Tọa đàm khoa học “Đồng chí Phạm Văn Chiêu với Đảng bộ và nhân dân Gia Định - Thành phố Hồ Chí Minh”
21:41, ngày 08-07-2017
TCCSĐT - Ngày 08-7-2017 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Tọa đàm khoa học “Đồng chí Phạm Văn Chiêu với Đảng bộ và nhân dân Gia Định - Thành phố Hồ Chí Minh”. Đồng chí Tất Thành Cang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy chủ trì Tọa đàm.
Tham dự Tọa đàm có đồng chí Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố và hơn 200 đại biểu đại diện các cơ quan, viện nghiên cứu, các nhà khoa học cùng các cơ quan báo chí Trung ương, địa phương...
Đồng chí Phạm Văn Chiêu (1907-1991) xuất thân trong một gia đình nông dân ở ấp Long Hòa, xã Long Thạnh Mỹ, huyện Thủ Đức, tỉnh Gia Định (nay thuộc quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh). Là một người thông minh, hiếu học, năm 19 tuổi, Phạm Văn Chiêu tốt nghiệp xuất sắc trường Sư phạm Sài Gòn và sau đó dạy học ở Gò Vấp. Từ năm 1936 đến 1942, đồng chí làm Hiệu trưởng trường Tổng Hóc Môn. Suốt 16 năm dạy học, đồng chí đã mang hết tâm lực của mình truyền bá cho học sinh những tư tưởng tiến bộ, tình yêu quê hương, đất nước, lòng căm thù giặc sâu sắc. Và kết quả là Hội Ái hữu giáo viên - Học sinh, nhóm Minh Đức Văn tập được thành lập.
Năm 1942, do những hoạt động yêu nước, thầy giáo Phạm Văn Chiêu bị thực dân Pháp bắt giam ở bót Cantinat, Khám lớn Sài Gòn rồi bị đày đi Biên Hòa. Tại đây, thầy có dịp tiếp xúc với những nhà yêu nước, đảng viên Cộng sản và bắt đầu tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, giác ngộ lý tưởng Cộng sản, trở thành đảng viên Cộng sản sau khi ra tù vào tháng 4-1944.
Cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8-1945 bùng nổ, đồng chí Phạm Văn Chiêu cùng đồng đội giành chính quyền tại Tòa bố Gia Định. Khi thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, ngày 23-9-1945 toàn dân Nam bộ bước vào cuộc kháng chiến, đồng chí Phạm Văn Chiêu giữ trọng trách Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến hành chính tỉnh Gia Định từ đó đến đầu năm 1952. Nêu cao tinh thần yêu nước, kiên quyết chống thực dân Pháp, đồng chí đã thể hiện nổi bật vai trò hạt nhân đoàn kết, tập hợp các tầng lớp nhân dân Gia Định tiến hành kháng chiến giành nhiều thắng lợi.Với đóng góp đó, đồng chí đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập.
Đầu năm 1952, đồng chí nhận nhiệm vụ Ủy viên Ủy ban kháng chiến Hành chính Phân Liên khu, Phó Bí thư Đảng đoàn kiêm Phó Ban Mặt trận Phân Liên khu ủy miền Đông Nam bộ. Tháng 10-1954, đồng chí tập kết ra Bắc. Trong suốt 20 năm “Ngày Bắc đêm Nam”, với những cương vị quan trọng được Đảng, Nhà nước giao cho như Trưởng Ban quan hệ Bắc Nam - Bộ Nội vụ, Vụ trưởng Vụ Á Phi, Vụ Tổ chức - Cán bộ, Ủy viên Đảng đoàn, Bí thư Đảng ủy - Bộ Ngoại giao... đồng chí đã mang hết sức mình đóng góp vào sự nghiệp xây dựng miền Bắc, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Báo cáo Đề dẫn do đồng chí Thân Thị Thư, Ủy viên Ban Thưởng vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh, việc tổ chức Tọa đàm nhằm khẳng định những đóng góp và tôn vinh đồng chí Phạm Văn Chiêu đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của miền Nam, Đảng bộ và nhân dân Gia Định năm xưa và Thành phố Hồ Chí Minh hôm nay...
Ban Tổ chức Tọa đàm đã nhận được hơn 80 tham luận từ các nhà khoa học, nhà quản lý, bạn chiến đấu của đồng chí Phạm Văn Chiêu. Trong đó, 11 bài được chọn lọc thuyết trình tại Tọa đàm, tất cả đều tập trung thảo luận, phân tích những nội dung chủ yếu, nổi bật nhất như: Đồng chí Phạm Văn Chiêu với sự tận tụy, sáng tạo trong tổ chức chỉ đạo thực tiễn, góp phần lãnh đạo cách mạng đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trên địa bàn Gia Định đến thắng lợi; Cống hiến của đồng chí cho sự nghiệp xây dựng đất nước, đặc biệt trong lĩnh vực công tác cán bộ của Đảng nói chung, của Bộ Ngoại giao nói riêng; đồng chí Phạm Văn Chiêu người gắn bó với Gia Định - Thành phố Hồ Chí Minh cống hiến toàn bộ sức lực của mình cho sự nghiệp cách mạng, một tấm gương đạo đức cách mạng sáng...
Thay mặt gia đình đồng chí Phạm Văn Chiêu, ông Phạm Minh Hiền - con trai đồng chí Chiêu đã phát biểu: “... tôi rất xúc động và vô cùng cảm ơn khi được nghe nhiều đồng chí đã rất thân thiết, chân thành và trân trọng khi nhắc đến thân thế, sự nghiệp cha mình; về sự gắn bó của ông với Đảng bộ và nhân dân Gia Định - Thành phố Hồ Chí Minh; cũng như quá trình chuyển biến của ông: từ khi còn là một thiếu niên xuất thân trong một gia đình nông dân truyền thống lâu đời của quê hương Long Thạnh Mỹ, rồi lần lượt trở thành một thanh niên - học sinh, một thầy giáo - trí thức yêu nước, một nhà hoạt động xã hội, một đảng viên Cộng sản, một người cách mạng và một cán bộ lãnh đạo cao cấp của chính quyền cách mạng và Đảng bộ tỉnh Gia Định trong những năm tháng sôi động nhất của cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 và cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp.”
Kết luận Tọa đàm, đồng chí Tất Thành Cang đánh giá: Với tinh thần khoa học, khách quan, các tác giả đã dành nhiều tình cảm sâu sắc kính trọng đối với đồng chí Phạm Văn Chiêu, từ vai trò, vị trí, góc độ khác nhau các bài viết đã phản ánh phong phú, sinh động về thân thế sự nghiệp, cống hiến vì lý tưởng Cộng sản, vì độc lập dân tộc của Tổ quốc, vì ấm no hạnh phúc của nhân dân. Qua đó, khẳng định và tôn vinh những cống hiến của đồng chí, đặc biệt là vận dụng vào học tập xây dựng bảo vệ và phát triển Thành phố xứng đáng là Thành phố vinh dự mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh./.
Đồng chí Phạm Văn Chiêu (1907-1991) xuất thân trong một gia đình nông dân ở ấp Long Hòa, xã Long Thạnh Mỹ, huyện Thủ Đức, tỉnh Gia Định (nay thuộc quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh). Là một người thông minh, hiếu học, năm 19 tuổi, Phạm Văn Chiêu tốt nghiệp xuất sắc trường Sư phạm Sài Gòn và sau đó dạy học ở Gò Vấp. Từ năm 1936 đến 1942, đồng chí làm Hiệu trưởng trường Tổng Hóc Môn. Suốt 16 năm dạy học, đồng chí đã mang hết tâm lực của mình truyền bá cho học sinh những tư tưởng tiến bộ, tình yêu quê hương, đất nước, lòng căm thù giặc sâu sắc. Và kết quả là Hội Ái hữu giáo viên - Học sinh, nhóm Minh Đức Văn tập được thành lập.
Năm 1942, do những hoạt động yêu nước, thầy giáo Phạm Văn Chiêu bị thực dân Pháp bắt giam ở bót Cantinat, Khám lớn Sài Gòn rồi bị đày đi Biên Hòa. Tại đây, thầy có dịp tiếp xúc với những nhà yêu nước, đảng viên Cộng sản và bắt đầu tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, giác ngộ lý tưởng Cộng sản, trở thành đảng viên Cộng sản sau khi ra tù vào tháng 4-1944.
Cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8-1945 bùng nổ, đồng chí Phạm Văn Chiêu cùng đồng đội giành chính quyền tại Tòa bố Gia Định. Khi thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, ngày 23-9-1945 toàn dân Nam bộ bước vào cuộc kháng chiến, đồng chí Phạm Văn Chiêu giữ trọng trách Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến hành chính tỉnh Gia Định từ đó đến đầu năm 1952. Nêu cao tinh thần yêu nước, kiên quyết chống thực dân Pháp, đồng chí đã thể hiện nổi bật vai trò hạt nhân đoàn kết, tập hợp các tầng lớp nhân dân Gia Định tiến hành kháng chiến giành nhiều thắng lợi.Với đóng góp đó, đồng chí đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập.
Đầu năm 1952, đồng chí nhận nhiệm vụ Ủy viên Ủy ban kháng chiến Hành chính Phân Liên khu, Phó Bí thư Đảng đoàn kiêm Phó Ban Mặt trận Phân Liên khu ủy miền Đông Nam bộ. Tháng 10-1954, đồng chí tập kết ra Bắc. Trong suốt 20 năm “Ngày Bắc đêm Nam”, với những cương vị quan trọng được Đảng, Nhà nước giao cho như Trưởng Ban quan hệ Bắc Nam - Bộ Nội vụ, Vụ trưởng Vụ Á Phi, Vụ Tổ chức - Cán bộ, Ủy viên Đảng đoàn, Bí thư Đảng ủy - Bộ Ngoại giao... đồng chí đã mang hết sức mình đóng góp vào sự nghiệp xây dựng miền Bắc, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Báo cáo Đề dẫn do đồng chí Thân Thị Thư, Ủy viên Ban Thưởng vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh, việc tổ chức Tọa đàm nhằm khẳng định những đóng góp và tôn vinh đồng chí Phạm Văn Chiêu đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của miền Nam, Đảng bộ và nhân dân Gia Định năm xưa và Thành phố Hồ Chí Minh hôm nay...
Ban Tổ chức Tọa đàm đã nhận được hơn 80 tham luận từ các nhà khoa học, nhà quản lý, bạn chiến đấu của đồng chí Phạm Văn Chiêu. Trong đó, 11 bài được chọn lọc thuyết trình tại Tọa đàm, tất cả đều tập trung thảo luận, phân tích những nội dung chủ yếu, nổi bật nhất như: Đồng chí Phạm Văn Chiêu với sự tận tụy, sáng tạo trong tổ chức chỉ đạo thực tiễn, góp phần lãnh đạo cách mạng đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trên địa bàn Gia Định đến thắng lợi; Cống hiến của đồng chí cho sự nghiệp xây dựng đất nước, đặc biệt trong lĩnh vực công tác cán bộ của Đảng nói chung, của Bộ Ngoại giao nói riêng; đồng chí Phạm Văn Chiêu người gắn bó với Gia Định - Thành phố Hồ Chí Minh cống hiến toàn bộ sức lực của mình cho sự nghiệp cách mạng, một tấm gương đạo đức cách mạng sáng...
Thay mặt gia đình đồng chí Phạm Văn Chiêu, ông Phạm Minh Hiền - con trai đồng chí Chiêu đã phát biểu: “... tôi rất xúc động và vô cùng cảm ơn khi được nghe nhiều đồng chí đã rất thân thiết, chân thành và trân trọng khi nhắc đến thân thế, sự nghiệp cha mình; về sự gắn bó của ông với Đảng bộ và nhân dân Gia Định - Thành phố Hồ Chí Minh; cũng như quá trình chuyển biến của ông: từ khi còn là một thiếu niên xuất thân trong một gia đình nông dân truyền thống lâu đời của quê hương Long Thạnh Mỹ, rồi lần lượt trở thành một thanh niên - học sinh, một thầy giáo - trí thức yêu nước, một nhà hoạt động xã hội, một đảng viên Cộng sản, một người cách mạng và một cán bộ lãnh đạo cao cấp của chính quyền cách mạng và Đảng bộ tỉnh Gia Định trong những năm tháng sôi động nhất của cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 và cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp.”
Kết luận Tọa đàm, đồng chí Tất Thành Cang đánh giá: Với tinh thần khoa học, khách quan, các tác giả đã dành nhiều tình cảm sâu sắc kính trọng đối với đồng chí Phạm Văn Chiêu, từ vai trò, vị trí, góc độ khác nhau các bài viết đã phản ánh phong phú, sinh động về thân thế sự nghiệp, cống hiến vì lý tưởng Cộng sản, vì độc lập dân tộc của Tổ quốc, vì ấm no hạnh phúc của nhân dân. Qua đó, khẳng định và tôn vinh những cống hiến của đồng chí, đặc biệt là vận dụng vào học tập xây dựng bảo vệ và phát triển Thành phố xứng đáng là Thành phố vinh dự mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh./.
Việt Nam - Hà Lan: Điển hình của mối quan hệ năng động, hiệu quả  (08/07/2017)
Theo dõi, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ xử lý các vụ, việc, vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng  (08/07/2017)
Phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân  (08/07/2017)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm, làm việc tại tỉnh Bắc Kạn  (08/07/2017)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên