Ngân hàng Chính Sách xã hội vượt qua khó khăn, thách thức năm 2020 và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới
TCCS - Trong năm 2020, đất nước ta gặp nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và thiên tai, dịch bệnh xảy ra liên tục với diễn biến phức tạp, khó lường, nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, sự hỗ trợ của các ban, bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thực hiện tốt kế hoạch và nhiệm vụ chính trị được giao. Với thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng tạo từ năm 2009 đến năm 2019, ngày 13-11-2020, NHCSXH đã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động” thời kỳ đổi mới.
Những kết quả nổi bật
Ngay từ những ngày đầu năm 2020, NHCSXH đã chủ động bám sát Nghị quyết số 01/NQ-CP, ngày 01-01-2020, của Chính phủ, “Về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020”, Nghị quyết số 02/NQ-CP, ngày 01-01-2020, của Chính phủ, “Về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020”, chủ động triển khai, thực hiện kế hoạch và nhiệm vụ chính trị được giao trong tình hình mới, bảo đảm hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả và góp phần tích cực vào sự ổn định của nền kinh tế, chính trị - xã hội đất nước. Hoạt động tín dụng chính sách xã hội đã góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước đã đề ra về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, tập trung phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị, quốc phòng - an ninh và phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ nhất, tăng cường công tác huy động nguồn vốn và tập trung thực hiện tốt kế hoạch tăng trưởng dư nợ.
Tổng nguồn vốn tín dụng chính sách đến ngày 31-12-2020 đạt 233.426 tỷ đồng, tăng 21.532 tỷ đồng so với năm 2019, trong đó: Vốn nhận từ ngân sách nhà nước: 37.603 tỷ đồng (tăng 2.013 tỷ); vốn vay Ngân hàng nhà nước, vay và nhận ủy thác nước ngoài: 10.764 tỷ đồng, giảm 1.398 tỷ đồng (do trả nợ đến hạn); nhận tiền gửi 2% của các tổ chức tín dụng nhà nước: 81.462 tỷ đồng, tăng 10.191 tỷ đồng; phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh: 39.286 tỷ đồng, phát hành thành công 4.375 tỷ đồng để trả nợ trái phiếu đến hạn; huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trên thị trường: 35.524 tỷ đồng, tăng 6.399 tỷ đồng; vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương: 20.315 tỷ đồng, tăng 4.882 tỷ đồng so với năm 2019; nguồn vốn khác và các quỹ: 8.472 tỷ đồng.
Năm 2020, là năm cuối thực hiện kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016 -2020, NHCSXH đã được ngân sách nhà nước cấp 2.875,7/3.001,9 tỷ đồng (đạt 95,8% kế hoạch vốn đầu tư công được giao năm 2020), trong đó cấp vốn điều lệ: 982,8 tỷ đồng; vốn cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý: 873,7 tỷ đồng; vốn cho vay nhà ở xã hội: 1.000,3 tỷ đồng; vốn quản lý ngành: 18,9 tỷ đồng. Tổng doanh số cho vay đạt 75.825 tỷ đồng, tăng 3.002 tỷ đồng so với năm 2019, với trên 2 triệu lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn, doanh số cho vay tập trung chủ yếu vào một số chương trình cho vay: Giải quyết việc làm: 15.431 tỷ đồng; hộ mới thoát nghèo: 13.683 tỷ đồng; nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: 12.916 tỷ đồng; hộ cận nghèo: 11.146 tỷ đồng; hộ gia đình sản xuất - kinh doanh tại vùng khó khăn: 8.541 tỷ đồng; hộ nghèo: 6.686 tỷ đồng; … Tổng doanh số thu nợ đạt 56.303 tỷ đồng, tăng 2.805 tỷ đồng so với năm 2019. Tính đến 31-12-2020, tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt 226.197 tỷ đồng, tăng 19.391 tỷ đồng (+9,4%) so với cuối năm 2019, trong đó, dư nợ các chương trình tín dụng theo kế hoạch tăng trưởng được Thủ tướng Chính phủ giao đạt 194.405 tỷ đồng, tăng 14.400 tỷ đồng (+8%) so với cuối năm 2019, hoàn thành 100% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao, với hơn 6,4 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ.
Thứ hai, chất lượng tín dụng tiếp tục được duy trì, củng cố và nâng cao.
Năm 2020, tổng nợ quá hạn và nợ khoanh là 1.686 tỷ đồng, chiếm 0,76%/tổng dư nợ, trong đó, nợ quá hạn là 479 tỷ đồng, chiếm 0,21%/tổng dư nợ. Ngân hàng Chính sách xã hội đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) tại cơ sở. Phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, tăng cường giám sát quá trình sử dụng vốn vay, đôn đốc, làm tốt công tác thu hồi nợ đến hạn, nhằm hạn chế phát sinh nợ quá hạn và xử lý kịp thời các khoản nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan. Trước tình hình thiên tai, bão lũ diễn biến phức tạp và nghiêm trọng tại các tỉnh thuộc khu vực miền Trung và Tây Nguyên, tình trạng xâm ngập mặn tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, NHCSXH thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình để chỉ đạo kịp thời chi nhánh NHCSXH các tỉnh, thành phố tổ chức phòng chống, khắc phục hậu quả do thiên tai đồng thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, như xử lý nợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tiếp tục cho vay khôi phục sản xuất sau mưa lũ. Thực hiện quy chế xử lý nợ bị rủi ro trong hệ thống NHCSXH, Chủ tịch Hội đồng quản trị đã ban hành quyết định xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan cho 47.328 món vay, tổng số tiền là 716.650 triệu đồng (số tiền gốc: 607.092 triệu đồng, số tiền lãi: 109.558 triệu đồng).
Thứ ba, thực hiện tốt việc phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác.
Tổ chức chính trị - xã hội các cấp tiếp tục phối hợp chặt chẽ với NHCSXH trong việc củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng; thực hiện giải ngân nhanh chóng, kịp thời, đúng đối tượng; đôn đốc thu hồi nợ, lãi... góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các bên cũng như hiệu quả triển khai tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn cả nước. Đến ngày 31-12-2020, dư nợ nhận ủy thác của các tổ chức chính trị - xã hội là 225.084 tỷ đồng, chiếm 99,5%/tổng dư nợ, trong đó: Hội Phụ nữ chiếm 38,6%; Hội Nông dân chiếm 30,5%; Hội Cựu chiến binh chiếm 16,9%; Đoàn Thanh niên chiếm 14%, 04 tổ chức hội quản lý gần 173 nghìn tổ TK&VV đã kịp thời đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Hoạt động giao dịch xã (10.426 điểm) tiếp tục được duy trì ổn định, hiệu quả, an toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận dễ dàng tín dụng chính sách của Chính phủ. Hoạt động ủy thác góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách xã hội; huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị cùng chung tay giúp đỡ người nghèo và các đối tượng chính sách khác; góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở; củng cố tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội. Việc ủy thác thông qua các tổ chức chính trị - xã hội được khẳng định là giải pháp sáng tạo, phù hợp với cấu trúc hệ thống chính trị tại Việt Nam.
Thứ tư, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và hợp tác quốc tế, truyền thông.
Nhiều hoạt động nghiệp vụ khác nhau được ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. Hệ thống Intellect Core banking được nâng cấp để tích hợp chuyển lệnh tự động giữa hệ thống Intellect và hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (Citad) đã giúp nâng cao năng lực xử lý, bảo đảm an toàn, bảo mật cho hệ thống thanh toán của NHCSXH. Hạ tầng công nghệ thông tin tiếp tục được đầu tư nâng cấp, công tác bảo đảm an toàn, bảo mật hệ thống thông tin từng bước được nâng cao. Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác, tích cực làm việc với các cơ quan, tổ chức quốc tế, tuyên truyền về hoạt động NHCSXH cũng như tìm kiếm cơ hội hợp tác. Hoạt động truyền thông của NHCSXH đã có những bước chuyển biến tích cực, bảo đảm tính liên tục, liên thông trong toàn hệ thống, qua đó tạo sự lan tỏa theo diện rộng hình ảnh, vai trò của NHCSXH trong thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt là tuyên truyền, phản ánh kịp thời các chủ trương, văn bản hướng dẫn của Đảng, Chính phủ và của NHCSXH về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên trang web NHCSXH và tổ chức tốt hoạt động truyền thông phục vụ các sự kiện lớn, như: Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư; Hội nghị tổng kết Chiến lược phát triển NHCSXH giai đoạn 2011-2020 và đón nhận danh hiệu “Anh hùng Lao động” thời kỳ đổi mới; truyền thông về đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Thứ năm, thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID-19.
Bám sát các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, triển khai, thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Triển khai cho vay người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc đối với người lao động theo quy định của pháp luật. Đến ngày 31-12-2020, 52 chi nhánh NHCSXH các tỉnh, thành phố đã thực hiện giải ngân 31,6 tỷ đồng cho 207 doanh nghiệp để trả lương cho 8.529 người lao động. Bên cạnh đó, chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trong toàn hệ thống triển khai các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, theo đó, gia hạn nợ cho 167,7 nghìn khách hàng với số tiền là 4.182 tỷ đồng, điều chỉnh kỳ hạn nợ cho 75 nghìn khách hàng, với số tiền là 1.568 tỷ đồng, cho vay bổ sung 122,9 nghìn khách hàng với số tiền là 3.112 tỷ đồng, cho vay mới 1.943 nghìn khách hàng với số tiền là 71.585 tỷ đồng.
Thứ sáu, tín dụng chính sách xã hội góp phần tích cực thực hiện các Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.
Doanh số cho vay tại các huyện nghèo năm 2020 đạt 7.918 tỷ đồng, với hơn 192 nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn; tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách tại các huyện nghèo đạt 24.435 tỷ đồng, với gần 579 nghìn khách hàng còn dư nợ. Thời điểm cuối 2019 dư nợ bình quân một huyện nghèo trên 260,8 tỷ đồng; hiện nay, dư nợ bình quân đạt trên 287,4 tỷ đồng/huyện. Tổng doanh số cho vay tại các xã xây dựng nông thôn mới năm 2020 trên toàn quốc đạt 65.968 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 87%/tổng doanh số cho vay các chương trình tín dụng tại NHCSXH; tổng dư nợ tại các xã xây dựng nông thôn mới đạt 196.339 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 86,8%/tổng dư nợ, với gần 5,6 triệu khách hàng còn dư nợ. Dư nợ bình quân/xã đạt 22,1 tỷ đồng, tăng 2 tỷ đồng (+9,9%) so với đầu năm 2020. Tính đến tháng 12-2020, vốn tín dụng chính sách đã góp phần hỗ trợ khoảng 62% số xã đạt chuẩn nông thôn mới và 173 đơn vị cấp huyện tại 50 tỉnh/thành phố đạt chuẩn nông thôn mới.
Tiếp tục phát huy truyền thống Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới trong năm 2021
Căn cứ tình hình thực hiện năm 2020, khả năng huy động nguồn vốn và khả năng ngân sách nhà nước dự kiến năm 2021, NHCSXH xây dựng kế hoạch năm 2021 đối với các chương trình tín dụng theo chỉ tiêu tăng dư nợ tín dụng Thủ tướng Chính phủ giao dự kiến tăng 11% so với dư nợ thực hiện đến cuối năm 2020, tương ứng khoảng 21.385 tỷ đồng, để đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Dự kiến tăng dư nợ tín dụng các chương trình nhận vốn từ ngân sách nhà nước và NHCSXH nhận uỷ thác từ các chủ đầu tư khác tăng khoảng 9.368 tỷ đồng…
Để thực hiện mục tiêu trên, cần tập trung thực hiện một số giải pháp trọng tâm sau:
Một là, tập trung xây dựng Chiến lược phát triển NHCSXH giai đoạn 2021 - 2030, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển NHCSXH giai đoạn 2021 - 2030 trong toàn hệ thống kịp thời và hiệu quả. Chủ động tham mưu cho Chính phủ, các bộ, ban, ngành tiếp tục triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22-11-2014, của Ban Bí thư, “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội”; Quyết định số 401/QĐ-TTg, ngày14-3-2016, của Thủ tướng Chính phủ, “Ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22 tháng 11 năm 2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội”. Tập trung chỉ đạo chi nhánh NHCSXH các tỉnh, thành phố tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW, trọng tâm tăng cường nguồn lực từ địa phương hỗ trợ thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bảo đảm an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới.
Hai là, tiếp tục thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan chức năng, bảo đảm hoạt động của toàn hệ thống hiệu quả, an toàn.
Ba là, tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng trong toàn hệ thống. Theo đó, phối hợp với cơ quan lao động nắm bắt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn mới giai đoạn 2021 - 2025 để tập trung triển khai cho vay kịp thời; phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Chú trọng chất lượng tín dụng, chất lượng hoạt động giao dịch tại xã; chất lượng hoạt động của các tổ TK&VV. Kiện toàn, củng cố hoạt động của ban đại diện hội đồng quản trị các cấp, chỉ đạo thực hiện tốt công tác quản lý và xử lý nợ rủi ro do nguyên nhân khách quan theo đúng quy định.
Bốn là, chủ động làm việc với các bộ, ngành và cơ quan liên quan về tín dụng chính sách xã hội để trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt, sửa đổi Nghị định số 78/2002/NĐ-CP, ngày 04-10-2002, của Chính phủ, “Về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác”. Triển khai Nghị quyết số 88/2019/QH14, ngày 18-11-2019, của Quốc hội và Nghị quyết số 12/NQ-CP, ngày 15-02-2020, của Chính phủ, về Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Đề xuất, sửa đổi một số nội dung Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg, ngày 27/9/2007, của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên; vay vốn ưu đãi để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội...
Năm là, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng, triển khai các phần mềm hỗ trợ công tác quản lý, điều hành và tác nghiệp của cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, bảo đảm an toàn, bảo mật hệ thống. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng chính sách trong quá trình tiếp cận nguồn vốn ưu đãi tại NHCSXH. Duy trì, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của hệ thống nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp, hiệu quả thông qua việc giúp đội ngũ cán bộ nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp để thực hiện nhiệm vụ được giao một cách hiệu quả.
Sáu là, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng chính sách xã hội, bảo đảm sự phối hợp đồng bộ của các bộ, ngành khi xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách có liên quan đến tín dụng chính sách xã hội. Tính toán, bố trí đủ nguồn lực để NHCSXH thực hiện tốt các chương trình tín dụng chính sách, chuyển giao các chương trình tín dụng chính sách do các ngân hàng thương mại nhà nước đang thực hiện sang NHCSXH triển khai thực hiện./.
Không để lỡ nhịp tốc độ giảm nghèo  (27/08/2021)
Vốn chính sách thức dậy miền quê khó Phú Giáo  (04/08/2021)
Hiệu quả từ đồng vốn nhân văn trên quê hương Hà Tĩnh  (01/06/2021)
Hiệu quả từ đồng vốn nhân văn trên quê hương Hà Tĩnh  (01/06/2021)
Giải cơn khát vốn cho miền đất thiếu mưa, thừa nắng gió  (31/05/2021)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay