Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay
Năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế được chia làm ba cấp độ: năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
Nếu như năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thể hiện bằng năng lực tham gia vào quá trình phân công lao động và hợp tác quốc tế của nền kinh tế quốc gia, khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế thế giới thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện khả năng của doanh nghiệp trong việc duy trì lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị phần để thu lợi nhuận. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là cơ sở của năng lực cạnh tranh nền kinh tế.
Do năng lực cạnh tranh có vai trò và ý nghĩa to lớn như vậy nên hầu hết các quốc gia đều khuyến khích cạnh tranh, tạo môi trường thúc đẩy cạnh tranh trong nước, quốc tế và rất chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Với việc chuyển sang cơ chế thị trường trong những năm qua, Việt Nam đã từng bước tạo lập một môi trường cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế. Cùng với việc tăng cường mở cửa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh càng trở nên gay gắt trong nước và với quốc tế. Nhờ đó, các doanh nghiệp hoạt động năng động hơn, hiệu quả hơn và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng được nâng cao, góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, cải thiện vị thế về năng lực cạnh tranh của Việt Nam: năm 2001 được xếp thứ 60/75 nước, năm 2003 thứ 60/102 nước, năm 2004 xếp thứ 77/104 nước và 2005 xếp thứ 81/117.
Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo xu hướng mở cửa nền kinh tế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, cạnh tranh trong nước và quốc tế càng trở nên gay gắt, yêu cầu về nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế đặt ra rất bức xúc: làm thế nào và bằng cách nào để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế? Chính vì vậy, Đại hội X của Đảng nhấn mạnh: “Chúng ta chủ trương xây dựng và thực hiện Chiến lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp, xây dựng một hệ thống doanh nghiệp Việt Nam có sức cạnh tranh cao”. Để góp phần làm sáng tỏ những vấn đề nêu trên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay do TS. Nguyễn Hữu Thắng chủ biên.
Nội dung của cuốn sách gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế hiện nay
Chương 2: Thực trạng doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam
Chương 3: Một số quan điểm, phương hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Một số vấn đề về xây dựng Đảng trong văn kiện Đại hội X  (02/05/2008)
Đồng Văn xây dựng đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị ở cơ sở  (02/05/2008)
Tri thức Đông Nam Á  (02/05/2008)
Xuất khẩu rau quả hướng tới mục tiêu 700 triệu USD  (02/05/2008)
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát: yếu tố quan trọng xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh  (02/05/2008)
Hẹn ước toả sáng - rực rỡ chín bông hoa  (02/05/2008)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên