Hội thi giảng viên dạy giỏi lần thứ II - năm 2016 của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Đây là lần thứ hai, Học viện tổ chức Hội thi Giảng viên dạy giỏi cấp bộ. Hội thi nhằm tạo điều kiện, cơ hội cho các giảng viên trong toàn hệ thống Học viện được thể hiện năng lực sư phạm của mình, cùng trao đổi kinh nghiệm chuyên môn nghiệp vụ, qua đó giúp giảng viên nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao hiệu quả công tác dạy và học tại Học viện. Hội thi cũng là một căn cứ để đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, từ đó giúp lãnh đạo Học viện có cách nhìn tổng thể hơn trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
GS, TS. Nguyễn Xuân Thắng phát biểu tại lễ khai mạc Hội thi.
Phát biểu tại lễ khai mạc, GS, TS. Nguyễn Xuân Thắng cho biết, để tiến tới Hội thi hôm nay, đã có sự tuyển chọn và chuẩn bị một cách chu đáo, kỹ lưỡng từ các hội thi giảng viên giỏi cấp cơ sở của các viện chuyên ngành và các học viện trực thuộc; bày tỏ hy vọng tại Hội thi lần này sẽ được chứng kiến sự nỗ lực hết mình của các giảng viên trong việc truyền thụ tri thức cho các thế hệ lãnh đạo, quản lý của đất nước. Điều đó được thể hiện ở những bài giảng dự thi đầy tự tin, sáng tạo và đổi mới. Tham gia Hội thi cũng là minh chứng cho sự quyết tâm của bản thân mỗi giảng viên, các đơn vị và Học viện trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng; để mỗi giờ giảng của giảng viên sẽ thực sự là một sản phẩm của tư duy theo hướng chú trọng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học, lấy người học làm trung tâm nhằm thiết thực đóng góp vào sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn bị đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt đương chức và dự nguồn của hệ thống chính trị của đất nước.
GS, TS. Nguyễn Xuân Thắng bày tỏ tin tưởng Hội thi giảng viên dạy giỏi lần thứ II - năm 2016 sẽ một lần nữa khẳng định tâm huyết, sự nỗ lực, quyết tâm của đội ngũ giảng viên hệ thống toàn Học viện trong việc đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy và học; tin tưởng với sự công tâm, khách quan, các đồng chí trong Hội đồng giám khảo Hội thi sẽ đánh giá và chấm điểm một cách chính xác, công bằng, công tâm và đúng thực chất để giúp Ban Giám đốc Học viện, Ban Tổ chức Hội thi đánh giá đúng chất lượng của Hội thi lần này và qua đó rút ra những kinh nghiệm để tổ chức tốt các Hội thi giảng viên giỏi cấp bộ lần sau.
GS, TS. Nguyễn Xuân Thắng cũng biểu dương nỗ lực của các đơn vị trực thuộc, Ban Tổ chức Hội thi trong việc tạo ra một phong trào thi đua sôi nổi, thiết thực, thực chất trong toàn hệ thống Học viện, hướng đến việc nâng cao chất lượng giảng dạy các bài giảng về lý luận chính trị. Những bài giảng của các giảng viên tại Hội thi là minh chứng cho sự quyết tâm của mỗi giảng viên, của các đơn vị trực thuộc Học viện trong việc đổi mới nội dung, chương trình, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; qua đó khẳng định vị thế, vai trò của Học viện với tư cách là Trường Đảng cao cấp của Trung ương Đảng, là một trong các cơ quan Trung ương của Đảng và là trung tâm quốc gia duy nhất có chức năng, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý cho toàn bộ hệ thống chính trị.
Ba Tổ chức trao cờ lưu niệm cho các đơn vị có giảng viên tham gia Hội thi.
Tiếp đó, Giảng viên của Học viện Chính trị khu vực III, Đoàn Triệu Long, thay mặt các giảng viên dự thi phát biểu, thể hiện tình cảm, trách nhiệm với Hội thi; cảm ơn lãnh đạo Học viện, Ban Tổ chức Hội thi đã tạo ra một diễn đàn để các giảng viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, học tập để nâng cao trình độ, phương pháp giảng dạy; hứa quyết tâm tuân thủ nghiêm túc thể lệ Hội thi, để Hội thi thành công tốt đẹp.
Tại lễ khai mạc, Ban Tổ chức cũng công bố Hội đồng Giám khảo Hội thi gồm 31 người, là những giảng viên, cán bộ lãnh đạo có trình độ, uy tín, có nhiều năm trong nghề. Hội đồng giám khảo có 5 tiểu ban có nhiệm vụ chấm thi, giúp Ban Tổ chức đánh giá, xếp loại. Hội thi diễn ra đến hết ngày 22-9./.
Nâng cao chất lượng xét xử, bảo vệ công lý và quyền con người  (20/09/2016)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ đặc biệt Việt Nam - Nhật Bản  (20/09/2016)
Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương: Quán triệt, triển khai các Quy định, Chỉ thị của Trung ương và các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng ủy Khối  (20/09/2016)
WHO khẳng định sẽ tăng cường quan hệ hợp tác với Việt Nam  (20/09/2016)
Hướng tới tính chuyên nghiệp trong dịch vụ trợ giúp pháp lý  (20/09/2016)
Quốc hội Việt Nam - Đan Mạch tổ chức tọa đàm bàn tròn lần thứ 5  (20/09/2016)
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Bảo vệ, phát huy giá trị tài nguyên di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên