Để xây dựng hình ảnh một nước Việt Nam đổi mới, năng động, sáng tạo và giàu tiềm năng
Ngày 14-3-2008, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã tổ chức hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện chỉ thị 11-CT/TW của Ban Bí thư khóa XII về đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại. Dự hội nghị có các đồng chí lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, đại diện một số ban, ngành Trung ương, các đồng chí Phó Bí thư thường trực, trưởng Ban Tuyên giáo các tỉnh, thành ủy; giám đốc sở Văn hóa - Thông tin, sở Ngoại vụ…các tỉnh , thành trong cả nước.
Đồng chí Phạm Gia Khiêm, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại; đồng chí Tô Huy Rứa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đến dự và trực tiếp chỉ đạo hội nghị.
Khai mạc Hội nghị, thay mặt Ban Bí thư, đồng chí Tô Huy Rứa nêu rõ, hiện nay, tình hình thế giới và trong nước có nhiều chuyển biến sâu sắc, phức tạp, công tác thông tin đối ngoại đứng trước nhiều cơ hội, nhưng cũng gặp không ít khó khăn, thách thức gay gắt. Sự phát triển của công nghệ thông tin đang diễn ra ở quy mô toàn cầu, các phương tiện thông tin, truyền thông hiện đại tạo ra những tác động sâu sắc về nhiều mặt cho sự phát triển của mỗi nước. Công cuộc hội nhập của nước ta ngày càng sâu rộng, quan hệ hợp tác quốc tế giữa Việt Nam với khu vực và thế giới phát triển mạnh mẽ. Do đó, nhiệm vụ đổi mới, tăng cường công tác thông tin đối ngoại nhằm đáp ứng các yêu cầu mới là một đòi hỏi cấp thiết.
Báo cáo tại Hội nghị nêu rõ: Sau 15 năm thực hiện Chỉ thị 11, công tác thông tin đối ngoại đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về nội dung, hình thức, đối tượng, địa bàn hoạt động, đã đóng góp quan trọng vào sự ổn định và phát triển của đất nước trên các lĩnh vực. Đường lối đối ngoại đúng đắn, rộng mở, sự định hướng thông tin đối ngoại kịp thời đã đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng bị bao vây, cô lập; hạn chế có hiệu quả nhiều âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, bảo vệ chủ quyền, biên giới quốc gia, đẩy nhanh quá trình hội nhập, mở cửa của đất nước. Kết quả nổi bật và đáng khích lệ trong hoạt động thông tin đối ngoại còn thể hiện ở sự thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh các hoạt động du lịch, dịch vụ, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng cao, ổn định.
Với sự phát triển nhanh chóng của các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử, công tác thông tin đối ngoại có điều kiện chuyển tải nhanh chóng những thông tin về đất nước Việt Nam đến với thế giới.
Tuy nhiên, so với yêu cầu, tiềm năng và thành tựu của đất nước sau hơn 20 năm đổi mới, công tác thông tin đối ngoại vẫn chưa phát huy hết thế mạnh của Việt Nam trong bối cảnh mới, chưa tận dụng hết sức mạnh của dân tộc và môi trường quốc tế thuận lợi phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trước yêu cầu mới; nội dung thông tin chưa sắc bén, chưa đáp ứng nhu cầu thông tin đa dạng của các nhóm đối tượng; phương thức thông tin đối ngoại chưa đa dạng, chưa theo kịp sự phát triển của công nghệ thông tin...
Kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm khẳng định: công tác thông tin đối ngoại 15 năm qua được thể hiện bằng những văn bản chỉ đạo quan trọng, mang tính định hướng lớn đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về nội dung và hình thức, đối tượng và địa bàn, góp phần quan trọng chuyển tải đến thế giới thông tin và hình ảnh một đất nước Việt Nam đổi mới thành công và giàu tiềm năng hợp tác. Đội ngũ làm công tác thông tin đối ngoại đã khai thác tốt công nghệ hiện đại, đa dạng hóa thông tin và phát triển địa bàn thông tin. Tuy nhiên, tính chủ động thông tin còn hạn chế, năng lực phản bác các thông tin sai trái cũng như khả năng phối hợp đa ngành trong công tác thông tin đối ngoại vẫn còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Về phương hướng, nhiệm vụ của công tác đối ngoại trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm chỉ rõ: công tác thông tin đối ngoại cần tiếp tục đổi mới hơn nữa, góp phần tiếp tục củng cố và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, thực hiện tốt 4 nhiệm vụ quan trọng, đó là: tăng cường thông tin để thế giới hiểu rõ đường lối của Đảng ta, đặc biệt là đường lối đối ngoại trong tình hình mới; xây dựng hình ảnh một nước Việt Nam đổi mới, năng động và giàu tiềm năng; đẩy mạnh công tác quảng bá về văn hóa, đất nước và con người Việt Nam; đấu tranh phản bác một cách sắc bén và hiệu quả những thông tin, luận điểm sai trái của các thế lực thù địch. Ngoài việc mở rộng thông tin chính trị ngoại giao, phải xây dựng hệ thống thông tin kinh tế, đầu tư, du lịch, tạo các diễn đàn đối thoại doanh nghiệp quốc tế, tổ chức nhiều hình thức ngoại giao văn hóa, nghệ thuật phong phú, đa dạng mang đậm nét bản sắc dân tộc Việt Nam.
Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa  (15/03/2008)
Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa  (15/03/2008)
Xuất khẩu dân chủ theo kiểu Mỹ  (14/03/2008)
Xuất khẩu dân chủ theo kiểu Mỹ  (14/03/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên