Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII của Đảng
TCCS - Ngày 7-2-2020, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã chủ trì cuộc họp của Tiểu ban, cho ý kiến vào dự thảo văn kiện Đại hội XIII, trước khi trình Bộ Chính trị xem xét thông qua, kịp thời gửi đại hội đảng bộ cấp cơ sở đóng góp ý kiến theo đúng kế hoạch.
Tham dự cuộc họp có các đồng chí thành viên Tiểu ban: Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; nhiều đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các thành viên Tổ Biên tập.
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Tổ trưởng Tổ Biên tập trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của Tổ Biên tập về ý kiến của Trung ương và Báo cáo tiếp thu, giải trình của Bộ Chính trị tại Hội nghị Trung ương 11 để hoàn thiện dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội XIII của Đảng và Báo cáo 10 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bổ sung, phát triển năm 2011 (Cương lĩnh 2011).
Tại cuộc họp, các thành viên Tiểu ban cơ bản nhất trí với các dự thảo Báo cáo đã được bổ sung, chỉnh sửa, đồng thời tiếp tục đóng góp ý kiến để hoàn thiện thêm một bước dự thảo Báo cáo Chính trị (đầy đủ và tóm tắt), dự thảo Báo cáo 10 năm thực hiện Cương lĩnh 2011, tập trung vào những nội dung mới về chủ đề, phương châm của Đại hội; tình hình và những kinh nghiệm rút ra sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; quan điểm, tư tưởng chỉ đạo; mục tiêu và định hướng phát triển; định hướng tiếp tục đổi mới các ngành, lĩnh vực chủ yếu; các nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá chiến lược.
Tiểu ban Văn kiện ghi nhận, hoan nghênh những nỗ lực của Tổ Biên tập đã khẩn trương, nghiêm túc tiếp thu, hoàn thiện dự thảo các văn kiện, đáp ứng được các mục tiêu, yêu cầu đề ra; rà soát, chỉnh sửa cả về nội dung và hình thức, làm rõ nội hàm các khái niệm, nội dung, vấn đề, bảo đảm sự nhất quán, phù hợp hơn về mục tiêu phát triển, các đột phá chiến lược; chắt lọc, tổng hợp, đề xuất gợi ý một số nội dung cần tập trung thảo luận tại đại hội đảng bộ cơ sở.
Tiểu ban Văn kiện yêu cầu Tổ Biên tập nghiêm túc tiếp thu ý kiến của các thành viên Tiểu ban, khẩn trương hoàn chỉnh các dự thảo văn kiện, đặc biệt là bản tóm tắt dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội XIII của Đảng, xin ý kiến Bộ Chính trị để kịp thời phục vụ đại hội đảng bộ cơ sở vào đầu tháng 3 tới.
Tiểu ban Văn kiện yêu cầu các thành viên Tiểu ban và Tổ Biên tập tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội, Tiểu ban Điều lệ Đảng nghiêm túc lắng nghe, nghiên cứu chắt lọc các ý kiến đóng góp của đại hội đảng bộ các cấp và nhân dân, nhất là ý kiến góp ý của các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các nhà khoa học, nhà quản lý... để tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng dự thảo Báo cáo Chính trị, bảo đảm đúng tầm của một báo cáo trung tâm trình Đại hội XIII của Đảng.
Sau khi nghe 18 ý kiến phát biểu, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Văn kiện phát biểu kết luận cuộc họp, hoan nghênh Tổ Biên tập thời gian vừa qua đã khẩn trương, tích cực, tổng hợp, tiếp thu các ý kiến Trung ương đóng góp, chỉnh sửa, bổ sung hết sức công phu, hoàn thiện các dự thảo văn kiện, bảo đảm đúng chương trình, kế hoạch đã đề ra. Các thành viên Tiểu ban đã tham gia tích cực, trách nhiệm, đóng góp nhiều ý kiến về từng lĩnh vực, câu chữ, khái niệm...
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng yêu cầu Tổ Biên tập tiếp tục hoàn thiện các dự thảo báo cáo, trình Bộ Chính trị cho ý kiến, kịp thời phục vụ đại hội đảng bộ cơ sở; đồng thời tiếp tục phát huy dân chủ, lắng nghe, trân trọng các ý kiến đóng góp, chắt lọc để nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các dự thảo văn kiện.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng lưu ý, Tổ Biên tập cần lắng nghe, trân trọng, phát huy cao độ trí tuệ của các chuyên gia, nhà khoa học có kiến thức chuyên sâu về từng lĩnh vực. Báo cáo Chính trị là báo cáo trung tâm; các báo cáo khác, báo cáo chuyên đề phải phù hợp với báo cáo trung tâm. Bởi vậy, Tiểu ban Văn kiện cần phối hợp chặt chẽ với các Tiểu ban Kinh tế - Xã hội, Tiểu ban Điều lệ Đảng, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao. Nhận định, đánh giá phải có tính khái quát, có tầm nhìn tổng kết 35 năm đổi mới, 10 năm thực hiện Cương lĩnh bổ sung, phát triển 2011./.
Thanh Hải (tổng hợp)
Tâm tư trước đại hội  (06/02/2020)
Lễ kỷ niệm trọng thể 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam  (04/02/2020)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Ban Bí thư đánh giá kết quả tổ chức Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 và xem xét, quyết định về công tác cán bộ  (01/02/2020)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chúc Tết Canh Tý 2020  (25/01/2020)
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển