Kỷ niệm ngày quyền của người tiêu dùng thế giới
Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng đã được các nước trên thế giới quan tâm từ nhiều năm nay. Ở Việt Nam, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đang ngày càng trở thành một vấn đề có tính cấp thiết và thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội.
Để kỷ niệm “Ngày quyền của người tiêu dùng thế giới (15-3)”, Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Thương mại đã tổ chức họp báo “Kỷ niệm ngày quyền của người tiêu dùng thế giới” và triển khai công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thời gian tới.
Một số nội dung chính được đề cập trong buổi họp báo:
1. Phân tích chủ đề của Ngày quyền của người tiêu dùng thế giới năm 2007 của Quốc tế người tiêu dùng (CI) là "chống cổ động phi đạo đức cho thuốc chữa bệnh" và các hoạt động của Việt Nam nhằm hưởng ứng chủ đề đó. Chiến dịch của CI năm nay hướng tới mục tiêu nâng cao trách nhiệm của các chính phủ và các công ty sản xuất dược phẩm để bảo vệ người tiêu dùng, giảm bớt những tai biến không đáng có cho sức khỏe và sự an toàn của người tiêu dùng do cổ động thuốc không đúng quy định gây ra.
2. Nêu những vấn đề tồn tại trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi Việt Nam vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Bên cạnh những lợi ích có được từ một thị trường rộng lớn và cạnh tranh, trên thị trường Việt Nam đang ngày càng xuất hiện nhiều hành vi gây ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng như buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng... Đặc biệt trong thời gian gần đây, nhiều phương thức bán hàng mới như bán hàng qua mạng, qua điện thoại, v.v…cũng đang du nhập vào Việt Nam. Các hành vi vi phạm đến quyền lợi của người tiêu dùng cũng tinh vi và phức tạp hơn, quyền lợi của người tiêu dùng cũng vì vậy mà dễ bị xâm phạm hơn. 3. Phân tích điểm yếu của người tiêu dùng Việt Nam trong việc tự bảo vệ mình. Đó là chưa nhận thức đầy đủ về quyền và trách nhiệm của mình và đặc biệt là tâm lý ngại lên tiếng, ngại khiếu kiện vì sợ phiền toái. Ngoài ra, người tiêu dùng ở Việt Nam rất thiếu thông tin nên trở thành những người chịu thiệt thòi nhất. Vì vậy, trong bối cảnh mới, người tiêu dùng cần chủ động phát hiện và khiếu nại về các hành vi gây ảnh hưởng đến quyền lợi của mình; biết tự bảo vệ mình trong tiêu dùng, nâng cao ý thức về quyền và trách nhiệm của mình và đấu tranh cho quyền và lợi ích hợp pháp đó. |
Người tiêu dùng có quyền gì?
Văn bản pháp lý về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:
Văn bản pháp lý có liên quan:
Người tiêu dùng cần làm gì khi quyền lợi bị xâm hại?
Cơ quan nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:
|
4. Những công việc Cục Quản lý cạnh tranh triển khai trong thời gian tới nhằm đẩy mạnh việcthực thi Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Tiếp tục hỗ trợ các Sở Thương mại/Sở Thương mại và Du lịch triển khai mạnh mẽ công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương; tăng cường phối hợp và hỗ trợ các hoạt động của các Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng.
- Phối hợp với các cơ quan hữu quan tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng. Tăng cường công tác tư vấn và nghiên cứu khoa học về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Bám sát hơn nữa tình hình thực tế của đất nước trong bối cảnh hội nhập và những vấn đề bức xúc của người tiêu dùng Việt Nam, trong đó đặc biệt coi trọng công tác nâng cao nhận thức của người tiêu dùng.
- Xác định trọng điểm của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong năm tới là tăng cường thông tin, chuẩn bị tốt hành trang cho người tiêu dùng bước vào thời kỳ hội nhập.
Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trước những đòi hỏi của thực tiễn  (23/03/2007)
ASEAN trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ  (23/03/2007)
Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh  (21/03/2007)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
- Tăng cường công tác dân vận nhằm thực hiện hiệu quả chính sách xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển