Tết Việt Nam và thế giới

Không chỉ ở Việt Nam, với sự ảnh hưởng kết hợp và sự thể hiện vừa độc đáo vừa đa dạng của bản sắc dân tộc, mỗi năm với hàng chục lễ Tết cổ truyền được tổ chức tưng bừng và giàu ý nghĩa, mà trên thế giới, ngoài Tết năm mới, nhiều quốc gia còn có các loại Tết thật đặc biệt về đối tượng, hình thức, quy mô và ý nghĩa, thể hiện độc đáo quan niệm dân tộc và bản sắc văn hóa riêng.

Tết Nguyên đán trong cung đình xưa

Có lẽ Tết trong Cung đình là nơi thể hiện rõ nét nhất, trang trọng nhất của phong tục, tập quán Tết Nguyên đán Việt Nam. Ngoài những nét cổ truyền phổ biến như Tết trong dân chúng, Tết nơi cung đình mang dáng vẻ độc đáo riêng của sự quý phái, xa hoa, tôn nghiêm và quyền lực. Ví như Tết Nguyên đán trong cung đình được nhà Trần tổ chức rất trọng thể, kéo dài từ ngày lập xuân đến tận tháng Hai...

Đón xuân mới đọc thơ chúc Tết của Bác Hồ

Mỗi độ Xuân về, trong không khí thiêng liêng của đất trời, sông núi, mỗi chúng ta lại nhớ tới những vần thơ Xuân chúc Tết của Bác Hồ. Những lời thơ Xuân tuy ngắn gọn nhưng hàm chứa nhiều điều xúc tích, với những tiên đoán của cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới. Cảm ơn trời đất đã cho tiết Xuân nồng nàn tình cảm, và cám ơn Người đã để lại cho ta những vần thơ Xuân bất hủ.

Cuộc tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968

Trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta, trừ cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 toàn thắng sau này, chưa có cuộc động binh và huy động lực lượng nào có quy mô và khí thế cao như cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Đó như một đòn sấm sét giáng lên đầu quân xâm lược. Vậy ai là nhạc trưởng của bản đại hòa tấu Tết Mậu Thân?

“Trận Điện Biên Phủ kiểu mới” của Việt Nam

Trong lúc Bộ chỉ huy quân Mỹ tưởng là sắp có trận Khe Sanh như Điện Biên Phủ, Tổng thống Giôn-xơn đã ra lệnh cho tướng Oét-mo-len phải ký giấy cam đoan giữ bằng được Khe Sanh, thì đối với Việt Nam, Khe Sanh chỉ là một hướng để phân tán quân Mỹ và nghi binh, giành bất ngờ, đưa chiến tranh quy mô lớn vào 41 thành phố, thị trận trên toàn miền Nam Việt Nam, tạo nên một Điện Biên Phủ mới trên mặt đất, giáng một đòn quyết định vào quân Mỹ.

Tết với người vùng lũ

Chưa có bao giờ như năm 2007, chỉ từ giữa tháng 10 đến nửa tháng 11, hơn 80.000 hộ dân của tỉnh Thừa Thiên Huế đã phải hứng chịu 6 cơn lũ lớn liên tiếp chồng nhau. Giờ đây khi mùa của những cơn lũ đã đi xa, nhưng “mùa đói nghèo” của người dân thì vẫn còn rất mới. Cuối năm ở vùng lũ, thay cho sự háo hức chờ Tết là những tiếng thở dài thườn thượt vì thiếu ăn, vì cơm thua gạo kém, vì vật giá cái gì cũng tăng đến … tăng xông!

Tết sớm với người Ca Dong

Già làng Đinh Văn Nheo ở Sơn Lập (Quảng Ngãi) lấy hộp quẹt thắp nến rồi xếp những chiếc cốc thẳng hàng trên một chiếc chiếu giữa lòng nhà sàn. Sau một lúc lầm rầm những câu mà chỉ có ông mới hiểu, già dõng dạc tuyên bố: “Bắt đầu được rồi lũ bay!”. Lập tức đám trung niên rồi thanh niên lần lượt trao tay những chén rượu sóng sánh như mật ong. Người Ca Dong đã bắt đầu một cái Tết của mình như thế.

Lo Tết cho người nghèo: xã hội cùng hưởng ứng

Mỗi độ Tết đến xuân về, sự háo hức của trẻ thơ, niềm vui sum họp tràn ngập trong lòng mỗi người. Song nhiều nơi trên đất nước ta vẫn còn bao mảnh đời bất hạnh, nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn.. Chính vì lý do đó mà những năm qua, phong trào chăm lo tết cho người nghèo, cho những hoàn cảnh khó khăn đã ngày càng được phát động ở nhiều nơi, không chỉ Nhà nước, các cơ quan, ban, ngành, chính quyền địa phương...

Người Việt ở Mỹ: Tự hòa dòng dõi rồng tiên

Theo ước tính của Bộ Ngoại giao, số lượng người Việt ở Mỹ hiện nay vào khoảng hơn 1,3 triệu nguời, chưa kể lưu học sinh và lao động tạm thời; một nửa trong số họ phân bố ở bờ Tây (bờ Thái Bình Dương). Họ có thể khác nhau về giai tầng, tôn giáo, hoàn cảnh... song, Tết cổ truyền là dịp để tất cả cộng đồng hướng về hai chữ “dân tộc” và ghi nhớ nguồn gốc cũng như truyền thống văn hóa Việt Nam.

Tết chiến khu: Đêm giao thừa đọc thơ “Trừ tịch”

Sáng mồng 1 Tết anh em cơ quan Tuyên huấn khu ngồi nói chuyện vui, đọc các câu thơ vui trên báo. Một anh đề xuất là ngoài việc làm câu đối nghiêm chỉnh đăng báo, ta cũng nên có câu đối cây nhà lá vườn, phản ánh sinh hoạt chiến khu cho vui... thế nên chỉ một phút sau, một câu đối đổi mới được sáng tác nhanh trên cơ sở phát huy vốn cổ...

Hội nghị Pa-ri về Việt Nam: Chuyện ngoài chính sử

Hiệp định Pa-ri về Việt Nam được ký kết đã 35 năm. Thời gian trôi đi nhưng với những người trong cuộc, ký ức về Hội nghị Pa-ra và về bản Hiệp định này khó mà phai nhạt. Vừa qua, báo chí đã đăng nhiều bài chính luận, nghiên cứu, hồi ức về các sự kiện lịch sử đó. Tác giả bài viết ghi lại vài mẩu chuyện bên lề gọi là chuyện “ngoài chính sử” để độc giả đọc cho vui.

Thoáng Việt Nam ở Na-khon Rát-cha-xi-ma

Câu chuyện của chúng tôi luôn bị ngắt quãng, bởi tiếng cười giòn, bởi cô ngúng nguẩy không thích lên báo...Cô nói rằng, chỉ thích trang mạng của Mỹ Tâm thôi, ngay sau bài đầu tiên nghe cô ca sĩ “tóc nâu môi trầm” này hát bài “Ước gì”. Tôi giả vờ bảo không biết bài hát đó, Mai Chi liền thì thầm: “Ước gì anh ở đây giờ này”. Tôi đùa: “Thì anh đang ở đây thôi”. Mai Chi quay mặt cười bẽn lẽn bảo: “Anh trêu nhé”..

Phong tục của người Xơ-đăng

Dân tộc Xơ-Đăng là cư dân sinh sống lâu đời trên vùng Trường Sơn - Tây Nguyên. Sống giữa núi rừng đại ngàn, hòa nhập vào thiên nhiên, những thế hệ người Xơ-Đăng xưa nay luôn tự hào về truyền thống văn hóa, về nguồn gốc địa bàn lâu đời của mình trong sự tồn tại và phát triển giống nòi với một sắc thái văn hóa đa dạng, phong phú từ phong tục, tập quán, ma chay, cưới hỏi, lễ hội…

Ngày xuân nói chuyện rượu

Nếu dựa trên những hình vẽ còn lưu lại trong các Kim tự tháp thì rượu đã đồng hành với con người từ vài nghìn năm trước Công nguyên, còn theo truyền thuyết của Trung Quốc thì rượu có từ thủa khai thiên lập địa của con người. Nhưng dù khó mà xác định được rượu có từ bao giờ thì cái thú tao nhã của người xưa là mùa xuân, nhấp chén rượu, thưởng thức mùi vị rượu hòa quyện với thiên nhiên trong không gian bao la, thiên - địa - nhân hòa hợp, vẫn còn mãi đến ngày nay.

Tết ở vạn chài

Đối với những người dân vạn chài, Tết đến cũng chẳng khác ngày thường là mấy. Có khi chỉ ở chỗ, nếu trên bờ dân chúng đổ ra đường du xuân hoặc đến thăng nhau, thì ở các xóm vạn chài trên những chiếc thuyền cắm sào, người ta ăn Tết lặng lẽ hơn. Sự vui nhộn ở phố phường, dường như không tới nơi này. Cái nghèo vẫn đeo đẳng họ, ngay cả trong dịp vui nhất của năm mới.

Đặc sắc văn hóa Tết cổ truyền ở Hàn Quốc

Là một trong những nước công nghiệp phát triển mạnh hàng đầu thế giới và chịu những ảnh hưởng hiện đại hóa phương Tây trong đời sống văn hóa, song cho đến nay, Hàn Quốc vẫn lưu giữ được nhiều nét đẹp đặc sắc. Đó là văn hóa Tết, đặc biệt là văn hóa Tết âm lịch cổ truyền.

Năm Tý nói chuyện chuột

Truyện dân gian Mường kể rằng: ngày xưa Ngọc Hoàng cho hai vợ chồng nhà Chuột xuống cõi Trần đề quản về năm Tý. Cõi Trần bấy giờ giàu có, rất sẵn và nhiều của ngon vật lạ. Vợ chồng nhà chuột ăn rất dữ, sinh con đẻ cái nhiều, nhanh, ngày một đông đúc. Chẳng mấy chốc chuột mẻ sinh chuột con, chuột con sinh chuột cháu, chuột cháu sinh chuột chắt… Đứng trước tình cảnh kinh khủng đó, Ngọc Hoàng bèn cho một loài vật đầy oai hùng xuống Trần để trị loài chuột. Đó là Mèo.

Kinh tế thế giới: Tầm nhìn 2007 và triển vọng 2008

Có thể thấy mặc dù năm qua có nhiều biến động bất lợi cho phát triển kinh tế như giá dầu và nhiều mặt hàng cơ bản tăng cao, nhưng nền kinh tế thế giới đang ở thời kỳ hưng thịnh nhất trong vòng nhiều thập kỷ qua. Đáng chú ý là hầu hết các nền kinh tế năng động, tăng trưởng mạnh đều nằm ở khu vực châu Á.

Ngoại thương Việt Nam ra biển lớn

Sau một năm chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới - WTO, ngoại thương Việt Nam năm 2007 đã có sự hội nhập sâu, rộng hơn với hệ thống thương mại quốc tế, đồng thời chịu những tác động ảnh hưởng trực tiếp của những nhân tố mang tính toàn cầu và khu vực, gồm cả những tác động thuận chiều và ngược chiều.

Việt Nam sau một năm gia nhập tổ chức Thương mại thế giới

Gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đồng nghĩa với việc chúng ta bước vào thời kỳ mới, thời kỳ hội nhập đầy đủ và hoàn toàn với nền kinh tế thế giới. Mặt bằng của “sân chơi” rộng này đã đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ từ nhận thức đến hành động của cả hệ thống chính trị nước ta.

Thế giới: hết thời thực phẩm giá rẻ!

Giá cả lượng thực, thực phẩm leo thang đang đe dọa hàng triệu người dân nghèo trên thế giới. Đó là cảnh báo mới nhất của Tổ chức Lương thực Nông Liên hợp quốc (FAO) trong lúc nguồn cung cấp lương thực ngày càng suy giảm và giá thực phẩm đang ở mức đỉnh cao trong lịch sử.

Nguyễn Khải - cây bút đại thụ trong làng văn chương Việt Nam

Nguyễn Khải tên thật là Nguyễn Mạnh Khải, sinh ngày 3-12-1930, tại Hà Nội. Quê nội ở thành phố Nam Định, nhưng tuổi nhỏ ông sống ở nhiều nơi. Đang học trung học thì gặp Cách mạng Tháng Tám, rồi Toàn quốc kháng chiến, Nguyễn Khải ra nhập tự vệ chiến đấu ở thị xã Hưng Yên, sau đó vào bộ đội, làm y tá, rồi làm báo. Sau Cách mạng Tháng Tám, người ta không thể không nhắc đến nhà văn chiến sĩ Nguyễn Khải.

Văn hóa mạng - những vấn đề đặt ra

Sự phát triển nhanh chóng của văn hóa mạng đang là hiện tượng văn hóa nổi bật của thế giới đương đại. Ảnh hưởng của nó đối với văn hóa là hết sức to lớn. Phân tích một cách kỹ lưỡng, khoa học nhằm tìm ra phương thức phát triển của văn hóa mạng ở nước ta là việc làm cần thiết trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Ăn uống hợp lý trong ngày Tết

Ngày Tết, trên mâm cỗ của gia đình nào cũng nhiều các loại thức ăn: bánh chưng, giò chả, gà luộc, nem rán rượu bia.. Đó là chưa kể đến các loại bánh mứt, kẹo, thuốc lá, hoa quả... Ăn uống có liên quan mật thiết đến sức khỏe và vẻ đẹp của con người. Nếu bặn ăn uống vừa phải, da dẻ hồng hào, khỏe mạnh, còn nếu “thả phanh” thì nguy cơ béo phì sẽ đe dọa bạn.

Tại sao “song hỷ”?

Từ lâu, ở Việt Nam cũng như Trung Quốc, chữ Song Hỷ được dùng để tượng trưng cho hạnh phúc lứa đôi. Đầu đuôi câu chuyện ra sao?

Chuyện lạ về chuột

Trong cuộc sống hiện thực, chuột là loài động vật gặm nhấm bị loài người xa lánh vì tội ăn vụng và truyền nhiễm bệnh tật. Nhưng bên ngoài cuộc sống thực tế, chuột lại là con vật tinh nhanh, thông minh. Có thể đó là chú chuột Mickey từng nổi tiếng mấy chục năm, cũng có thể là hình ảnh chú chuột đầu bếp đầy sáng tạo trong bộ phim Ra-ta-tua-li..

Mỹ: vận động tranh cử Tổng thống - đốt tiền không tiếc tay

Vận động tranh cử Tổng thống Mỹ được coi là phong trào “đốt tiền” lớn nhất hành tinh, bốn năm một lần, số tiền mà mỗi ứng cử viên phải “rải” cho các cuộc tranh đấu quyền lực đều tăng theo cấp số. Chủ tịch Ủy ban bầu cử liên bang Mỹ từng nói đùa, các ứng cử viên có ý định tham gia vào cuộc chạy đua chiếc ghế Tổng thống năm 2008 cần phải chuẩn bị ít nhất 100 triệu USD trước cuối năm 2007 thì mới có cơ may được “đối xử tử tế”.

Schengen: Hiệp ước phi biên giới

Chỉ mới một thị thực duy nhất là Visa Schenghen, giờ đây công dân châu Âu và nước ngoài có thể đi xuyên suốt toàn bộ khu vực Schengen, từ Ta-lin (Ê-xtô-ni-a) ở phía Bắc đến Li-xbon (Bồ Đào Nhà) ở phía Nam, từ Luân Đôn (Anh) ở phía Tây hay sang tận phía Đông là Bu-đa-pét (Hung-ga-ri).

Hội nghị thượng định EU - châu Phi: khái niệm mới, cách nhìn cũ

Thời gian qua, những “lời nói có cánh” về châu Phi liên tục được các nhà lãnh đạo EU đưa ra tại các hội nghị, diễn đàn giữa hai châu lục, đặc biệt tại Hội nghị Thượng đỉnh EU - châu Phi vừa được tổ chức ở Li-xbon (tháng 12-2007). Tuy nhiên, trên thực tế, các nhà lãnh đạo cựu lục địa vẫn xem châu Phi như thuộc địa cũ của mình.

Quan hệ Trung - Nhật: Đã qua “mùa đông lạnh giá”?

Quan hệ Trung - Nhật là một trong những mối quan hệ song phương quan trọng nhất trong khu vực và trên thế giới. Trải qua nhiều biến cố, thăng trầm, giờ đây với những thiện chí và nỗ lực, hai nước đang có những bước đi tích cực để cải thiện quan hệ theo chiều hướng cùng hợp tác, phát triển. Xu hướng này không những phù hợp với lợi ích căn bản, lâu dài của hai nước, mà còn phù hợp với lợi ích của cả khu vực và trên thế giới.

Giải pháp hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên lại bế tắc?

Dư luận trên thế giới, nhất là khu vực Đông Bắc Á lại đang lo ngại về tương lai của tiến trình giải pháp hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên khi ngay từ những ngày đầu năm 2008, Mỹ và Cộng hòa Nhân dân Triều Tiên lại bất đồng quan điểm và tiếp tục tranh cãi, mỗi bên mỗi ý, dẫn đến nguy cơ tiến trình này lại lâm vào bế tắc.