Quản lý phát triển xã hội ở nước ta trong nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp lần thứ tư
TCCSĐT - Ngày 22-12, tại Hà Nội, Tạp chí Cộng sản, Trường Đại học Kinh tế quốc dân và Văn phòng Chương trình KX-01/2016-2020 (Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “Quản lý phát triển xã hội ở nước ta trong nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp lần thứ tư”. PGS, TS. Đoàn Minh Huấn, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, Phó chủ nhiệm Chương trình KX-01 và PGS, TS. Phạm Hồng Chương, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân đồng chủ trì hội thảo.
Tham dự Hội thảo còn có đại diện Văn phòng Các chương trình trọng điểm nhà nước (Bộ Khoa học và Công nghệ), Ban chủ nhiệm Chương trình KX-01/2016-2020, các nhà khoa học, các chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý phát triển xã hội, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội.
PGS, TS. Đoàn Minh Huấn, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, Phó chủ nhiệm Chương trình KX-01 phát biểu khai mạc Hội thảo
Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS,TS. Đoàn Minh Huấn nêu rõ, Hội thảo là một hoạt động nằm trong kế hoạch triển khai của Chương trình KX-01/2016-2020. Trong giai đoạn 2006 - 2010 và giai đoạn 2011 - 2016, Chương trình KX-01đã nghiên cứu vấn đề quản lý xã hội theo nghĩa hẹp hay nói cách khác là nghiên cứu chiều cạnh xã hội của sự phát triển đặt trong tương quan với các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, môi trường. Thực tiễn 30 năm nước ta vận hành theo mô hình phát triển mới đã đặt ra nhiều vấn đề xã hội mới không thể nghiên cứu một cách khu biệt, đòi hỏi cần sự quan tâm giải quyết để Việt Nam phát triển đồng bộ các mặt kinh tế, xã hội, môi trường một cách bền vững. Chính vì vậy, hội thảo được tổ chức nhằm tập trung làm rõ những nội dung về quản lý phát triển xã hội gắn với chế định của bối cảnh thực hiện mới với việc xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại, gắn với hội nhập quốc tế, nền kinh tế số, cách mạng công nghiệp lần thứ tư; qua đó cung cấp luận cứ khoa học cho báo cáo của Chương trình và đưa đến những khuyến nghị về chính sách cho Đảng, Nhà nước về quản lý phát triển xã hội trong bối cảnh mới; đề xuất với Bộ Khoa học và Công nghệ thiết kế lại các chương trình khoa học giai đoạn 2021 - 2025 cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn và thể chế phát triển.
Hội thảo nhận được 40 tham luận và diễn ra thực sự nghiêm túc với các ý kiến phát biểu, trao đổi, thảo luận sâu sắc, có sự kết hợp cả lý luận và thực tiễn của các nhà quản lý, các chuyên gia, các nhà khoa học, tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau:
PGS, TS. Phạm Hồng Chương, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân phát biểu chào mừng Hội thảo
Thứ nhất, quan niệm, vai trò quản lý phát triển xã hội (quan niệm rộng, hẹp về quản lý phát triển xã hội, quản lý phát triển xã hội còn cần được tiếp cận theo hướng là quản lý chiều cạnh xã hội trong phát triển chính trị, kinh tế, văn hóa...; phân biệt quản lý phát triển với quản lý cai trị; quản lý phát triển xã hội có vai trò là nguồn vốn để phát triển xã hội, bảo đảm sự cân bằng các trụ cột của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp lần thứ tư gồm trụ cột xã hội (sự cân bằng các quan hệ và thể chế xã hội), trụ cột cạnh tranh bình đẳng, trụ cột ổn định và tương thích, bảo đảm tính hiêu lực và hiệu quả quản trị phát triển xã hội...).
Thứ hai, những điều kiện mới chi phối quản lý phát triển xã hội là nền kinh tế thị trường hiện đại, nền kinh tế số, yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp lần thứ tư và một số vấn đề về quản lý phát triển xã hội ở nước ta hiện nay (đặt ra nhiều vấn đề di chuyển lao động; quyền của người lao động; tranh chấp, cạnh tranh quốc tế trong quá trình phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế; mô hình sản xuất lao động và phát triển kinh tế mới, vấn đề an sinh trong bối cảnh kinh tế số với trí tuệ nhân tạo và internet vạn vật; cơ cấu xã hội thay đổi; vấn đề an ninh con người; vấn đề già hóa dân số và vấn đề chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội...).
Quang cảnh Hội thảo
Thứ ba, quan hệ nhà nước, thị trường và xã hội trong quản lý phát triển xã hội (vai trò của nhà nước trong quản lý như xây dựng luật, kiểm định chất lượng, kiểm, tra, giám sát... vấn đề phân quyền, ủy quyền trong quản lý phát triển xã hội; vai trò của thị trường trước hết là vai trò của doanh nghiệp, trước tiên cần phát triển xã hội trong doanh nghiệp, chăm lo đời sống, bảo đảm bảo hiểm xã hội, bảo đảm chính sách theo luật lao động cho công nhân, thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thông qua một số hoạt động vì cộng đồng cũng như khuynh hướng phát triển ở khu vực phi lợi nhuận; vai trò chức năng của các định chế xã hội trong quản lý phát triển xã hội, vai trò của các tổ chức xã hội và dư luận xã hội trong việc giám sát, kiểm định chất lượng dịch vụ xã hội...).
Thứ tư, những động thái của quản lý phát triển xã hội cần định dạng, như chuyển giao và ủy quyền nhiều chức năng của nhà nước cho các tổ chức xã hội, hình thức hợp tác công - tư, mô hình quản lý tài chính cho quản lý phát triển xã hội cần được nghiên cứu sâu hơn.
Thứ năm, vấn đề kiểm soát xã hội, vấn đề quản lý đô thị, nông thôn và định hướng thúc đẩy quản lý phát triển xã hội một cách hiệu quả./.
Thủ tướng dâng hương tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh  (22/12/2018)
Một phần chính phủ Mỹ sẽ ngừng hoạt động vì không có ngân quỹ  (22/12/2018)
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh liên quan đến quy hoạch  (22/12/2018)
Hoạt động của Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Chính phủ trong ngày  (22/12/2018)
Dâng hương tưởng niệm 60 liệt sỹ Đại đội thanh niên xung phong 915  (22/12/2018)
Điện mừng kỷ niệm lần thứ 85 ngày sinh của Nhà Vua Nhật Bản  (22/12/2018)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển