Phấn đấu đến năm 2020 Tiền Giang trở thành tỉnh phát triển trong vùng đồng bằng sông Cửu Long
22:40, ngày 21-10-2015
TCCSĐT - Sau 03 ngày làm việc tích cực, nghiêm túc, chiều 21-10-2015, Đại hội Đảng bộ tỉnh Tiền Giang lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã tiến hành phiên bế mạc. Đồng chí Nguyễn Văn Danh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 2010-2015 đã trúng cử chức danh Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang nhiệm kỳ 2015-2020.
Đại hội đã thông qua Nghị quyết và thống nhất về các mục tiêu, chỉ tiêu trong nhiệm kỳ 2015-2020 gồm: Nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện của Đảng bộ, tăng cường đoàn kết, phát huy dân chủ, năng động, sáng tạo, huy động mọi nguồn lực, khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ; cải thiện môi trường thu hút đầu tư; phát triển các ngành, lĩnh vực, địa bàn trọng điểm gắn với tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh của các ngành, các thành phần kinh tế. Phát triển đô thị, xây dựng nông thôn mới; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; mở rộng các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế; đẩy mạnh cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Phấn đấu đến năm 2020 Tiền Giang trở thành tỉnh phát triển trong vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Trong đó, các chỉ tiêu chủ yếu được nêu ra là: Tốc độ tăng trưởng kinh tế địa phương (GRDP - theo giá so sánh năm 2010) bình quân 9-10%/năm, trong đó, khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp) tăng 4%/năm; khu vực II (công nghiệp - xây dựng) tăng 16-17,5%/năm; khu vực III (các ngành dịch vụ) tăng 8,4-9,9%/năm. Đến năm 2020, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 74-78 triệu đồng (tương đương 2.935-3.078 USD); cơ cấu kinh tế khu vực I chiếm 27,5 - 28,9%; khu vực II chiếm 35 - 35,5%; khu vực III chiếm 36,1 - 37%; kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 3,4 tỷ USD, tăng bình quân 16,3%/năm; kim ngạch nhập khẩu khoảng 2 tỷ USD, tăng bình quân 14,9%/năm. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 179-186 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,2-35,5%/GRDP; giải quyết việc làm cho 20.000 lao động/năm; tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2020 còn dưới 3% và thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến năm 2020 sẽ có 50% số xã đạt chuẩn quốc gia.
Để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đề ra, Đại hội đã đưa ra các nhóm giải pháp cho nhiệm kỳ mới gồm 5 khâu đột phá cơ bản là:
1. Hình thành các cực tăng trưởng, vùng trọng điểm kinh tế. Các khu công nghiệp tập trung được hình thành, phát triển gắn với hệ thống khu công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng đồng bằng sông Cửu Long.
2. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ ở cả đô thị và nông thôn. Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng ở các cụm, khu công nghiệp để thu hút các dự án đầu tư; nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn, hiện đại hóa hệ thống thông tin liên lạc, điện, nước để nâng cao mức sống nhân dân.
3. Tập trung đầu tư, hình thành hệ thống các sản phẩm chủ lực trong những ngành và lĩnh vực có lợi thế so sánh. Xác định các vùng trọng điểm để đầu tư về sản phẩm nông nghiệp và du lịch sinh thái; tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, thâm canh và ứng dụng công nghệ cao.
4. Đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa, phát triển các đô thị trung tâm, đô thị ngoại vi và các điểm dân cư nông thôn. Tập trung phát triển các khu đô thị trung tâm của thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công, thị xã Cai Lậy; hình thành các thị trấn, khu dân cư, khu đô thị - dịch vụ mới gắn với các khu công nghiệp của tỉnh.
5. Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh. Quan tâm, tạo điều kiện tốt cho việc phát triển nguồn nhân lực trong, ngoài tỉnh và nước ngoài, nhất là đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.
Sau khi bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2015-2020, Đại hội đã bầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tiền Giang gồm 15 thành viên, đồng chí Nguyễn Văn Danh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 2010-2015 trúng cử chức danh Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang nhiệm kỳ 2015-2020; các đồng chí Lê Hồng Quang, Võ Văn Bình và Lê Văn Hưởng trúng cử chức danh Phó Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015-2020. Đại hội cũng đã bầu ra 11 đại biểu vào Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, trong đó ông Nguyễn Ngọc Trầm giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy. Tiếp đó, Đại hội đã bầu đại biểu tham gia Đoàn đại biểu dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.
Phát biểu bế mạc Đại hội, đồng chí Nguyễn Văn Danh đã kêu gọi toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Tiền Giang cùng đồng lòng, chung sức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020 đề ra. Theo đó, đồng chí nhấn mạnh, quan điểm phát triển của nhiệm kỳ mới là: Tập trung phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong mối quan hệ tổng thể, liên kết với các tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, nhất là các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Không ngừng đẩy mạnh xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng các đô thị thành phố, thị xã, trung tâm huyện. Chú trọng phát triển nhanh các ngành kinh tế, hình thành các vùng trọng điểm, tạo ra bước đột phá về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất từng ngành, từng lĩnh vực. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có chính sách khuyến khích, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong, ngoài tỉnh và nước ngoài. Bên cạnh đó, phải kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với giữ vững quốc phòng - an ninh, bảo vệ môi trường, ổn định chính trị - xã hội./.
Trong đó, các chỉ tiêu chủ yếu được nêu ra là: Tốc độ tăng trưởng kinh tế địa phương (GRDP - theo giá so sánh năm 2010) bình quân 9-10%/năm, trong đó, khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp) tăng 4%/năm; khu vực II (công nghiệp - xây dựng) tăng 16-17,5%/năm; khu vực III (các ngành dịch vụ) tăng 8,4-9,9%/năm. Đến năm 2020, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 74-78 triệu đồng (tương đương 2.935-3.078 USD); cơ cấu kinh tế khu vực I chiếm 27,5 - 28,9%; khu vực II chiếm 35 - 35,5%; khu vực III chiếm 36,1 - 37%; kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 3,4 tỷ USD, tăng bình quân 16,3%/năm; kim ngạch nhập khẩu khoảng 2 tỷ USD, tăng bình quân 14,9%/năm. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 179-186 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,2-35,5%/GRDP; giải quyết việc làm cho 20.000 lao động/năm; tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2020 còn dưới 3% và thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến năm 2020 sẽ có 50% số xã đạt chuẩn quốc gia.
Để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đề ra, Đại hội đã đưa ra các nhóm giải pháp cho nhiệm kỳ mới gồm 5 khâu đột phá cơ bản là:
1. Hình thành các cực tăng trưởng, vùng trọng điểm kinh tế. Các khu công nghiệp tập trung được hình thành, phát triển gắn với hệ thống khu công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng đồng bằng sông Cửu Long.
2. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ ở cả đô thị và nông thôn. Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng ở các cụm, khu công nghiệp để thu hút các dự án đầu tư; nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn, hiện đại hóa hệ thống thông tin liên lạc, điện, nước để nâng cao mức sống nhân dân.
3. Tập trung đầu tư, hình thành hệ thống các sản phẩm chủ lực trong những ngành và lĩnh vực có lợi thế so sánh. Xác định các vùng trọng điểm để đầu tư về sản phẩm nông nghiệp và du lịch sinh thái; tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, thâm canh và ứng dụng công nghệ cao.
4. Đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa, phát triển các đô thị trung tâm, đô thị ngoại vi và các điểm dân cư nông thôn. Tập trung phát triển các khu đô thị trung tâm của thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công, thị xã Cai Lậy; hình thành các thị trấn, khu dân cư, khu đô thị - dịch vụ mới gắn với các khu công nghiệp của tỉnh.
5. Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh. Quan tâm, tạo điều kiện tốt cho việc phát triển nguồn nhân lực trong, ngoài tỉnh và nước ngoài, nhất là đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.
Sau khi bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2015-2020, Đại hội đã bầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tiền Giang gồm 15 thành viên, đồng chí Nguyễn Văn Danh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 2010-2015 trúng cử chức danh Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang nhiệm kỳ 2015-2020; các đồng chí Lê Hồng Quang, Võ Văn Bình và Lê Văn Hưởng trúng cử chức danh Phó Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015-2020. Đại hội cũng đã bầu ra 11 đại biểu vào Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, trong đó ông Nguyễn Ngọc Trầm giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy. Tiếp đó, Đại hội đã bầu đại biểu tham gia Đoàn đại biểu dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.
Phát biểu bế mạc Đại hội, đồng chí Nguyễn Văn Danh đã kêu gọi toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Tiền Giang cùng đồng lòng, chung sức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020 đề ra. Theo đó, đồng chí nhấn mạnh, quan điểm phát triển của nhiệm kỳ mới là: Tập trung phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong mối quan hệ tổng thể, liên kết với các tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, nhất là các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Không ngừng đẩy mạnh xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng các đô thị thành phố, thị xã, trung tâm huyện. Chú trọng phát triển nhanh các ngành kinh tế, hình thành các vùng trọng điểm, tạo ra bước đột phá về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất từng ngành, từng lĩnh vực. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có chính sách khuyến khích, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong, ngoài tỉnh và nước ngoài. Bên cạnh đó, phải kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với giữ vững quốc phòng - an ninh, bảo vệ môi trường, ổn định chính trị - xã hội./.
An Giang: Chú trọng khai thác lợi thế liên kết vùng, tập trung phát triển nông nghiệp, du lịch  (21/10/2015)
Tổng thống Syria Assad bất ngờ tới Moskva để gặp ông Putin  (21/10/2015)
Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam làm việc tại Hy Lạp và Italy  (21/10/2015)
Chủ tịch nước tiếp Đoàn đại biểu Hội Hữu nghị Nhật - Việt vùng Kansai  (21/10/2015)
Xây dựng Quảng Ngãi thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại  (21/10/2015)
Xây dựng cơ chế để nhân dân tham gia xây dựng Đảng  (21/10/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển