Quá trình phát triển lý luận về xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc và một số gợi mở đối với Việt Nam
Lý luận về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc là thành quả cách mạng có ý nghĩa quan trọng, góp phần lãnh đạo toàn thể nhân dân các dân tộc Trung Hoa đấu tranh giành thắng lợi trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ kiểu mới, từ đó mở ra bước đi mới trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc. Hệ thống lý luận chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc bao gồm bốn giai đoạn, tương ứng với bốn thế hệ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bốn thế hệ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, từ Hội nghị Trung ương 3 khóa XI năm 1978 cho đến nay đều đưa ra những nhận thức và phát triển lý luận mới để làm phong phú hơn chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.
Giai đoạn thứ nhất: Lý luận Đặng Tiểu Bình. Trên cơ sở đường lối “giải phóng tư tưởng”, “thực sự cầu thị”, chuyển đổi căn bản công tác Đảng và trọng tâm nhiệm vụ của đất nước từ chính trị sang lấy kinh tế làm trung tâm, thực hiện cải cách mở cửa, lý luận Đặng Tiểu Bình đã được xây dựng, tạo động lực mới cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc và phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa.
Giai đoạn thứ hai: Tư tưởng quan trọng “Ba đại diện” của Giang Trạch Dân.
Tập thể lãnh đạo thế hệ thứ ba của Trung Quốc, mà hạt nhân lãnh đạo là Tổng Bí thư Giang Trạch Dân, đã phát triển tư tưởng quan trọng “Ba đại diện”: đó là đại diện cho yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất tiên tiến, đại diện cho xu hướng tiến lên của nền văn hóa tiên tiến, đại diện cho lợi ích căn bản của toàn thể quần chúng nhân dân.
Giai đoạn thứ ba: Quan điểm phát triển khoa học của Hồ Cẩm Đào.
Tập thể lãnh đạo thế hệ thứ tư của Trung Quốc, mà hạt nhân lãnh đạo là Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào, đã tiếp cận từ các góc độ kiên trì phát triển Đảng và phát triển đất nước Trung Quốc và đề xuất quan điểm phát triển khoa học. Nội dung chính của quan điểm này là nắm vững nhiệm vụ quan trọng nhất của đảng cầm quyền là nắm vững quy luật phát triển, sáng tạo lý luận phát triển.
Giai đoạn thứ tư: Tư tưởng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới của Tập Cận Bình.
“Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới” dựa trên sự kết hợp nhuần nhuyễn tổng kết thực tiễn, sáng tạo lý luận, đã kế thừa và phát triển chủ nghĩa Mác một cách hết sức rõ nét. Những vấn đề cơ bản mà chủ nghĩa Mác đề xuất đều được đề cập trong tư tưởng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới, thể hiện rõ sự vận dụng sáng tạo của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình cả về lý luận lẫn thực tiễn.
Tiếp tục củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống, làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc  (12/12/2023)
Cải cách cơ chế giám sát và vận hành quyền lực ở Trung Quốc  (12/12/2023)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên