Phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững trước thách thức của biến đổi khí hậu ở các tỉnh, thành phía Nam
09:11, ngày 10-07-2015
TCCSĐT - Ngày 09-7-2015, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản phối hợp với Tỉnh ủy Bình Thuận tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Bàn giải pháp phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững trước thách thức của biến đổi khí hậu ở các tỉnh, thành phía Nam”.
Các đồng chí: PGS, TS. Vũ Văn Phúc, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương; Nguyễn Mạnh Hùng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận chủ trì hội thảo.
Tham dự hội thảo có đồng chí Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh; GS, TS. Bùi Cách Tuyến, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và gần 150 đại biểu đại diện các bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo các tỉnh, thành phố phía Nam, các nhà khoa học, các nhà quản lý, cán bộ, biên tập viên Cơ quan Thường trực miền Nam - Tạp chí Cộng sản.
Phát biểu chào mừng hội thảo, đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận, khẳng định: Nghị quyết 09-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” đã xác định mục tiêu đưa đất nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu mạnh. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế biển của Việt Nam thời gian qua, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi căn bản, chúng ta cũng đang đứng trước nhiều thách thức lớn, trong đó có thách thức của biến đổi khí hậu. Vì thế, tại hội thảo, Ban Tổ chức mong muốn các nhà khoa học, các nhà quản lý trình bày những kết quả nghiên cứu, những kinh nghiệm thực tiễn có được trong công tác quản lý, từ đó xác định những giải pháp thật căn bản để đẩy mạnh phát triển kinh tế biển các tỉnh, thành phía Nam một cách bền vững trước thách thức của biến đổi khí hậu.
Báo cáo đề dẫn hội thảo, PGS, TS. Vũ Văn Phúc, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, nhấn mạnh: Tuy có tiềm năng kinh tế lớn về biển, nhưng Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức to lớn do tác động của tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu. Riêng tại các tỉnh, thành phía Nam, tác động của biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt, tác động xấu đến nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế xã hội và môi trường. Trước thực trạng này, để thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta là xây dựng Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về biển, phát triển kinh tế - xã hội vùng biển, hải đảo, ven biển gắn kết với bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc đòi hỏi không chỉ các tỉnh, thành phía Nam mà cả nước cần có những hành động cụ thể, thiết thực.
Thay mặt Đoàn Chủ tịch Hội thảo, PGS,TS. Vũ Văn Phúc đề nghị các đại biểu dự hội thảo tập trung trao đổi, thảo luận một số vấn đề:
Thứ nhất, khái quát thực trạng biến đổi khí hậu tác động đến sự phát triển kinh tế biển ở các tỉnh, thành phía Nam; vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu.
Thứ hai, nhận diện, phân tích, làm rõ những hạn chế, yếu kém, bất cập đã và đang nổi lên trong quá trình ứng phó với biến đổi khí hậu thời gian qua ở Việt Nam, nhất là tại các tỉnh, thành phía Nam có biển.
Thứ ba, bài học kinh nghiệm, những mô hình, cách làm hay, sáng tạo trong quá trình phát triển kinh tế biển thích ứng với biến đổi khí hậu của các tỉnh, thành phía Nam; đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn.
Thứ tư, đánh giá mức độ tác động của biến đổi khí hậu đến những khu vực, những ngành kinh tế (nhất là kinh tế biển), từ đó đề xuất những biện pháp giảm mức độ tổn thương do biến đổi khí hậu.
Thứ năm, đề xuất và kiến nghị những giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế biển bền vững trong thời gian tới.
Tại hội thảo, 97 tham luận và 11 ý kiến được trình bày, trao đổi trực tiếp đã tập trung vào các nội dung: Biến đổi khí hậu ở các nước đang phát triển: Tác động và giải pháp ứng phó; Phát triển kinh tế biển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở vùng ven biển Nam Việt Nam; Biến đổi khí hậu và nước biển dâng ở đồng bằng sông Cửu Long; Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới phát triển kinh tế biển ở các tỉnh, thành phía Nam; Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sinh kế của cư dân trên các đảo; Phát triển kinh tế biển bền vững ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh biến đổi khí hậu; Phát triển bền vững thủy sản Việt Nam trước biến đổi khí hậu; Kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phía Nam trong phát triển kinh tế biển trước tác động của biến đổi khí hậu; Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển của các quốc gia và gợi ý chính sách đối với Việt Nam; Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển kinh tế biển, vùng ven biển theo hướng ứng phó với biến đổi khí hậu; Điều kiện để phát triển kinh tế bền vững ở các địa phương vùng biển Nam Bộ; Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu tác động từ biển để phát triển bền vững theo chiến lược biển và hải đảo Việt Nam; Khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo hiệu quả góp phần phát triển kinh tế biển Việt Nam theo hướng bền vững,…
Đề cập về yếu tố môi trường, biến đổi khí hậu và quản lý ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh tế biển, GS, TS. Bùi Cách Tuyến, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường, lưu ý 3 vấn đề cần quan tâm trong phát triển kinh tế biển bền vững. Đó là: phòng chống ô nhiễm môi trường biển từ rác thải; giảm thiểu những tác hại đối với môi trường biển trong quá trình đánh bắt, nuôi trồng chế biến thủy sản, khai thác dầu khí, du lịch biển…; đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và liên kết hợp tác chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương trong quản lý nhà nước đối với kinh tế biển. Đề cập vấn đề phát triển kinh tế biển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở vùng ven biển phía Nam Việt Nam, TS Nguyễn Hữu Huân, Viện Hải dương học (Nha Trang), lưu ý những thách thức đáng quan tâm. Đó là: kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên, nguồn lợi biển - đảo còn thô sơ, tự phát, thiếu bền vững dẫn đến đa dạng sinh học và nguồn lợi hải sản bị giảm sút đáng kể; các hệ sinh thái điển hình như: rạn san hô, rừng ngập mặn, cỏ biển,… đang bị suy giảm nghiêm trọng; hầu hết các hoạt động kinh tế liên quan đến biển đều chưa đạt trình độ hiện đại, tiên tiến theo chuẩn quốc tế; nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế còn yếu và thiếu; cơ sở hạ tầng ở vùng ven biển còn lạc hậu, chưa có hệ thống giao thông hiện đại, liên hoàn, nhất là giao thông giữa đất liền và các đảo, quần đảo,…
Từ kinh nghiệm thực tiễn trong phát triển kinh tế biển tại địa phương, đồng chí Nguyễn Minh Trứ, Ủy viên Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Ninh Thuận, xác định cần quan tâm một số vấn đề như: phổ biến kinh nghiệm, xây dựng năng lực, kỹ năng phòng tránh thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu cho người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng; khuyến khích việc xây dựng một số cơ sở đào tạo ngành, nghề về biển và dạy nghề tại các địa phương ven biển; chủ động hợp tác, tăng cường học tập, trao đổi thông tin, kinh nghiệm ở trong nước và nước ngoài về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Theo đồng chí Lưu Thành Nghĩa, Chi cục trưởng Chi cục Biển và hải đảo - Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Kiên Giang, để xây dựng năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu, chủ động phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, cần tăng cường đầu tư phục hồi vùng ven biển và rừng ngập mặn ven biển; điều chỉnh lại quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất tại các khu ven biển thích ứng với biến đổi khí hậu; chú trọng việc duy trì và bảo đảm nguồn nước ngọt ở các địa phương ven biển; bảo tồn, khôi phục các hệ sinh thái ven biển và tăng cường hệ thống thể chế để thích ứng với biến đổi khí hậu.
Hội thảo cũng đã nghe các tham luận: “Phát triển bền vững kinh tế biển Cần Giờ trước thách thức của biến đổi khí hậu” của đồng chí Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh; “Giải phát phát triển kinh tế biển bền vững trước thách thức của biến đổi khí hậu” của PGS, TS. Lê Anh Tuấn, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu - Trường Đại học Cần Thơ; “Một số giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng trong phát triển kinh tế và hoạt động quốc phòng, an ninh ở vùng biển, đảo trên địa bàn Quân khu 7 trong tình hình mới” của Đại tá Nghiêm Xuân Thành, Bộ Tư lệnh Quân khu 7; “Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến thu nhập nông nghiệp của hộ nông dân đồng bằng sông Cửu Long” của ThS. Ngô Quang Thành, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn; “Bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn và phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình biến đổi khí hậu hiện nay” của TS. Phạm Thanh Hải, Trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh;…
Phát biểu kết luận Hội thảo, PGS, TS. Vũ Văn Phúc, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, nhấn mạnh: Nhìn chung, các tham luận và ý kiến trao đổi tại hội thảo thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm, khoa học, tâm huyết về nhiều vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế biển trong điều kiện ứng phó với biến đổi khí hậu. Từ thực tiễn phát triển kinh tế biển trước thách thức của biến đổi khí hậu các tỉnh, thành phía Nam, Hội thảo đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm chủ yếu. Thứ nhất, cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế biển, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển; phổ biến kiến thức, kinh nghiệm về ứng phó với biến đổi khí hậu. Thứ hai, phải xây dựng và tổ chức thực hiện tốt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, các quy hoạch ngành, quy hoạch sản phẩm và các đề án phát triển kinh tế biển, tái cơ cấu ngành, lĩnh vực phát triển kinh tế biển để tạo sự thống nhất, phát huy đầy đủ và hiệu quả các nguồn lực. Thứ ba, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh; bảo đảm việc đầu tư phát triển các chương trình, dự án về kinh tế, xã hội phải góp phần tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh vùng biển và ven biển của các địa phương. Thứ tư, trong công tác quy hoạch, cần căn cứ vào tình hình thực tiễn của ngành, nghề, lĩnh vực, từ đó xây dựng quỹ đất quy hoạch, vị trí quy hoạch phù hợp, thuận lợi khi triển khai đầu tư hạ tầng kỹ thuật và kêu gọi đầu tư. Thứ năm, tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển kinh tế biển; thực hiện tốt các cam kết quốc tế nhằm bảo vệ và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển, cải thiện sinh kế của người dân địa phương.
Trên cơ sở đó, hội thảo đã đề xuất nhiều giải pháp thiết thực nhằm phát triển kinh tế biển Việt Nam nói chung và các tỉnh, thành phía Nam nói riêng theo hướng bền vững trước thách thức của biến đổi khí hậu. Những bài học kinh nghiệm, những kiến nghị và giải pháp đề xuất tại hội thảo sẽ được Ban Tổ chức ghi nhận, tổng hợp, báo cáo với Đảng, Nhà nước để làm cơ sở tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế biển nước ta trong thời gian tới./.
Tham dự hội thảo có đồng chí Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh; GS, TS. Bùi Cách Tuyến, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và gần 150 đại biểu đại diện các bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo các tỉnh, thành phố phía Nam, các nhà khoa học, các nhà quản lý, cán bộ, biên tập viên Cơ quan Thường trực miền Nam - Tạp chí Cộng sản.
Phát biểu chào mừng hội thảo, đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận, khẳng định: Nghị quyết 09-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” đã xác định mục tiêu đưa đất nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu mạnh. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế biển của Việt Nam thời gian qua, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi căn bản, chúng ta cũng đang đứng trước nhiều thách thức lớn, trong đó có thách thức của biến đổi khí hậu. Vì thế, tại hội thảo, Ban Tổ chức mong muốn các nhà khoa học, các nhà quản lý trình bày những kết quả nghiên cứu, những kinh nghiệm thực tiễn có được trong công tác quản lý, từ đó xác định những giải pháp thật căn bản để đẩy mạnh phát triển kinh tế biển các tỉnh, thành phía Nam một cách bền vững trước thách thức của biến đổi khí hậu.
Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận, phát biểu chào mừng hội thảo |
Báo cáo đề dẫn hội thảo, PGS, TS. Vũ Văn Phúc, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, nhấn mạnh: Tuy có tiềm năng kinh tế lớn về biển, nhưng Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức to lớn do tác động của tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu. Riêng tại các tỉnh, thành phía Nam, tác động của biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt, tác động xấu đến nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế xã hội và môi trường. Trước thực trạng này, để thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta là xây dựng Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về biển, phát triển kinh tế - xã hội vùng biển, hải đảo, ven biển gắn kết với bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc đòi hỏi không chỉ các tỉnh, thành phía Nam mà cả nước cần có những hành động cụ thể, thiết thực.
Thay mặt Đoàn Chủ tịch Hội thảo, PGS,TS. Vũ Văn Phúc đề nghị các đại biểu dự hội thảo tập trung trao đổi, thảo luận một số vấn đề:
Thứ nhất, khái quát thực trạng biến đổi khí hậu tác động đến sự phát triển kinh tế biển ở các tỉnh, thành phía Nam; vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu.
Thứ hai, nhận diện, phân tích, làm rõ những hạn chế, yếu kém, bất cập đã và đang nổi lên trong quá trình ứng phó với biến đổi khí hậu thời gian qua ở Việt Nam, nhất là tại các tỉnh, thành phía Nam có biển.
Thứ ba, bài học kinh nghiệm, những mô hình, cách làm hay, sáng tạo trong quá trình phát triển kinh tế biển thích ứng với biến đổi khí hậu của các tỉnh, thành phía Nam; đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn.
Thứ tư, đánh giá mức độ tác động của biến đổi khí hậu đến những khu vực, những ngành kinh tế (nhất là kinh tế biển), từ đó đề xuất những biện pháp giảm mức độ tổn thương do biến đổi khí hậu.
Thứ năm, đề xuất và kiến nghị những giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế biển bền vững trong thời gian tới.
PGS, TS Vũ Văn Phúc, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, trình bày Báo cáo đề dẫn tại hội thảo |
Tại hội thảo, 97 tham luận và 11 ý kiến được trình bày, trao đổi trực tiếp đã tập trung vào các nội dung: Biến đổi khí hậu ở các nước đang phát triển: Tác động và giải pháp ứng phó; Phát triển kinh tế biển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở vùng ven biển Nam Việt Nam; Biến đổi khí hậu và nước biển dâng ở đồng bằng sông Cửu Long; Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới phát triển kinh tế biển ở các tỉnh, thành phía Nam; Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sinh kế của cư dân trên các đảo; Phát triển kinh tế biển bền vững ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh biến đổi khí hậu; Phát triển bền vững thủy sản Việt Nam trước biến đổi khí hậu; Kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phía Nam trong phát triển kinh tế biển trước tác động của biến đổi khí hậu; Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển của các quốc gia và gợi ý chính sách đối với Việt Nam; Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển kinh tế biển, vùng ven biển theo hướng ứng phó với biến đổi khí hậu; Điều kiện để phát triển kinh tế bền vững ở các địa phương vùng biển Nam Bộ; Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu tác động từ biển để phát triển bền vững theo chiến lược biển và hải đảo Việt Nam; Khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo hiệu quả góp phần phát triển kinh tế biển Việt Nam theo hướng bền vững,…
Đề cập về yếu tố môi trường, biến đổi khí hậu và quản lý ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh tế biển, GS, TS. Bùi Cách Tuyến, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường, lưu ý 3 vấn đề cần quan tâm trong phát triển kinh tế biển bền vững. Đó là: phòng chống ô nhiễm môi trường biển từ rác thải; giảm thiểu những tác hại đối với môi trường biển trong quá trình đánh bắt, nuôi trồng chế biến thủy sản, khai thác dầu khí, du lịch biển…; đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và liên kết hợp tác chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương trong quản lý nhà nước đối với kinh tế biển. Đề cập vấn đề phát triển kinh tế biển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở vùng ven biển phía Nam Việt Nam, TS Nguyễn Hữu Huân, Viện Hải dương học (Nha Trang), lưu ý những thách thức đáng quan tâm. Đó là: kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên, nguồn lợi biển - đảo còn thô sơ, tự phát, thiếu bền vững dẫn đến đa dạng sinh học và nguồn lợi hải sản bị giảm sút đáng kể; các hệ sinh thái điển hình như: rạn san hô, rừng ngập mặn, cỏ biển,… đang bị suy giảm nghiêm trọng; hầu hết các hoạt động kinh tế liên quan đến biển đều chưa đạt trình độ hiện đại, tiên tiến theo chuẩn quốc tế; nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế còn yếu và thiếu; cơ sở hạ tầng ở vùng ven biển còn lạc hậu, chưa có hệ thống giao thông hiện đại, liên hoàn, nhất là giao thông giữa đất liền và các đảo, quần đảo,…
Quang cảnh hội thảo |
Từ kinh nghiệm thực tiễn trong phát triển kinh tế biển tại địa phương, đồng chí Nguyễn Minh Trứ, Ủy viên Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Ninh Thuận, xác định cần quan tâm một số vấn đề như: phổ biến kinh nghiệm, xây dựng năng lực, kỹ năng phòng tránh thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu cho người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng; khuyến khích việc xây dựng một số cơ sở đào tạo ngành, nghề về biển và dạy nghề tại các địa phương ven biển; chủ động hợp tác, tăng cường học tập, trao đổi thông tin, kinh nghiệm ở trong nước và nước ngoài về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Theo đồng chí Lưu Thành Nghĩa, Chi cục trưởng Chi cục Biển và hải đảo - Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Kiên Giang, để xây dựng năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu, chủ động phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, cần tăng cường đầu tư phục hồi vùng ven biển và rừng ngập mặn ven biển; điều chỉnh lại quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất tại các khu ven biển thích ứng với biến đổi khí hậu; chú trọng việc duy trì và bảo đảm nguồn nước ngọt ở các địa phương ven biển; bảo tồn, khôi phục các hệ sinh thái ven biển và tăng cường hệ thống thể chế để thích ứng với biến đổi khí hậu.
Hội thảo cũng đã nghe các tham luận: “Phát triển bền vững kinh tế biển Cần Giờ trước thách thức của biến đổi khí hậu” của đồng chí Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh; “Giải phát phát triển kinh tế biển bền vững trước thách thức của biến đổi khí hậu” của PGS, TS. Lê Anh Tuấn, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu - Trường Đại học Cần Thơ; “Một số giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng trong phát triển kinh tế và hoạt động quốc phòng, an ninh ở vùng biển, đảo trên địa bàn Quân khu 7 trong tình hình mới” của Đại tá Nghiêm Xuân Thành, Bộ Tư lệnh Quân khu 7; “Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến thu nhập nông nghiệp của hộ nông dân đồng bằng sông Cửu Long” của ThS. Ngô Quang Thành, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn; “Bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn và phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình biến đổi khí hậu hiện nay” của TS. Phạm Thanh Hải, Trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh;…
Phát biểu kết luận Hội thảo, PGS, TS. Vũ Văn Phúc, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, nhấn mạnh: Nhìn chung, các tham luận và ý kiến trao đổi tại hội thảo thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm, khoa học, tâm huyết về nhiều vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế biển trong điều kiện ứng phó với biến đổi khí hậu. Từ thực tiễn phát triển kinh tế biển trước thách thức của biến đổi khí hậu các tỉnh, thành phía Nam, Hội thảo đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm chủ yếu. Thứ nhất, cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế biển, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển; phổ biến kiến thức, kinh nghiệm về ứng phó với biến đổi khí hậu. Thứ hai, phải xây dựng và tổ chức thực hiện tốt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, các quy hoạch ngành, quy hoạch sản phẩm và các đề án phát triển kinh tế biển, tái cơ cấu ngành, lĩnh vực phát triển kinh tế biển để tạo sự thống nhất, phát huy đầy đủ và hiệu quả các nguồn lực. Thứ ba, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh; bảo đảm việc đầu tư phát triển các chương trình, dự án về kinh tế, xã hội phải góp phần tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh vùng biển và ven biển của các địa phương. Thứ tư, trong công tác quy hoạch, cần căn cứ vào tình hình thực tiễn của ngành, nghề, lĩnh vực, từ đó xây dựng quỹ đất quy hoạch, vị trí quy hoạch phù hợp, thuận lợi khi triển khai đầu tư hạ tầng kỹ thuật và kêu gọi đầu tư. Thứ năm, tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển kinh tế biển; thực hiện tốt các cam kết quốc tế nhằm bảo vệ và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển, cải thiện sinh kế của người dân địa phương.
Trên cơ sở đó, hội thảo đã đề xuất nhiều giải pháp thiết thực nhằm phát triển kinh tế biển Việt Nam nói chung và các tỉnh, thành phía Nam nói riêng theo hướng bền vững trước thách thức của biến đổi khí hậu. Những bài học kinh nghiệm, những kiến nghị và giải pháp đề xuất tại hội thảo sẽ được Ban Tổ chức ghi nhận, tổng hợp, báo cáo với Đảng, Nhà nước để làm cơ sở tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế biển nước ta trong thời gian tới./.
Việt Nam sẵn sàng chia sẻ với Lào kinh nghiệm sửa đổi Hiến pháp  (09/07/2015)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp các Đại sứ và Trưởng cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài  (09/07/2015)
Việt Nam - Campuchia sớm hoàn thành phân giới, cắm mốc trong 2015  (09/07/2015)
Việt Nam lên án các vụ tấn công khủng bố mới đây ở Ai Cập  (09/07/2015)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên