Quảng Nam - hiệu quả từ nguồn vốn tín dụng chính sách
TCCS - Thời gian qua, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam góp phần hỗ trợ tích cực các tổ chức, cá nhân phát triển sản xuất - kinh doanh, khắc phục ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và thực hiện hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội. Nhờ vậy, tỷ lệ hộ nghèo trên toàn tỉnh giảm, thu nhập bình quân đầu người tăng, đời sống của các gia đình chính sách ngày càng được cải thiện.
Một số kết quả đáng khích lệ
Trong 6 tháng đầu năm 2021, trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến tình hình kinh tế - xã hội nói chung, hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh nói riêng, nhưng với quyết tâm cao, Ban đại diện Hội đồng quản trị tỉnh, cấp huyện và chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã thực hiện xuất sắc nghị quyết, kế hoạch công tác 6 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng khá, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hộ nghèo và đối tượng chính sách khác tham gia sản xuất - kinh doanh, khắc phục khó khăn, quản lý an toàn nguồn vốn, giữ vững chất lượng tín dụng. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH tiếp tục được đầu tư đúng đối tượng và có hiệu quả.
Đã có 29.286 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn từ NHCSXH. Vốn tín dụng chính sách đã góp phần cho 11.715 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo vay vốn; tạo việc làm cho 6.940 lao động, có 12 lao động đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài; giúp 834 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập; xây dựng, cải tạo hơn 13.800 công trình nước sạch vệ sinh; xây dựng 201 ngôi nhà ở xã hội... Tổng nguồn vốn toàn chi nhánh đạt 5.505.709 triệu đồng, tăng 413.704 triệu đồng so với đầu năm (+8,12%%) và tăng 325.717 triệu đồng so với quý I - 2021.
Vốn huy động qua tổ chức cá nhân là 639.700 triệu đồng, tăng 73.852 triệu đồng, đạt 82,06% kế hoạch; có 5 đơn vị đạt 100% kế hoạch (Quế Sơn 100,27%, Đông Giang 106,94%, Bắc Trà My 131,34%, Phước Sơn 154,18%, Nam Trà My 156,54); một số đơn vị đạt thấp như: Đại Lộc, Duy Xuyên, Điện Bàn, riêng Tây Giang giảm 2.094 triệu đồng. Nhận tiền gửi của tổ viên qua tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) là 241.279 triệu đồng, tăng 29.426 triệu đồng, đạt 58,85% kế hoạch. Nguồn vốn ngân sách địa phương là 389.546 triệu đồng, tăng 74.400 triệu đồng so đầu năm, trong đó: Ngân sách tỉnh tăng 60.000 triệu đồng; ngân sách cấp huyện tăng 14.400 triệu đồng; 100% đơn vị cấp huyện hoàn thành nguồn vốn ngân sách địa phương chuyển sang NHCSXH cùng cấp để cho vay, trong đó 4 đơn vị hoàn thành vượt chỉ tiêu (Đại Lộc 120%, Tam Kỳ 150%, Bắc Trà My 167%, Phước Sơn 200%). Tổng doanh số cho vay đạt 1.215.221 triệu đồng, với 29.286 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn. Tổng doanh số thu nợ đạt 798.695 triệu đồng, bằng 65,72% doanh số cho vay. Tổng dư nợ đến 30-6-2021 đạt 5.481.002 triệu đồng.
Cùng với việc tập trung thực hiện chỉ tiêu kế hoạch tín dụng năm 2021, toàn tỉnh tập trung các giải pháp giữ vững chất lượng tín dụng, nâng cao chất lượng bình xét cho vay, kiểm soát chặt chẽ nợ đến hạn, tích cực tìm kiếm thông tin thu hồi nợ bỏ đi, nợ đến hạn,… đồng thời thực hiện công tác xử lý rủi ro kịp thời. Trong 6 tháng đầu năm chi nhánh đã chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, hội, đoàn thể, tổ TK&VV rà soát thường xuyên khách hàng bị ảnh hưởng của dịch bệnh, tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho các hộ vay. Chất lượng tín dụng chính sách tiếp tục được duy trì và giữ vững. Chất lượng hoạt động tín dụng chính sách toàn tỉnh đạt loại tốt với 98,60 điểm, tăng 1,24 điểm so với quý I-2021.
Trong 6 tháng đầu năm, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp tiếp tục phối hợp chặt chẽ với NHCSXH trên địa bàn triển khai thực hiện tốt các nội dung công việc ủy thác, thực hiện giải ngân nhanh chóng, đúng đối tượng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đến 30-6-2021, dư nợ ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội là 5.476.213 triệu đồng, chiếm 99,9% tổng dư nợ, tăng so với đầu năm 413.901 triệu đồng, với 3.454 tổ tiết kiệm và vay vốn, 131.804 hộ còn dư nợ, nợ quá hạn là 1.957 triệu đồng, tỷ lệ nợ quá hạn 0,04%; cụ thể: Hội Nông dân chiếm 32% dư nợ; Hội Phụ nữ chiếm 41,17% dư nợ; Hội Cựu chiến binh chiếm 13,64% dư nợ; Đoàn Thanh niên chiếm 13,17% dư nợ. Các hội, đoàn thể nhận ủy thác phối hợp cùng NHCSXH trên địa bàn thực hiện rà soát, sắp xếp và chấn chỉnh hoạt động của tổ TK&VV nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của tổ TK&VV, duy trì hoạt động điểm giao dịch xã an toàn, hiệu quả. Hội, đoàn thể các cấp xây dựng kế hoạch và thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động ủy thác. Ngoài ra, NHCSXH tỉnh và hội, đoàn thể tỉnh đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành đã làm việc với Hội đoàn thể của huyện Nam Giang để nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác. Phối hợp tổ chức thực hiện tuần lễ “Gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo” tại thị xã Điện Bàn, qua đó tuyên truyền đến các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân về hoạt động huy động vốn của NHCSXH nhằm huy động các nguồn lực để tăng cường nguồn vốn hoạt động tín dụng chính sách. Quan tâm thực hiện công tác an sinh xã hội, hỗ trợ xã kết nghĩa, xây dựng nhà tình nghĩa, mái ấm tình thương, hỗ trợ công tác phòng chống dịch COVID-19 cho các chốt kiểm soát dịch, vận động đóng góp quỹ vắc xin, tham gia chương trình cặp lá yêu thương,... với tổng số tiền hơn 700 triệu đồng.
Tiếp tục nâng cao hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách
Để tiếp tục nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động tín dụng chính sách, NHCSXH tỉnh và các chi nhánh trên địa bàn cần tiếp tục triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22-11-2014, của Ban Bí thư, “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội”; Quyết định số 401/QĐ-TTg, ngày 14-3-2016, của Thủ tướng Chính phủ, “Ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22-11-2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội”. Tiếp tục nâng cao hơn nữa vai trò trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động tín dụng chính sách, quan tâm tăng cường nguồn lực cho NHCSXH trên địa bàn. Theo đó:
Một là, tập trung thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH cấp tỉnh, huyện. Riêng đối với thành viên là chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện kiểm tra, giám sát bảo đảm quy định mỗi quý tối thiểu 1 thôn, một số tổ vay vốn và một số hộ vay, đồng thời tăng cường tham gia nghiêm túc các phiên họp ban đại diện định kỳ, các phiên họp giao ban hằng tháng tại điểm giao dịch xã để chỉ đạo công tác tín dụng chính sách.
Hai là, tiếp tục rà soát nhu cầu xin bổ sung nguồn vốn Trung ương, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, nhất là đáp ứng đủ nhu cầu vốn theo Nghị quyết số 13/2017/NQ-HĐND, của Hội đồng nhân dân tỉnh. Phấn đấu dư nợ đến cuối quý III/2021 tăng so với đầu năm từ 10% trở lên. Tổ chức xây dựng kế hoạch tín dụng năm 2022 theo từng cấp xã, huyện, tỉnh nhằm đáp ứng kịp thời nguồn vốn tín dụng chính sách để thực hiện các mục tiêu giảm nghèo, an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới, đặc biệt thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 -2030. Triển khai chương trình cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất theo Nghị quyết số 68/2021/NQ-CP, ngày 1-7-2021 và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, ngày 7-7-2021, của Thủ tướng Chính phủ, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng được tiếp cận nguồn vốn kịp thời.
Ba là, tiếp tục giữ vững chất lượng tín dụng chính sách, phấn đấu điểm đánh giá chất lượng tín dụng chính sách đạt 99 điểm trở lên, trong đó chất lượng hoạt động tổ đạt 97 điểm trở lên, chất lượng giao dịch xã đạt 96 điểm trở lên. Tăng cường huy động các nguồn vốn trong dân cư, các quỹ xã hội từ thiện gửi vào NHCSXH nhằm tăng cường nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Tổ chức hoàn thành 100% chỉ tiêu huy động vốn được giao. Tiếp tục vận động hộ vay tham gia tiết kiệm qua tổ để trả nợ theo phân kỳ.
Bốn là, thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Trung ương, của ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các cấp, bảo đảm hoạt động trong toàn chi nhánh an toàn, hiệu quả. Tiếp tục thực hiện tốt các phong trào thi đua, khen thưởng, động viên toàn thể cán bộ, viên chức và người lao động khắc phục khó khăn, nâng cao ý thức tự giác, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2021.
Năm là, cho phép chi nhánh điều hòa nguồn vốn giữa chương trình hộ sản xuất - kinh doanh vùng khó khăn và các chương trình tín dụng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo nhằm thuận lợi trong việc thực hiện kế hoạch tín dụng hiện nay. Sớm có hướng dẫn cơ chế xử lý nợ rủi ro trong hệ thống NHCSXH. Tăng cường công tác giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ vay vốn cho người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất bảo đảm đúng quy định, kịp thời phản ánh thông tin về các cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp lợi dụng, trục lợi chính sách để xử lý theo quy định. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, giúp người lao động hiểu rõ được quyền lợi được hưởng khi người sử dụng lao động tham gia vay vốn theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg. Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội tích cực thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội, bảo đảm việc thực thi chính sách đi vào cuộc sống, hỗ trợ khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 đối với người lao động./.
Trên những cung đường phát triển  (08/10/2021)
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bắc Ninh dự sinh hoạt chi bộ tại thôn Đại Lai, huyện Gia Bình  (05/10/2021)
Huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc: Để người lao động thêm yên tâm, gắn bó với công việc  (05/10/2021)
Hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh COVID-19 cho người lái xe taxi  (05/10/2021)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay