Họp Thường trực Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIII của Đảng
TCCS - Ngày 1-10-2019, Thường trực Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIII của Đảng họp dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Tiểu ban, để thảo luận, thống nhất một số nội dung của hai văn kiện mà Tiểu ban đang xây dựng.
Thường trực Tiểu ban đã nghe Tổ trưởng Tổ biên tập, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày về việc tiếp thu, hoàn thiện các tờ trình, báo cáo về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 và Phương hướng, nhiệm vụ phát triển 5 năm 2021 - 2025. Theo đó, tập trung vào một số nội dung gồm đánh giá kết quả đạt được, đột phá chiến lược, tốc độ tăng trưởng kinh tế…
Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, tình hình thế giới diễn biến phức tạp trong khi nước ta hội nhập quốc tế sâu rộng, nhiều vấn đề khó lường, cần có giải trình, làm rõ về mức phấn đấu tăng trưởng.
Thủ tướng đề nghị rà soát lại, nhấn mạnh làm rõ các thành tựu, kết quả nổi bật trong thời gian gần đây trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn. Thủ tướng cho biết theo số liệu thống kê mới nhất thì dự kiến cả năm tăng trưởng có khả năng đạt từ 6,9-7%.
Về các đột phá chiến lược, Thủ tướng lưu ý nêu rõ thêm lý do đưa ra các đột phá mới để nhấn mạnh vai trò của các yếu tố mới này với sự đổi mới mạnh mẽ về tư duy, đột phá trong cách nghĩ, cách làm và tập trung thực hiện. Thủ tướng cho rằng việc tiếp tục cải cách thể chế là một đột phá chiến lược cần thiết.
Về nhiệm vụ, giải pháp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đây là nội dung rất quan trọng để vận dụng thực hiện triển khai; cần tiếp tục hoàn thiện phần này, đưa vào những nội hàm nổi bật, những giải pháp thực sự trọng tâm, ưu tiên, mang tính đột phá.
Thủ tướng giao Tổ biên tập tiếp thu các ý kiến tại cuộc họp, hoàn thiện tờ trình, các dự thảo báo cáo để trình Trung ương tại kỳ họp tới./.
BTV/TTXVN
Quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào ngày càng phát triển đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả  (02/10/2019)
Cần xây dựng cơ chế liên kết về kinh tế các tỉnh biên giới  (30/09/2019)
Cần khoảng 3.000 tỷ đồng để Đồng bằng sông Cửu Long xử lý dứt điểm tình trạng sạt lở  (27/09/2019)
Giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, cấp bách  (27/09/2019)
Hướng tới Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X  (25/09/2019)
Thúc đẩy ngành cơ khí Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn  (25/09/2019)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam