay, tình hình tai nạn giao thông mặc dù đã từng bước được cải thiện, song vẫn diễn biến phức tạp với số vụ, số người chết và bị thương do tai nạn giao thông vẫn ở mức cao.
Chỉ tính riêng năm 2018, cả nước có trên 8.200 người chết, 14.800 người bị thương. Trong 9 tháng đầu năm 2019, cả nước có trên 5.600 người chết, trên 9.600 người bị thương do tai nạn giao thông. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, song nguyên nhân hàng đầu là do ý thức của người tham gia giao thông còn kém. Vì vậy, để giảm nguy cơ và mức độ mất an toàn giao thông như hiện nay, giải pháp quan trọng hàng đầu là nâng cao ý thức của người tham gia giao thông.
Trên thực tế, nhiều vụ tai nạn thương tâm bắt nguồn từ lỗi chủ quan của người tham gia giao thông. Do vậy, xây dựng văn hóa giao thông hay nâng cao ý thức tham gia giao thông của mỗi người chính là bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất, như đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô-tô, xe gắn máy, xe đạp điện; đi đúng phần đường, làn đường quy định; không đi xe trên vỉa hè; đi bộ dưới lòng đường; chấp hành nghiêm hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; ứng xử có văn hóa khi xảy ra va chạm giao thông…
Với tinh thần "mình vì mọi người, mọi người vì mình", hơn lúc nào hết mỗi người dân cần tự giác chấp hành nghiêm chỉnh Luật Giao thông để đem lại hạnh phúc cho chính mình cũng như cho cộng đồng. Tuy bắt đầu từ những điều đơn giản, thiết thực với mỗi người, nhưng làm sao để mọi người đều có ý thức thượng tôn pháp luật khi tham gia giao thông lại không đơn giản. Bởi lẽ, chỉ khi nào tất cả mọi người nâng cao ý thức và trách nhiệm, tự giác chấp hành các quy định và luật lệ giao thông thì tai nạn mới không xảy ra.
Nâng cao ý thức của mỗi người khi tham gia giao thông, cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:
(1) Trước khi tham gia giao thông phải kiểm tra mức độ an toàn của phương tiện.
(2) Phải đảm bảo đầy đủ giấy tờ theo quy định khi tham gia giao thông.
(3) Phải đội mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng. Nói không với mũ bảo hiểm kém chất lượng.
(4) Đi đúng làn đường, phần đường, vạch đường,… theo quy định, luôn luôn có thái độ chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông.
(5) Bảo đảm đi đúng tốc độ. Nêu cao ý thức nhường đường, rẽ trái, rẽ phải… đúng quy định. Rèn luyện tính kiên nhẫn, chờ đợi khi gặp đèn tín hiệu giao thông hay tắc đường. Phải biết giúp đỡ người bị tai nạn giao thông.
(6) Bảo dưỡng định kỳ các phương tiện cẩn thận.
(7) Rèn luyện nếp sống văn hoá trong giao thông và thực hiện tốt quy ước “Bốn không, ba có” mà Ủy Ban An toàn Giao thông quốc gia đã kêu gọi toàn dân thực hiện khi tham gia giao thông (Bốn không gồm: Không uống rượu bia, phóng nhanh vượt ẩu, vượt đèn đỏ, vận hành phương tiện không đủ giấy tờ quy định; không lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, hành lang bảo vệ an toàn giao thông; không có thói hư tật xấu trong ứng xử với mọi người cùng tham gia giao thông cũng như khi xảy ra tai nạn giao thông; không để xảy ra tai nạn khi tham ra giao thông. Ba có gồm: có hiểu biết đầy đủ pháp luật về giao thông; có ý thức trách nhiệm cao nhất với bản thân và cộng đồng; có hành vi ứng xử văn hoá, hợp tác giúp đỡ người bị nạn khi xảy ra tai nạn giao thông).
Giáo dục ý thức tham gia giao thông bắt đầu từ mỗi gia đình. Ông bà, cha mẹ phải thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục, nhắc nhở các thành viên trong gia đình có ý thức tham gia giao thông, đặc biệt người lớn phải gương mẫu, phải có ý thức tham gia giao thông an toàn để con em noi theo. Đây cũng là môi trường giáo dục đầu tiên đối với mỗi con người. Đồng thời, tuyên truyền, giáo dục ý thức tham gia giao thông của người dân ở nơi cư trú, cơ quan, trường học, nơi làm việc của người lao động, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, qua đó họ được nghe, được biết, được hiểu và cùng nhau chia sẻ, rút kinh nghiệm, từ đó có sự cải thiện trong tư duy, cải thiện về ý thức tham gia giao thông của mỗi người.
Thực hiện nghiêm các quy định, pháp luật của Nhà nước về an toàn giao thông. Việc xử lý các hành vi vi phạm luật giao thông phải nghiêm minh, rõ ràng và công bằng với tất cả mọi người, tránh hiện tượng “nhờn luật”, qua đó dần tạo nên ý thức tự giác trong chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông của mỗi người. Đồng thời, nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông, những cơ quan, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm liên quan.
Quy hoạch và từng bước đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hợp lý; thường xuyên rà soát, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống trang thiết bị biển báo, đèn tín hiệu... bảo đảm phù hợp, đúng kỹ thuật; tăng cường ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành, điều tiết giao thông.../.
Vai trò của chính quyền địa phương trong bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường bộ  (26/12/2019)
Một số kinh nghiệm hay về bảo đảm an toàn giao thông trên thế giới và bài học đối với Việt Nam  (26/12/2019)
Để góp phần ngăn chặn tình trạng thanh, thiếu niên vi phạm trật tự an toàn giao thông  (26/12/2019)
Kỹ năng lái xe an toàn trên đường cao tốc  (23/12/2019)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay