Hoạt động đối ngoại đáng chú ý trong tuần (từ ngày 21-12 đến ngày 27-12-2015)
23:10, ngày 29-12-2015
TCCSĐT - Trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng, các nhà lãnh đạo đã trao đổi một cách chân tình, thẳng thắn về nhiều vấn đề, với mong muốn tăng cường niềm tin chính trị vì lợi ích chung, vì cuộc sống hòa bình, ấm no của nhân dân hai nước Việt Nam -Trung Quốc. Đây là chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong quan hệ song phương giữa hai nước Việt Nam -Trung Quốc mà còn trong tổng thể quan hệ đối ngoại của Việt Nam.
Thông báo về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng tới Đoàn ngoại giao và các tổ chức quốc tế
Ngày 22-12-2015, Ban Đối ngoại Trung ương đã tổ chức thông báo về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam tới Đoàn ngoại giao và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Tham dự cuộc thông báo, có đại diện lãnh đạo các Ban của Trung ương Đảng và Bộ Ngoại giao. Đông đảo các đại sứ, đại biện lâm thời các nước, trưởng đại diện các tổ chức quốc tế tại Hà Nội và các cơ quan báo chí đã tới dự.
Được sự ủy quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Hoàng Bình Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương đã thông báo những nét khái quát về công tác chuẩn bị Đại hội lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng chí cho biết, Hội nghị Trung ương 13 (khóa XI) đã quyết định triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 20 đến ngày 28-01-2016, tại Thủ đô Hà Nội. Chủ đề của Đại hội XII là: “Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Tham dự Đại hội có 1.510 đại biểu, đại diện cho hơn 4,5 triệu đảng viên. Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng mời các đồng chí nguyên là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đại diện Bà mẹ Việt Nam anh hùng, đại diện nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ, chức sắc tôn giáo, thanh niên tiêu biểu... dự Đại hội.
Thông tin tới Đoàn ngoại giao và các tổ chức quốc tế về quá trình chuẩn bị dự kiến chương trình nghị sự và các nội dung chính của Đại hội, đồng chí Hoàng Bình Quân nhấn mạnh các dự thảo văn kiện trình Đại hội XII đã thể hiện tinh thần đổi mới, tư duy khoa học, biện chứng, toàn diện, lịch sử - cụ thể và phát triển; đồng thời, phát huy tự do tư tưởng và lắng nghe các ý kiến khác nhau trong nghiên cứu, thảo luận; có cơ chế bảo đảm cho toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, trong đó có người Việt Nam ở nước ngoài, góp ý xây dựng, tạo sự nhất trí, đồng thuận cao trong toàn Ðảng, toàn dân. Về công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Đại hội sẽ tiến hành bầu ra Ban Chấp hành Trung ương khoá mới là những đại biểu ưu tú trong Đảng, có bản lĩnh chính trị vững vàng; có phẩm chất đạo đức; có năng lực thực tiễn thể hiện bằng hiệu quả công việc; có uy tín trong Đảng, trong xã hội; có tư duy đổi mới, sáng tạo, khả năng tiếp cận, nắm bắt, xử lý có hiệu quả vấn đề mới và vấn đề phức tạp nảy sinh; có khả năng đoàn kết, quy tụ; có phong cách làm việc khoa học, dân chủ, sâu sát, nói đi đôi với làm, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
Đồng chí cũng cho biết, trong nhiệm kỳ Đại hội XI, quan hệ đối ngoại giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với các chính đảng trên thế giới đã được chủ động và tích cực thúc đẩy, góp phần quan trọng tăng cường quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam với các nước trên thế giới. Hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam có quan hệ với 228 đảng ở 112 nước. Ngay sau khi Đại hội kết thúc, Ban Chấp hành Trung ương cũng sẽ tổ chức cuộc thông báo tới Đoàn ngoại giao và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam về kết quả Đại hội XII. Nhân dịp này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã trân trọng mời Đoàn ngoại giao, đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam đến dự Phiên khai mạc và Phiên bế mạc của Đại hội lần thứ XII.
Thúc đẩy niềm tin chính trị giữa hai nước Việt Nam-Trung Quốc
Nhận lời mời của Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc (Nhân đại Trung Quốc) Trương Đức Giang, Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam lên đường tới Thủ đô Bắc Kinh thực hiện chuyến thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ ngày 23 đến ngày 27-12-2015. Tiếp theo chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào tháng 4-2015 và chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tháng 11-2015, chuyến thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc lần này của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam nhằm triển khai nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được.
Trong chuyến thăm 5 ngày tới Trung Quốc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã dẫn đầu Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình; Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc Du Chính Thanh; hội đàm với Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Trương Đức Giang. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng đã tiếp Đoàn đại biểu Hội hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc; thăm và nói chuyện với cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh. Trong chương trình thăm một số địa phương Trung Quốc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã tiếp Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Nhân đại tỉnh Hồ Nam Từ Thủ Thịnh; đến thăm Khu tưởng niệm Chủ tịch Mao Trạch Đông tại tỉnh Hồ Nam; tiếp Chủ tịch Nhân đại tỉnh Quảng Đông Hoàng Long Vân. Trong chuyến thăm lần này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Chủ tịch Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Trương Đức Giang đã bàn bạc, trao đổi sâu rộng về những biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa lãnh đạo cấp cao, các Ủy ban, cơ quan của Quốc hội hai nước; cũng đã ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa hai Quốc hội; mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác giữa hai cơ quan lập pháp hai nước.
Liên quan đến vấn đề Biển Đông, thông qua các cuộc hội đàm, hội kiến và tiếp xúc, Chủ tịch Quốc hội cũng đã trao đổi một cách rất chân tình và thẳng thắn với các lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Trung Quốc về vấn đề này.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định Biển Đông là vấn đề rất hệ trọng trong quan hệ của hai nước; liên quan đến chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, lợi ích cốt lõi và đồng thời cũng liên quan đến tình cảm của nhân dân hai nước. Chính vì vậy, giải quyết vấn đề Biển Đông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hai Đảng, hai Nhà nước Việt Nam-Trung Quốc. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhất trí với quan điểm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng hai bên còn tồn tại những bất đồng không thể giải quyết được trong một sớm một chiều. Điều quan trọng là hai bên cần kiểm soát, quản lý tốt tình hình; cần nhìn nhận lợi ích chung của hai bên to lớn hơn nhiều so với bất đồng, vì lợi ích chung của nhân dân hai nước và mong muốn cơ bản của hai Đảng, hai Nhà nước.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng hai bên đều có kinh nghiệm và năng lực trong việc kiểm soát và quản lý bất đồng, nếu lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước cùng quyết tâm chính trị tiếp tục nỗ lực quan tâm thúc đẩy tình hữu nghị truyền thống hướng tới giải quyết các bất đồng giữa hai nước thì có thể làm tốt.
Khẳng định vấn đề trên biển là vấn đề rất hệ trọng trong quan hệ của hai nước, làm giảm niềm tin của hai nước, làm cho nhân dân hai nước bất an, vì vậy, trong các cuộc trao đổi, tiếp xúc hai bên đã trao đổi rất thẳng thắn; đồng thời nhất trí tăng cường giao lưu, kiên trì hiệp thương, trao đổi và kiểm soát tốt tốt tình hình; không để xảy ra những vấn đề phức tạp và tìm ra giải pháp căn bản lâu dài để xử lý vấn đề này trên cơ sở của luật pháp quốc tế và đảm bảo lợi ích chung mà hai bên chấp nhận được. Có thể nói, các cuộc tiếp xúc lần này lãnh đạo hai nước đã trao đổi thẳng thắn trên tinh thần đồng chí, anh em để xử lý vấn đề Biển Đông.
Đây là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam sau 8 năm (từ năm 2007) và là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của đồng chí Nguyễn Sinh Hùng trên cương vị Chủ tịch Quốc hội khóa XIII. Trong bối cảnh quan hệ Việt-Trung duy trì xu thế phát triển tích cực, chuyến đi góp phần thực hiện nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước về việc duy trì thường xuyên các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao; cũng là dịp để hai bên thúc đẩy giao lưu, hợp tác giữa hai Quốc hội và trao đổi về các vấn đề trọng đại trong quan hệ Việt-Trung. Qua chuyến thăm, Việt Nam khẳng định kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa; nhất quán coi trọng và mong muốn phát triển quan hệ tốt đẹp, thực chất với Trung Quốc trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng cùng có lợi; duy trì trao đổi đoàn cấp cao giữa hai Đảng, hai nước; bảo vệ lợi ích chính đáng của Việt Nam ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, kiểm soát tốt bất đồng, cùng duy trì xu thế hòa bình, ổn định trên Biển Đông, vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng từ ngày 23 đến ngày 27-12 vừa qua đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận Trung Quốc.
Các tờ báo chính thống và hãng thông tấn lớn của Trung Quốc đều đưa đậm nét tin và hình ảnh về các hoạt động của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trong thời gian ở Trung Quốc, trong đó đặc biệt nhấn mạnh những kết quả đạt được trong các cuộc hội đàm, hội kiến của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng với các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Các hãng thông tấn lớn của Trung Quốc như Tân Hoa Xã, Nhân dân nhật báo, Đài truyền hình trung ương (CCTV), Đài phát thanh nhân dân Trung Quốc, Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc, mạng tin tức Trung Quốc… đã đưa tin đậm nét về cuộc hội kiến giữa Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Hãng tin Tân Hoa xã số ra ngày 24-12, dẫn lời Tổng Bí thư - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đánh giá cao quan hệ hợp tác giữa Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc (tức Quốc hội Trung Quốc) với Quốc hội Việt Nam thời gian qua, cho rằng Quốc hội hai nước đều gánh vác trách nhiệm nặng nề trong sự nghiệp xây dựng pháp chế xã hội chủ nghĩa ở mỗi nước, đề nghị Quốc hội hai nước thời gian tới cần tăng cường giao lưu, hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực lập pháp và giám sát, đóng góp tích cực cho sự phát triển của quan hệ hai nước Việt Nam - Trung Quốc.
Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc dẫn lời Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc Trương Đức Giang trong cuộc hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, hai nước Trung Quốc và Việt Nam tăng cường đoàn kết hữu nghị, thúc đẩy hợp tác cùng có lợi, là phù hợp với lợi ích chung của cả hai bên. Hai bên cần nắm chắc xu hướng đúng đắn phát triển quan hệ song phương, tăng cường lòng tin chính trị, đẩy mạnh trao đổi chiến lược, xử lý thoả đáng và quản lý tốt bất đồng. Quốc hội hai nước cần tăng cường giao lưu hợp tác, đóng góp tích cực cho sự nghiệp cải cách và xây dựng nền pháp trị ở mỗi nước.
Tờ Nhân dân nhật báo của Trung Quốc dẫn lời Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc Du Chính Thanh trong cuộc hội kiến Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, dưới sự nỗ lực của cả hai bên, quan hệ Trung - Việt tiếp tục phát triển theo hướng tích cực, Trung Quốc coi trọng phát triển quan hệ với Việt Nam, mong muốn cùng Việt Nam thường xuyên trao đổi các chuyến thăm cấp cao, xử lý thoả đáng và quản lý tốt bất đồng, thúc đẩy quan hệ hai nước không ngừng phát triển.
Với hoạt động của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tại tỉnh Hồ Nam, quê hương của cố Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông và tỉnh Quảng Đông, các báo lớn ở Trung ương cũng như các tờ báo địa phương hai tỉnh Hồ Nam và Quảng Đông đều bày tỏ mong muốn tăng cường quan hệ với các tỉnh thành liên quan của Việt Nam, cho rằng chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội sẽ tiếp tục tạo đào phát triển mạnh mẽ cho quan hệ hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp hai nước.
Việt Nam - Campuchia quyết tâm hoàn thành phân giới cắm mốc trên biên giới đất liền
Ngày 26-12-2015, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Decho Hun Sen đã tới dự Lễ khánh thành cột mốc 30 và 275 cùng các công trình liên quan.
Đây là sự kiện chính trị lớn trong quan hệ hai nước Việt Nam và Campuchia; thể hiện rõ sự nghiêm túc và nỗ lực của Chính phủ hai nước Việt Nam-Campuchia trong thực hiện các Hiệp ước, Hiệp định và các thỏa thuận về biên giới lãnh thổ của hai nước cũng như quyết tâm mạnh mẽ của Chính phủ hai nước trong việc cùng cố gắng hoàn thành sớm công tác phân giới, cắm mốc.Với việc hoàn thành xây dựng hai cột mốc 30 và 275, hai nước đã hoàn thành việc xác định, xây dựng tất cả các cột mốc đại có gắn quốc huy tại 10/10 cặp cửa khẩu quốc tế; cùng với cột mốc ở điểm đầu (mốc ngã ba biên giới Việt Nam-Lào-Campuchia) và cột mốc cuối cùng (mốc 314) trên đường biên giới đất liền Việt Nam-Campuchia và 297 cột mốc chính đã xây dựng, có thể nói công tác phân giới cắm mốc giữa hai nước đã cơ bản hoàn thành với việc hình thành được “xương sống” của hệ thống mốc giới trên toàn tuyến.
Thay mặt Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao nỗ lực của Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc hai nước, các bộ, các ngành và địa phương hữu quan của cả hai bên, đã cố gắng, nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ phân giới cắm mốc đường biên giới đất liền hai nước thời gian qua. Trong dịp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trân trọng đề nghị Thủ tướng Hun Sen cùng chỉ đạo Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc hai nước tiếp tục nỗ lực và hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong giải quyết các vấn đề tồn đọng, thúc đẩy sớm hoàn thành toàn bộ công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền giữa hai nước Việt Nam-Campuchia và quản lý tốt tình hình biên giới nhằm xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển bền vững cho hôm nay và cho các thế hệ mai sau của hai nước.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Hun Sen nhấn mạnh, những hoạt động cắt băng khánh thành các cột mốc biên giới thời gian qua khẳng định việc hai nước đã cố gắng triển khai thực hiện các giải pháp giải đồng bộ giải quyết các vấn đề về biên giới trong thời gian sớm nhất. Đây là công tác có những bước tiến đều đặn, mặc dù có những lúc gặp phải một số khó khăn, vướng mắc nhất định. Với tinh thần trên, Thủ tướng Hun Sen khẳng định một lần nữa Chính phủ Vương quốc Campuchia kiên định duy trì lập trường xây dựng đường biên giới giữa Campuchia và Việt Nam, thành một đường biên giới đúng đắn, rõ ràng, cụ thể, trên cơ sở luật pháp nhà nước và quốc tế. Điều này đã được Chính phủ Campuchia trong mọi giai đoạn luôn giữ vững nhằm kết thúc vấn đề biên giới đường bộ và đường biển giữa hai nước. Dựa vào cơ sở nguyên tắc chủ yếu này, Chính phủ Campuchia sẽ cố gắng hết mình để cùng Chính phủ Việt Nam nhằm đảm bảo việc hai nước có chung một đường biên giới mang tính quốc tế và biến đường biên giới được thể hiện trên bản đồ thành các mốc giới tại thực địa và đường biên giới đó phải đi song song với việc thực hiện tốt công tác quản lý; cùng nhau xây dựng một khu vực biên giới phát triển phồn vinh, khu vực hòa bình, đời sống người dân an cư thịnh vượng.
Kỳ họp lần thứ 38 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương giữa hai nước Việt Nam-Lào
Ngày 27-12-2015, kỳ họp lần thứ 38 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam đã được tổ chức tại thủ đô Vientiane, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Tại kỳ họp, hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi nước, tổng kết tình hình thực hiện Hiệp định hợp tác Việt Nam-Lào giai đoạn 2011-2015 và trao đổi thống nhất phương hướng hợp tác cho giai đoạn 2016-2020, nhất là các nhiệm vụ cụ thể sẽ triển khai trong năm 2016. Hai bên nhất trí cho rằng Hiệp định hợp tác Việt Nam-Lào giai đoạn 2011-2015 đã được triển khai hiệu quả.
Về quan hệ chính trị-ngoại giao, hai bên đã phối hợp tổ chức tốt các chuyến thăm, tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai nước; đã thành lập cơ chế trao đổi thường niên giữa hai Bộ trưởng Ngoại giao, hai Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương hai nước. Hai bên phối hợp tổ chức thành công “Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam-Lào 2012” và các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ trọng đại của mỗi nước trong năm 2015. Hợp tác quốc phòng-an ninh giữa hai nước ngày càng được tăng cường. Hai bên đang phấn đấu quyết tâm hoàn thành toàn bộ dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới; giải quyết hiệu quả vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới Việt Nam-Lào; làm tốt công tác tìm kiếm và quy tập hài cốt chiến sĩ, quân tình nguyện Việt Nam và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào. Về đầu tư, tính đến tháng 12-2015, Lào đã cấp phép 413 dự án cho các nhà đầu tư Việt Nam với tổng số vốn đăng ký hơn 4,9 tỉ USD, trong đó vốn thực hiện là 1,4 tỉ USD. Các dự án đầu tư của Việt Nam tại Lào được triển khai thuận lợi, đã đóng góp vào tăng trưởng và thu ngân sách của Lào, tạo nhiều công ăn việc làm cho nhân dân địa phương.
Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Lào tiếp tục được thúc đẩy. Hai bên đã ký Hiệp định Thương mại Việt Nam-Lào vào tháng 3-2015 và Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam-Lào vào tháng 6-2015. Các cơ chế ưu đãi về thuế suất, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa có xuất xứ từ hai nước được áp dụng. Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Lào liên tục tăng trưởng, cụ thể, kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước năm nay ước đạt 1,3 tỉ USD. Trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, hai bên đã tăng cường hợp tác nghiên cứu và trao đổi kỹ thuật công nghệ, dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, kiểm soát dịch bệnh cây trồng và vật nuôi nhằm từng bước cải thiện đời sống nhân dân. Hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tiếp tục được ưu tiên và mở rộng. Tính đến nay, đã có 9.295 cán bộ, sinh viên Lào học tập tại Việt Nam. Cơ sở đào tạo lưu học sinh Lào tại Việt Nam được đầu tư nâng cấp. Đề án “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác Việt Nam-Lào trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2020” được hai bên tích cực triển khai. Đặc biệt trong năm 2014, Thủ tướng Chính phủ hai nước đã đồng thời ban hành Chỉ thị nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho Lào.
Bên cạnh đó, hai bên cũng đã thẳng thắn trao đổi những tồn tại, hạn chế và khó khăn trên một số lĩnh vực hợp tác như việc thực hiện một số nội dung thỏa thuận giữa hai bên chưa được như mong muốn; thủ tục cấp phép đầu tư còn rườm rà, thời gian cấp phép chậm, một số doanh nghiệp thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm trong quá trình triển khai dự án; việc quản lý lao động Việt Nam sang làm việc tại Lào chưa thực hiện theo đúng Hiệp định hợp tác về lao động ký ngày 01-7-2013.
Tại Kỳ họp lần này, hai bên đã thống nhất phương hướng và nhiệm vụ hợp tác giai đoạn 2016-2020. Theo đó, hai bên nhất trí tăng cường thực hiện tốt các thỏa thuận đã được ký kết, đặc biệt là các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước; duy trì và tăng cường trao đổi đoàn và tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai nước; nâng cao hiệu quả các cơ chế hợp tác sẵn có, nhất là cơ chế Tham vấn thường niên cấp Bộ trưởng Ngoại giao và các cơ chế hợp tác giữa các cơ quan đối ngoại hai nước; ủng hộ và hỗ trợ Lào đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2016; đẩy mạnh hợp tác tại các diễn đàn quốc tế khu vực.
Hai bên tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam cho thế hệ trẻ hai nước; quan tâm xây dựng tuyến biên giới Việt Nam-Lào ổn định và phát triển toàn diện; triển khai thực hiện có hiệu quả Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam-Lào, Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới Việt Nam-Lào; tiếp tục coi trọng việc giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới Việt Nam-Lào; tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục pháp lý, quy chế ngoại kiều và nhập quốc tịch cho công dân của nhau đang làm ăn sinh sống ở mỗi nước; tăng cường phối hợp công tác tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh tại Lào và bộ đội Lào hy sinh tại Việt Nam.
Về hợp tác kinh tế, hai bên khẳng định sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư hai nước; thường xuyên kiểm tra, rà soát các dự án đầu tư để có các giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ và giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp hai nước; phối hợp triển khai có hiệu quả Hiệp định Thương mại Việt Nam-Lào (ký tháng 3-2015) và Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam-Lào (ký tháng 6-2015); tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng các trung tâm thương mại giới thiệu sản phẩm Việt Nam tại Lào; năm 2016 phấn đấu tăng kim ngạch thương mại 20%.
Về hợp tác giáo dục và đào tạo, hai bên tiếp tục dành cho nhau các suất học bổng cho cán bộ, học sinh và sinh viên hai nước sang học tập, nghiên cứu tại mỗi nước; tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác Việt Nam-Lào trong lĩnh vực giáo dục và phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2020”; thực hiện hợp tác đào tạo trên nhiều kênh, nhiều hình thức, coi trọng và tạo điều kiện về cơ chế hợp tác đào tạo giữa các địa phương; thúc đẩy việc giảng dạy tiếng Việt tại Lào. Riêng năm 2016, Việt Nam sẽ dành cho Lào 1.000 suất học bổng và Lào dành cho Việt Nam 60 suất học bổng cho cán bộ và học sinh Việt Nam sang học tập tại Lào.
Triển khai tốt các thỏa thuận về kết nối giao thông vận tải Việt Nam-Lào, nhất là dự án đường cao tốc Vientiane-Hà Nội và một số tuyến đường bộ, đường sắt khác.Kết thúc kỳ họp, hai bên đã ký Hiệp định hợp tác song phương Việt Nam-Lào giai đoạn 2016-2020, Thỏa thuận về Kế hoạch hợp tác song phương Việt Nam-Lào năm 2016, Biên bản Kỳ họp lần thứ 38 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam-Lào và một số văn kiện lớn
Trong khuôn khổ Kỳ họp lần này, đã diễn ra lễ ký Hợp đồng tín dụng trị giá gần 152 triệu USD cho Dự án Thủy điện Nặm-mô 2 giữa Ngân hàng BIDV và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thủy điện Nặm-mô Việt Nam. Dự án thủy điện Nặm-mô 2, nằm tại huyện Muongmok, tỉnh Xiengkhuang, có tổng công suất 120 MW gồm 3 tổ máy với tổng mức đầu tư trên 225 triệu USD, trong đó BIDV cam kết tài trợ gần 152 triệu USD. Dự án đã được triển khai từ tháng 10 và dự kiến sẽ hoàn thành vào quý 1-2019. Khi đi vào vận hành, nhà máy sẽ sản xuất khoảng 496 triệu kWh/năm.
Việt Nam và Lào tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
Nhận lời mời của Trung tướng Somkeo Silavong, Ủy viên Trung ương đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Bộ trưởng Bộ An ninh Lào, Đoàn Đại biểu cấp cao Bộ Công an Việt Nam do Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, dẫn đầu đã sang thăm và làm việc tại Lào từ ngày 23 đến ngày 24-12-2015.
Tại cuộc hội đàm, hai bên thống nhất đánh giá, thời gian qua, trong bối cảnh tình hình an ninh, chính trị, kinh tế thế giới và khu vực có nhiều diễn biến mới phức tạp, đa dạng, khó dự báo, tác động đến an ninh, trật tự của hai nước, lực lượng công an Việt Nam và lực lượng công an Lào đã chủ động phối hợp chặt chẽ, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, phản động lưu vong người Việt, người Lào lợi dụng vấn đề "dân chủ," "nhân quyền," "tôn giáo," "dân tộc" chống phá Việt Nam và Lào. Hai bên đã phối hợp tổ chức thành công các hội nghị hợp tác an ninh và phòng, chống tội phạm thường niên, qua đó kịp thời trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, đánh giá sâu sắc, toàn diện các nội dung hợp tác; kiến nghị, bổ sung, điều chỉnh cơ chế hợp tác nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là các loại tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, tội phạm kinh tế, hình sự, ma tuý; phối hợp xác minh, truy bắt các đối tượng bị truy nã...
Các lực lượng công an Lào và Việt Nam đã tổ chức phối hợp chặt chẽ tại các tỉnh giáp biên trong đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy qua biên giới; phối hợp với bộ đội biên phòng, hải quan hai nước truy bắt số đối tượng trong các đường dây mua bán, vận chuyển trái phép ma túy, góp phần kiểm soát, ngăn chặn có hiệu quả tội phạm ma túy qua biên giới hai nước. Thời gian tới, hai bên thống nhất tăng cường các biện pháp hợp tác trong phòng ngừa, đấu tranh chống âm mưu, hoạt động chống phá hai nước của các thế lực thù địch, phản động; phối hợp bảo vệ an ninh, an toàn các hội nghị quốc tế, các sự kiện quan trọng diễn ra tại hai nước; đẩy mạnh hợp tác đấu tranh với các loại tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, nhất là tội phạm ma túy, mua bán người, tội phạm sử dụng công nghệ cao; phối hợp truy bắt các đối tượng vi phạm pháp luật ở nước này trốn sang nước kia; nghiên cứu, xúc tiến đàm phán tiến tới ký kết Hiệp định Dẫn độ tội phạm, Hiệp định Chuyển giao người bị kết án phạt tù để tạo cơ pháp lý đầy đủ hơn cho công tác phối hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm. Chú trọng hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và hỗ trợ trang thiết bị, phương tiện nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội ở mỗi nước. Kết thúc hội đàm, Bộ trưởng Trần Đại Quang và Bộ trưởng Somkeo Silavong đã ký Kế hoạch triển khai Hiệp định hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ An ninh Lào năm 2016.
Nhận lời mời của Thượng tướng Sengnouane Xayalath, Bí thư Trung ương đảng Nhân dân cách mạng Lào, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã dẫn đầu đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam thăm hữu nghị chính thức Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào từ ngày 25 đến ngày 26-12-2015.
Tại buổi hội đàm, hai Bộ trưởng đã trao đổi những vấn đề hai bên cùng quan tâm và thông báo cho nhau về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội cũng như công tác chuẩn bị cho Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc của mỗi bên.hai Bộ trưởng đã điểm lại những kết quả hợp tác giữa hai Bộ Quốc phòng năm 2015 và nhất trí cho rằng hai bên đã đạt hiệu quả thiết thực trong việc triển khai Kế hoạch hợp tác năm 2015 ở các lĩnh vực như trao đổi đoàn các cấp để giao lưu, trao đổi kinh nghiệm; hợp tác đào tạo; giao lưu, phối hợp giữa nhân dân và các đơn vị quân đội đóng quân ở khu vực biên giới hai nước; hợp tác trong lĩnh vực kinh tế kết hợp với quốc phòng.Kết quả hợp tác năm 2015 đã góp phần thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa hai nước, đào tạo lớp cán bộ có chất lượng cao, đảm bảo hòa bình, ổn định và phát triển trên tuyến biên giới chung, ngăn chặn kịp thời các hoạt động bất hợp pháp và âm mưu chia rẽ mối quan hệ giữa nhân dân hai nước. Các hoạt động hợp tác kinh tế kết hợp quốc phòng đã góp phần đóng góp cho ngân sách nhà nước cũng như tạo công ăn việc làm cho người lao động. Hai Bộ trưởng thống nhất thời gian tới, quân đội hai nước cần tiếp tục triển khai hợp tác theo kế hoạch và đưa quan hệ hợp tác tiếp tục đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực đáp ứng lợi ích của nhân dân hai nước, trong đó chú trọng vào công tác tuyên truyền về mối quan hệ truyền thống, thủy chung, đặc biệt giữa hai nước cho thế hệ trẻ, tăng cường giao lưu và phối hợp giữa nhân dân và lực lượng quân đội ở khu vực biên giới chung, đẩy mạnh hợp tác đào tạo và hợp tác kinh tế kết hợp quốc phòng nhằm góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở mỗi nước, đóng góp vào tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN.
Về phương hướng hợp tác thời gian tới, hai Bộ trưởng cùng thống nhất hai bên sẽ triển khai hợp tác theo Kế hoạch hợp tác năm 2016, theo đó sẽ tăng cường trao đổi đoàn; hợp tác về công tác đảng, công tác chính trị; đào tạo; trao đổi kinh nghiệm xây dựng quân đội; thúc đẩy hợp tác trong quản lý, bảo vệ biên giới; tăng cường giao lưu, kết nghĩa giữa các đơn vị, giúp dân xóa đói giảm nghèo; tìm kiếm, cất bốc và hồi hương hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện Việt Nam đã hy sinh tại Lào; hợp tác trên diễn đàn đa phương; đưa hợp tác đi vào chiều sâu, đáp ứng lợi ích của hai nước. Kết thúc hội đàm, hai bên đã tiến hành ký Kế hoạch hợp tác năm 2016 giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Lào.
Nhận lời mời của Bộ trưởng Tư pháp Lào Bounkeut Sangsomsak, Đoàn Đại biểu cấp cao Bộ Tư Pháp Việt Nam do Bộ trưởng Hà Hùng Cường dẫn đầu đã sang thăm và làm việc tại nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào từ ngày 24 đến ngày 29-12-2015.
Tại cuộc hội đàm hai bên đã cùng nhau đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động hợp tác năm 2015 giữa Bộ Tư pháp hai nước, nhận thấy hoạt động hợp tác giữa hai Bộ Tư pháp ngày càng phát triển, theo hướng đi vào thực chất và có chiều sâu. Năm 2015 là năm đầu tiên thực hiện Thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2015-2020 giữa hai Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Tư pháp Lào. Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường công tác trao đổi đoàn, trao đổi về công tác xây dựng pháp luật; quản lý Đoàn Luật sư và các công ty luật, vấn đề quốc tịch, đăng ký hộ tịch; trao đổi kinh nghiệm trong việc xây dựng, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch, chiến lược phát triển và các vấn đề đối ngoại; hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng pháp luật; đặc biệt là công tác hợp tác tư pháp địa phương và hợp tác quốc tế đa phương.
Hai bên cùng trao đổi và tăng cường việc hợp tác trong khu vực và quốc tế, hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ ASEAN, trong đó có việc thực hiện các sáng kiến đã được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Tư pháp các nước ASEAN. Lãnh đạo Bộ Tư pháp hai nước cũng nhất trí phối hợp chặt chẽ trong việc thúc đẩy thực hiện hiệu quả Thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về việc giải quyết vấn đề người di cư tự do, kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước ký ngày 08-7-2013 và thực hiện Kết luận Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam-Lào lần thứ hai. Kết thúc hội đàm, hai Bộ trưởng đã chứng kiến lễ ký Chương trình hợp tác năm 2016 giữa hai Bộ Tư pháp trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp./.
Ngày 22-12-2015, Ban Đối ngoại Trung ương đã tổ chức thông báo về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam tới Đoàn ngoại giao và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Tham dự cuộc thông báo, có đại diện lãnh đạo các Ban của Trung ương Đảng và Bộ Ngoại giao. Đông đảo các đại sứ, đại biện lâm thời các nước, trưởng đại diện các tổ chức quốc tế tại Hà Nội và các cơ quan báo chí đã tới dự.
Được sự ủy quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Hoàng Bình Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương đã thông báo những nét khái quát về công tác chuẩn bị Đại hội lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng chí cho biết, Hội nghị Trung ương 13 (khóa XI) đã quyết định triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 20 đến ngày 28-01-2016, tại Thủ đô Hà Nội. Chủ đề của Đại hội XII là: “Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Tham dự Đại hội có 1.510 đại biểu, đại diện cho hơn 4,5 triệu đảng viên. Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng mời các đồng chí nguyên là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đại diện Bà mẹ Việt Nam anh hùng, đại diện nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ, chức sắc tôn giáo, thanh niên tiêu biểu... dự Đại hội.
Thông tin tới Đoàn ngoại giao và các tổ chức quốc tế về quá trình chuẩn bị dự kiến chương trình nghị sự và các nội dung chính của Đại hội, đồng chí Hoàng Bình Quân nhấn mạnh các dự thảo văn kiện trình Đại hội XII đã thể hiện tinh thần đổi mới, tư duy khoa học, biện chứng, toàn diện, lịch sử - cụ thể và phát triển; đồng thời, phát huy tự do tư tưởng và lắng nghe các ý kiến khác nhau trong nghiên cứu, thảo luận; có cơ chế bảo đảm cho toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, trong đó có người Việt Nam ở nước ngoài, góp ý xây dựng, tạo sự nhất trí, đồng thuận cao trong toàn Ðảng, toàn dân. Về công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Đại hội sẽ tiến hành bầu ra Ban Chấp hành Trung ương khoá mới là những đại biểu ưu tú trong Đảng, có bản lĩnh chính trị vững vàng; có phẩm chất đạo đức; có năng lực thực tiễn thể hiện bằng hiệu quả công việc; có uy tín trong Đảng, trong xã hội; có tư duy đổi mới, sáng tạo, khả năng tiếp cận, nắm bắt, xử lý có hiệu quả vấn đề mới và vấn đề phức tạp nảy sinh; có khả năng đoàn kết, quy tụ; có phong cách làm việc khoa học, dân chủ, sâu sát, nói đi đôi với làm, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
Đồng chí cũng cho biết, trong nhiệm kỳ Đại hội XI, quan hệ đối ngoại giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với các chính đảng trên thế giới đã được chủ động và tích cực thúc đẩy, góp phần quan trọng tăng cường quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam với các nước trên thế giới. Hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam có quan hệ với 228 đảng ở 112 nước. Ngay sau khi Đại hội kết thúc, Ban Chấp hành Trung ương cũng sẽ tổ chức cuộc thông báo tới Đoàn ngoại giao và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam về kết quả Đại hội XII. Nhân dịp này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã trân trọng mời Đoàn ngoại giao, đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam đến dự Phiên khai mạc và Phiên bế mạc của Đại hội lần thứ XII.
Thúc đẩy niềm tin chính trị giữa hai nước Việt Nam-Trung Quốc
Nhận lời mời của Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc (Nhân đại Trung Quốc) Trương Đức Giang, Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam lên đường tới Thủ đô Bắc Kinh thực hiện chuyến thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ ngày 23 đến ngày 27-12-2015. Tiếp theo chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào tháng 4-2015 và chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tháng 11-2015, chuyến thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc lần này của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam nhằm triển khai nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được.
Trong chuyến thăm 5 ngày tới Trung Quốc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã dẫn đầu Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình; Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc Du Chính Thanh; hội đàm với Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Trương Đức Giang. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng đã tiếp Đoàn đại biểu Hội hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc; thăm và nói chuyện với cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh. Trong chương trình thăm một số địa phương Trung Quốc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã tiếp Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Nhân đại tỉnh Hồ Nam Từ Thủ Thịnh; đến thăm Khu tưởng niệm Chủ tịch Mao Trạch Đông tại tỉnh Hồ Nam; tiếp Chủ tịch Nhân đại tỉnh Quảng Đông Hoàng Long Vân. Trong chuyến thăm lần này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Chủ tịch Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Trương Đức Giang đã bàn bạc, trao đổi sâu rộng về những biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa lãnh đạo cấp cao, các Ủy ban, cơ quan của Quốc hội hai nước; cũng đã ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa hai Quốc hội; mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác giữa hai cơ quan lập pháp hai nước.
Liên quan đến vấn đề Biển Đông, thông qua các cuộc hội đàm, hội kiến và tiếp xúc, Chủ tịch Quốc hội cũng đã trao đổi một cách rất chân tình và thẳng thắn với các lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Trung Quốc về vấn đề này.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định Biển Đông là vấn đề rất hệ trọng trong quan hệ của hai nước; liên quan đến chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, lợi ích cốt lõi và đồng thời cũng liên quan đến tình cảm của nhân dân hai nước. Chính vì vậy, giải quyết vấn đề Biển Đông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hai Đảng, hai Nhà nước Việt Nam-Trung Quốc. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhất trí với quan điểm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng hai bên còn tồn tại những bất đồng không thể giải quyết được trong một sớm một chiều. Điều quan trọng là hai bên cần kiểm soát, quản lý tốt tình hình; cần nhìn nhận lợi ích chung của hai bên to lớn hơn nhiều so với bất đồng, vì lợi ích chung của nhân dân hai nước và mong muốn cơ bản của hai Đảng, hai Nhà nước.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng hai bên đều có kinh nghiệm và năng lực trong việc kiểm soát và quản lý bất đồng, nếu lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước cùng quyết tâm chính trị tiếp tục nỗ lực quan tâm thúc đẩy tình hữu nghị truyền thống hướng tới giải quyết các bất đồng giữa hai nước thì có thể làm tốt.
Khẳng định vấn đề trên biển là vấn đề rất hệ trọng trong quan hệ của hai nước, làm giảm niềm tin của hai nước, làm cho nhân dân hai nước bất an, vì vậy, trong các cuộc trao đổi, tiếp xúc hai bên đã trao đổi rất thẳng thắn; đồng thời nhất trí tăng cường giao lưu, kiên trì hiệp thương, trao đổi và kiểm soát tốt tốt tình hình; không để xảy ra những vấn đề phức tạp và tìm ra giải pháp căn bản lâu dài để xử lý vấn đề này trên cơ sở của luật pháp quốc tế và đảm bảo lợi ích chung mà hai bên chấp nhận được. Có thể nói, các cuộc tiếp xúc lần này lãnh đạo hai nước đã trao đổi thẳng thắn trên tinh thần đồng chí, anh em để xử lý vấn đề Biển Đông.
Đây là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam sau 8 năm (từ năm 2007) và là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của đồng chí Nguyễn Sinh Hùng trên cương vị Chủ tịch Quốc hội khóa XIII. Trong bối cảnh quan hệ Việt-Trung duy trì xu thế phát triển tích cực, chuyến đi góp phần thực hiện nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước về việc duy trì thường xuyên các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao; cũng là dịp để hai bên thúc đẩy giao lưu, hợp tác giữa hai Quốc hội và trao đổi về các vấn đề trọng đại trong quan hệ Việt-Trung. Qua chuyến thăm, Việt Nam khẳng định kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa; nhất quán coi trọng và mong muốn phát triển quan hệ tốt đẹp, thực chất với Trung Quốc trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng cùng có lợi; duy trì trao đổi đoàn cấp cao giữa hai Đảng, hai nước; bảo vệ lợi ích chính đáng của Việt Nam ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, kiểm soát tốt bất đồng, cùng duy trì xu thế hòa bình, ổn định trên Biển Đông, vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng từ ngày 23 đến ngày 27-12 vừa qua đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận Trung Quốc.
Các tờ báo chính thống và hãng thông tấn lớn của Trung Quốc đều đưa đậm nét tin và hình ảnh về các hoạt động của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trong thời gian ở Trung Quốc, trong đó đặc biệt nhấn mạnh những kết quả đạt được trong các cuộc hội đàm, hội kiến của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng với các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Các hãng thông tấn lớn của Trung Quốc như Tân Hoa Xã, Nhân dân nhật báo, Đài truyền hình trung ương (CCTV), Đài phát thanh nhân dân Trung Quốc, Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc, mạng tin tức Trung Quốc… đã đưa tin đậm nét về cuộc hội kiến giữa Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Hãng tin Tân Hoa xã số ra ngày 24-12, dẫn lời Tổng Bí thư - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đánh giá cao quan hệ hợp tác giữa Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc (tức Quốc hội Trung Quốc) với Quốc hội Việt Nam thời gian qua, cho rằng Quốc hội hai nước đều gánh vác trách nhiệm nặng nề trong sự nghiệp xây dựng pháp chế xã hội chủ nghĩa ở mỗi nước, đề nghị Quốc hội hai nước thời gian tới cần tăng cường giao lưu, hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực lập pháp và giám sát, đóng góp tích cực cho sự phát triển của quan hệ hai nước Việt Nam - Trung Quốc.
Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc dẫn lời Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc Trương Đức Giang trong cuộc hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, hai nước Trung Quốc và Việt Nam tăng cường đoàn kết hữu nghị, thúc đẩy hợp tác cùng có lợi, là phù hợp với lợi ích chung của cả hai bên. Hai bên cần nắm chắc xu hướng đúng đắn phát triển quan hệ song phương, tăng cường lòng tin chính trị, đẩy mạnh trao đổi chiến lược, xử lý thoả đáng và quản lý tốt bất đồng. Quốc hội hai nước cần tăng cường giao lưu hợp tác, đóng góp tích cực cho sự nghiệp cải cách và xây dựng nền pháp trị ở mỗi nước.
Tờ Nhân dân nhật báo của Trung Quốc dẫn lời Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc Du Chính Thanh trong cuộc hội kiến Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, dưới sự nỗ lực của cả hai bên, quan hệ Trung - Việt tiếp tục phát triển theo hướng tích cực, Trung Quốc coi trọng phát triển quan hệ với Việt Nam, mong muốn cùng Việt Nam thường xuyên trao đổi các chuyến thăm cấp cao, xử lý thoả đáng và quản lý tốt bất đồng, thúc đẩy quan hệ hai nước không ngừng phát triển.
Với hoạt động của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tại tỉnh Hồ Nam, quê hương của cố Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông và tỉnh Quảng Đông, các báo lớn ở Trung ương cũng như các tờ báo địa phương hai tỉnh Hồ Nam và Quảng Đông đều bày tỏ mong muốn tăng cường quan hệ với các tỉnh thành liên quan của Việt Nam, cho rằng chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội sẽ tiếp tục tạo đào phát triển mạnh mẽ cho quan hệ hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp hai nước.
Việt Nam - Campuchia quyết tâm hoàn thành phân giới cắm mốc trên biên giới đất liền
Ngày 26-12-2015, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Decho Hun Sen đã tới dự Lễ khánh thành cột mốc 30 và 275 cùng các công trình liên quan.
Đây là sự kiện chính trị lớn trong quan hệ hai nước Việt Nam và Campuchia; thể hiện rõ sự nghiêm túc và nỗ lực của Chính phủ hai nước Việt Nam-Campuchia trong thực hiện các Hiệp ước, Hiệp định và các thỏa thuận về biên giới lãnh thổ của hai nước cũng như quyết tâm mạnh mẽ của Chính phủ hai nước trong việc cùng cố gắng hoàn thành sớm công tác phân giới, cắm mốc.Với việc hoàn thành xây dựng hai cột mốc 30 và 275, hai nước đã hoàn thành việc xác định, xây dựng tất cả các cột mốc đại có gắn quốc huy tại 10/10 cặp cửa khẩu quốc tế; cùng với cột mốc ở điểm đầu (mốc ngã ba biên giới Việt Nam-Lào-Campuchia) và cột mốc cuối cùng (mốc 314) trên đường biên giới đất liền Việt Nam-Campuchia và 297 cột mốc chính đã xây dựng, có thể nói công tác phân giới cắm mốc giữa hai nước đã cơ bản hoàn thành với việc hình thành được “xương sống” của hệ thống mốc giới trên toàn tuyến.
Thay mặt Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao nỗ lực của Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc hai nước, các bộ, các ngành và địa phương hữu quan của cả hai bên, đã cố gắng, nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ phân giới cắm mốc đường biên giới đất liền hai nước thời gian qua. Trong dịp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trân trọng đề nghị Thủ tướng Hun Sen cùng chỉ đạo Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc hai nước tiếp tục nỗ lực và hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong giải quyết các vấn đề tồn đọng, thúc đẩy sớm hoàn thành toàn bộ công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền giữa hai nước Việt Nam-Campuchia và quản lý tốt tình hình biên giới nhằm xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển bền vững cho hôm nay và cho các thế hệ mai sau của hai nước.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Hun Sen nhấn mạnh, những hoạt động cắt băng khánh thành các cột mốc biên giới thời gian qua khẳng định việc hai nước đã cố gắng triển khai thực hiện các giải pháp giải đồng bộ giải quyết các vấn đề về biên giới trong thời gian sớm nhất. Đây là công tác có những bước tiến đều đặn, mặc dù có những lúc gặp phải một số khó khăn, vướng mắc nhất định. Với tinh thần trên, Thủ tướng Hun Sen khẳng định một lần nữa Chính phủ Vương quốc Campuchia kiên định duy trì lập trường xây dựng đường biên giới giữa Campuchia và Việt Nam, thành một đường biên giới đúng đắn, rõ ràng, cụ thể, trên cơ sở luật pháp nhà nước và quốc tế. Điều này đã được Chính phủ Campuchia trong mọi giai đoạn luôn giữ vững nhằm kết thúc vấn đề biên giới đường bộ và đường biển giữa hai nước. Dựa vào cơ sở nguyên tắc chủ yếu này, Chính phủ Campuchia sẽ cố gắng hết mình để cùng Chính phủ Việt Nam nhằm đảm bảo việc hai nước có chung một đường biên giới mang tính quốc tế và biến đường biên giới được thể hiện trên bản đồ thành các mốc giới tại thực địa và đường biên giới đó phải đi song song với việc thực hiện tốt công tác quản lý; cùng nhau xây dựng một khu vực biên giới phát triển phồn vinh, khu vực hòa bình, đời sống người dân an cư thịnh vượng.
Kỳ họp lần thứ 38 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương giữa hai nước Việt Nam-Lào
Ngày 27-12-2015, kỳ họp lần thứ 38 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam đã được tổ chức tại thủ đô Vientiane, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Tại kỳ họp, hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi nước, tổng kết tình hình thực hiện Hiệp định hợp tác Việt Nam-Lào giai đoạn 2011-2015 và trao đổi thống nhất phương hướng hợp tác cho giai đoạn 2016-2020, nhất là các nhiệm vụ cụ thể sẽ triển khai trong năm 2016. Hai bên nhất trí cho rằng Hiệp định hợp tác Việt Nam-Lào giai đoạn 2011-2015 đã được triển khai hiệu quả.
Về quan hệ chính trị-ngoại giao, hai bên đã phối hợp tổ chức tốt các chuyến thăm, tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai nước; đã thành lập cơ chế trao đổi thường niên giữa hai Bộ trưởng Ngoại giao, hai Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương hai nước. Hai bên phối hợp tổ chức thành công “Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam-Lào 2012” và các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ trọng đại của mỗi nước trong năm 2015. Hợp tác quốc phòng-an ninh giữa hai nước ngày càng được tăng cường. Hai bên đang phấn đấu quyết tâm hoàn thành toàn bộ dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới; giải quyết hiệu quả vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới Việt Nam-Lào; làm tốt công tác tìm kiếm và quy tập hài cốt chiến sĩ, quân tình nguyện Việt Nam và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào. Về đầu tư, tính đến tháng 12-2015, Lào đã cấp phép 413 dự án cho các nhà đầu tư Việt Nam với tổng số vốn đăng ký hơn 4,9 tỉ USD, trong đó vốn thực hiện là 1,4 tỉ USD. Các dự án đầu tư của Việt Nam tại Lào được triển khai thuận lợi, đã đóng góp vào tăng trưởng và thu ngân sách của Lào, tạo nhiều công ăn việc làm cho nhân dân địa phương.
Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Lào tiếp tục được thúc đẩy. Hai bên đã ký Hiệp định Thương mại Việt Nam-Lào vào tháng 3-2015 và Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam-Lào vào tháng 6-2015. Các cơ chế ưu đãi về thuế suất, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa có xuất xứ từ hai nước được áp dụng. Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Lào liên tục tăng trưởng, cụ thể, kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước năm nay ước đạt 1,3 tỉ USD. Trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, hai bên đã tăng cường hợp tác nghiên cứu và trao đổi kỹ thuật công nghệ, dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, kiểm soát dịch bệnh cây trồng và vật nuôi nhằm từng bước cải thiện đời sống nhân dân. Hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tiếp tục được ưu tiên và mở rộng. Tính đến nay, đã có 9.295 cán bộ, sinh viên Lào học tập tại Việt Nam. Cơ sở đào tạo lưu học sinh Lào tại Việt Nam được đầu tư nâng cấp. Đề án “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác Việt Nam-Lào trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2020” được hai bên tích cực triển khai. Đặc biệt trong năm 2014, Thủ tướng Chính phủ hai nước đã đồng thời ban hành Chỉ thị nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho Lào.
Bên cạnh đó, hai bên cũng đã thẳng thắn trao đổi những tồn tại, hạn chế và khó khăn trên một số lĩnh vực hợp tác như việc thực hiện một số nội dung thỏa thuận giữa hai bên chưa được như mong muốn; thủ tục cấp phép đầu tư còn rườm rà, thời gian cấp phép chậm, một số doanh nghiệp thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm trong quá trình triển khai dự án; việc quản lý lao động Việt Nam sang làm việc tại Lào chưa thực hiện theo đúng Hiệp định hợp tác về lao động ký ngày 01-7-2013.
Tại Kỳ họp lần này, hai bên đã thống nhất phương hướng và nhiệm vụ hợp tác giai đoạn 2016-2020. Theo đó, hai bên nhất trí tăng cường thực hiện tốt các thỏa thuận đã được ký kết, đặc biệt là các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước; duy trì và tăng cường trao đổi đoàn và tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai nước; nâng cao hiệu quả các cơ chế hợp tác sẵn có, nhất là cơ chế Tham vấn thường niên cấp Bộ trưởng Ngoại giao và các cơ chế hợp tác giữa các cơ quan đối ngoại hai nước; ủng hộ và hỗ trợ Lào đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2016; đẩy mạnh hợp tác tại các diễn đàn quốc tế khu vực.
Hai bên tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam cho thế hệ trẻ hai nước; quan tâm xây dựng tuyến biên giới Việt Nam-Lào ổn định và phát triển toàn diện; triển khai thực hiện có hiệu quả Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam-Lào, Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới Việt Nam-Lào; tiếp tục coi trọng việc giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới Việt Nam-Lào; tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục pháp lý, quy chế ngoại kiều và nhập quốc tịch cho công dân của nhau đang làm ăn sinh sống ở mỗi nước; tăng cường phối hợp công tác tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh tại Lào và bộ đội Lào hy sinh tại Việt Nam.
Về hợp tác kinh tế, hai bên khẳng định sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư hai nước; thường xuyên kiểm tra, rà soát các dự án đầu tư để có các giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ và giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp hai nước; phối hợp triển khai có hiệu quả Hiệp định Thương mại Việt Nam-Lào (ký tháng 3-2015) và Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam-Lào (ký tháng 6-2015); tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng các trung tâm thương mại giới thiệu sản phẩm Việt Nam tại Lào; năm 2016 phấn đấu tăng kim ngạch thương mại 20%.
Về hợp tác giáo dục và đào tạo, hai bên tiếp tục dành cho nhau các suất học bổng cho cán bộ, học sinh và sinh viên hai nước sang học tập, nghiên cứu tại mỗi nước; tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác Việt Nam-Lào trong lĩnh vực giáo dục và phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2020”; thực hiện hợp tác đào tạo trên nhiều kênh, nhiều hình thức, coi trọng và tạo điều kiện về cơ chế hợp tác đào tạo giữa các địa phương; thúc đẩy việc giảng dạy tiếng Việt tại Lào. Riêng năm 2016, Việt Nam sẽ dành cho Lào 1.000 suất học bổng và Lào dành cho Việt Nam 60 suất học bổng cho cán bộ và học sinh Việt Nam sang học tập tại Lào.
Triển khai tốt các thỏa thuận về kết nối giao thông vận tải Việt Nam-Lào, nhất là dự án đường cao tốc Vientiane-Hà Nội và một số tuyến đường bộ, đường sắt khác.Kết thúc kỳ họp, hai bên đã ký Hiệp định hợp tác song phương Việt Nam-Lào giai đoạn 2016-2020, Thỏa thuận về Kế hoạch hợp tác song phương Việt Nam-Lào năm 2016, Biên bản Kỳ họp lần thứ 38 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam-Lào và một số văn kiện lớn
Trong khuôn khổ Kỳ họp lần này, đã diễn ra lễ ký Hợp đồng tín dụng trị giá gần 152 triệu USD cho Dự án Thủy điện Nặm-mô 2 giữa Ngân hàng BIDV và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thủy điện Nặm-mô Việt Nam. Dự án thủy điện Nặm-mô 2, nằm tại huyện Muongmok, tỉnh Xiengkhuang, có tổng công suất 120 MW gồm 3 tổ máy với tổng mức đầu tư trên 225 triệu USD, trong đó BIDV cam kết tài trợ gần 152 triệu USD. Dự án đã được triển khai từ tháng 10 và dự kiến sẽ hoàn thành vào quý 1-2019. Khi đi vào vận hành, nhà máy sẽ sản xuất khoảng 496 triệu kWh/năm.
Việt Nam và Lào tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
Nhận lời mời của Trung tướng Somkeo Silavong, Ủy viên Trung ương đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Bộ trưởng Bộ An ninh Lào, Đoàn Đại biểu cấp cao Bộ Công an Việt Nam do Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, dẫn đầu đã sang thăm và làm việc tại Lào từ ngày 23 đến ngày 24-12-2015.
Tại cuộc hội đàm, hai bên thống nhất đánh giá, thời gian qua, trong bối cảnh tình hình an ninh, chính trị, kinh tế thế giới và khu vực có nhiều diễn biến mới phức tạp, đa dạng, khó dự báo, tác động đến an ninh, trật tự của hai nước, lực lượng công an Việt Nam và lực lượng công an Lào đã chủ động phối hợp chặt chẽ, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, phản động lưu vong người Việt, người Lào lợi dụng vấn đề "dân chủ," "nhân quyền," "tôn giáo," "dân tộc" chống phá Việt Nam và Lào. Hai bên đã phối hợp tổ chức thành công các hội nghị hợp tác an ninh và phòng, chống tội phạm thường niên, qua đó kịp thời trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, đánh giá sâu sắc, toàn diện các nội dung hợp tác; kiến nghị, bổ sung, điều chỉnh cơ chế hợp tác nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là các loại tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, tội phạm kinh tế, hình sự, ma tuý; phối hợp xác minh, truy bắt các đối tượng bị truy nã...
Các lực lượng công an Lào và Việt Nam đã tổ chức phối hợp chặt chẽ tại các tỉnh giáp biên trong đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy qua biên giới; phối hợp với bộ đội biên phòng, hải quan hai nước truy bắt số đối tượng trong các đường dây mua bán, vận chuyển trái phép ma túy, góp phần kiểm soát, ngăn chặn có hiệu quả tội phạm ma túy qua biên giới hai nước. Thời gian tới, hai bên thống nhất tăng cường các biện pháp hợp tác trong phòng ngừa, đấu tranh chống âm mưu, hoạt động chống phá hai nước của các thế lực thù địch, phản động; phối hợp bảo vệ an ninh, an toàn các hội nghị quốc tế, các sự kiện quan trọng diễn ra tại hai nước; đẩy mạnh hợp tác đấu tranh với các loại tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, nhất là tội phạm ma túy, mua bán người, tội phạm sử dụng công nghệ cao; phối hợp truy bắt các đối tượng vi phạm pháp luật ở nước này trốn sang nước kia; nghiên cứu, xúc tiến đàm phán tiến tới ký kết Hiệp định Dẫn độ tội phạm, Hiệp định Chuyển giao người bị kết án phạt tù để tạo cơ pháp lý đầy đủ hơn cho công tác phối hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm. Chú trọng hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và hỗ trợ trang thiết bị, phương tiện nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội ở mỗi nước. Kết thúc hội đàm, Bộ trưởng Trần Đại Quang và Bộ trưởng Somkeo Silavong đã ký Kế hoạch triển khai Hiệp định hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ An ninh Lào năm 2016.
Nhận lời mời của Thượng tướng Sengnouane Xayalath, Bí thư Trung ương đảng Nhân dân cách mạng Lào, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã dẫn đầu đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam thăm hữu nghị chính thức Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào từ ngày 25 đến ngày 26-12-2015.
Tại buổi hội đàm, hai Bộ trưởng đã trao đổi những vấn đề hai bên cùng quan tâm và thông báo cho nhau về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội cũng như công tác chuẩn bị cho Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc của mỗi bên.hai Bộ trưởng đã điểm lại những kết quả hợp tác giữa hai Bộ Quốc phòng năm 2015 và nhất trí cho rằng hai bên đã đạt hiệu quả thiết thực trong việc triển khai Kế hoạch hợp tác năm 2015 ở các lĩnh vực như trao đổi đoàn các cấp để giao lưu, trao đổi kinh nghiệm; hợp tác đào tạo; giao lưu, phối hợp giữa nhân dân và các đơn vị quân đội đóng quân ở khu vực biên giới hai nước; hợp tác trong lĩnh vực kinh tế kết hợp với quốc phòng.Kết quả hợp tác năm 2015 đã góp phần thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa hai nước, đào tạo lớp cán bộ có chất lượng cao, đảm bảo hòa bình, ổn định và phát triển trên tuyến biên giới chung, ngăn chặn kịp thời các hoạt động bất hợp pháp và âm mưu chia rẽ mối quan hệ giữa nhân dân hai nước. Các hoạt động hợp tác kinh tế kết hợp quốc phòng đã góp phần đóng góp cho ngân sách nhà nước cũng như tạo công ăn việc làm cho người lao động. Hai Bộ trưởng thống nhất thời gian tới, quân đội hai nước cần tiếp tục triển khai hợp tác theo kế hoạch và đưa quan hệ hợp tác tiếp tục đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực đáp ứng lợi ích của nhân dân hai nước, trong đó chú trọng vào công tác tuyên truyền về mối quan hệ truyền thống, thủy chung, đặc biệt giữa hai nước cho thế hệ trẻ, tăng cường giao lưu và phối hợp giữa nhân dân và lực lượng quân đội ở khu vực biên giới chung, đẩy mạnh hợp tác đào tạo và hợp tác kinh tế kết hợp quốc phòng nhằm góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở mỗi nước, đóng góp vào tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN.
Về phương hướng hợp tác thời gian tới, hai Bộ trưởng cùng thống nhất hai bên sẽ triển khai hợp tác theo Kế hoạch hợp tác năm 2016, theo đó sẽ tăng cường trao đổi đoàn; hợp tác về công tác đảng, công tác chính trị; đào tạo; trao đổi kinh nghiệm xây dựng quân đội; thúc đẩy hợp tác trong quản lý, bảo vệ biên giới; tăng cường giao lưu, kết nghĩa giữa các đơn vị, giúp dân xóa đói giảm nghèo; tìm kiếm, cất bốc và hồi hương hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện Việt Nam đã hy sinh tại Lào; hợp tác trên diễn đàn đa phương; đưa hợp tác đi vào chiều sâu, đáp ứng lợi ích của hai nước. Kết thúc hội đàm, hai bên đã tiến hành ký Kế hoạch hợp tác năm 2016 giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Lào.
Nhận lời mời của Bộ trưởng Tư pháp Lào Bounkeut Sangsomsak, Đoàn Đại biểu cấp cao Bộ Tư Pháp Việt Nam do Bộ trưởng Hà Hùng Cường dẫn đầu đã sang thăm và làm việc tại nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào từ ngày 24 đến ngày 29-12-2015.
Tại cuộc hội đàm hai bên đã cùng nhau đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động hợp tác năm 2015 giữa Bộ Tư pháp hai nước, nhận thấy hoạt động hợp tác giữa hai Bộ Tư pháp ngày càng phát triển, theo hướng đi vào thực chất và có chiều sâu. Năm 2015 là năm đầu tiên thực hiện Thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2015-2020 giữa hai Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Tư pháp Lào. Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường công tác trao đổi đoàn, trao đổi về công tác xây dựng pháp luật; quản lý Đoàn Luật sư và các công ty luật, vấn đề quốc tịch, đăng ký hộ tịch; trao đổi kinh nghiệm trong việc xây dựng, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch, chiến lược phát triển và các vấn đề đối ngoại; hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng pháp luật; đặc biệt là công tác hợp tác tư pháp địa phương và hợp tác quốc tế đa phương.
Hai bên cùng trao đổi và tăng cường việc hợp tác trong khu vực và quốc tế, hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ ASEAN, trong đó có việc thực hiện các sáng kiến đã được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Tư pháp các nước ASEAN. Lãnh đạo Bộ Tư pháp hai nước cũng nhất trí phối hợp chặt chẽ trong việc thúc đẩy thực hiện hiệu quả Thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về việc giải quyết vấn đề người di cư tự do, kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước ký ngày 08-7-2013 và thực hiện Kết luận Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam-Lào lần thứ hai. Kết thúc hội đàm, hai Bộ trưởng đã chứng kiến lễ ký Chương trình hợp tác năm 2016 giữa hai Bộ Tư pháp trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp./.
Việt Nam tích cực tham gia gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc  (29/12/2015)
Liệu cơm mà gắp mắm  (29/12/2015)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 21 đến ngày 27-12-2015  (29/12/2015)
Mười luật có hiệu lực từ ngày 01-01-2016  (28/12/2015)
Đẩy mạnh hợp tác doanh nghiệp và giao lưu nhân dân Nga - Việt Nam  (28/12/2015)
Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt chào năm mới 2016  (28/12/2015)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay