Văn hóa tôn giáo với phát triển bền vững ở Việt Nam
TCCSĐT - Ngày 13-5-2015, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Văn hóa tôn giáo với phát triển bền vững ở Việt Nam”, nhân kỷ niệm 20 năm thành lập Viện Nghiên cứu tôn giáo, tín ngưỡng.
GS, TS. Tạ Ngọc Tấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tham dự và chủ trì Hội thảo.
Tới dự Hội thảo còn có đồng chí Dương Ngọc Tấn, Phó Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ; đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; đại diện các bộ, ban, ngành và các viện nghiên cứu; chức sắc, nhà tu hành của một số tổ chức tôn giáo ở Việt Nam, các đại biểu viết bài tham luận cùng đông đảo phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương...
Phát biểu khai mạc Hội thảo, GS, TS. Tạ Ngọc Tấn nhấn mạnh: Đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện đang có những bước chuyển mạnh mẽ. Sự tham gia của các tổ chức tôn giáo vào đời sống xã hội có thể trở thành một nguồn lực xã hội quan trọng, nhưng cũng có thể trở thành nguy cơ của các xung đột xã hội. Việc khai thác tiềm năng của các tổ chức tôn giáo với tư cách là một nguồn lực xã hội cho sự phát triển bền vững của đất nước là yêu cầu cấp thiết đặt ra cho nghiên cứu tôn giáo đương đại. Do đó, Hội thảo được tổ chức nhằm tạo ra một diễn đàn khoa học để các nhà khoa học, cán bộ lãnh đạo, quản lý, các chức sắc, nhà tu hành tôn giáo có dịp gặp gỡ, trao đổi để tìm ra những nhận định đúng đắn về vị trí, vai trò của văn hóa tôn giáo trong sự phát triển của nhân loại nói chung và sự phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay nói riêng, góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện chính sách và pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam thời gian tới. Hội thảo cũng là một hoạt động khoa học thiết thực chào mừng 20 năm thành lập Viện Nghiên cứu Tôn giáo, tín ngưỡng (thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh).
Báo cáo đề dẫn Hội thảo, PGS, TS. Đỗ Lan Hiền, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Nghiên cứu Tôn giáo, tín ngưỡng khẳng định: Tôn giáo là một hình thái đặc thù của văn hóa, gắn bó với con người từ lâu đời và có mối dây liên hệ với sự phát triển kinh tế, chính trị, khoa học và đặc biệt là triết học. Nghiên cứu, tọa đàm về vai trò của tôn giáo với tư cách là các giá trị văn hóa tích cực đóng góp cho sự phát triển của xã hội là một hướng nghiên cứu đúng. Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo. Các tôn giáo ở Việt Nam, trải qua bao thăng trầm cùng lịch sử dân tộc đều đã có những biến đổi, thích ứng với văn hóa, phong tục của người Việt. Các tôn giáo tuy khác nhau về đức tin nhưng đều hòa đồng, không xung đột, không chiến tranh; mối quan hệ Đạo - Đời hòa quyện, mối quan hệ giữa Nhà nước và các tôn giáo đều tốt đẹp. Thời gian qua, tôn giáo ở nước ta đang phát triển nhanh chóng, có nhiều tác động tới đời sống kinh tế, chính trị, xã hội. Do vậy, yêu cầu đặt ra cho công tác nghiên cứu lý thuyết đương đại về tôn giáo là tìm ra giải pháp thống nhất để tôn giáo thực sự trở thành một nguồn lực xã hội quan trọng, góp phần tạo sự ổn định và phát triển bền vững đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Hội thảo đã nhận được trên 40 tham luận, tập trung vào các nội dung chính là: lý luận chung về văn hóa tôn giáo và phát triển bền vững; những giá trị văn hóa của một số tôn giáo cụ thể đối với sự phát triển trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, môi trường tự nhiên, an sinh xã hội… ở Việt Nam hiện nay; quan điểm, giải pháp của tôn giáo đối với các vấn đề lớn của nhân loại, như chiến tranh, khủng bố, phân biệt chủng tộc, bất bình đẳng, các vấn đề ly hôn, nạo phá thai, hôn nhân đồng tính…
Hội thảo đã nghe các nhà khoa học, các cán bộ lãnh đạo, quản lý, các chức sắc, nhà tu hành tôn giáo trình bày một số tham luận, trong đó tập trung làm sáng tỏ những vấn đề của thực tiễn đất nước hiện nay đang đặt ra với các tổ chức tôn giáo, cũng như nhấn mạnh vào các giải pháp để tôn giáo thực sự trở thành một nguồn lực xã hội./.
Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh về hợp tác quốc tế  (13/05/2015)
Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh về hợp tác quốc tế  (13/05/2015)
Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh về hợp tác quốc tế  (13/05/2015)
Người dân Azerbaijan luôn dành cho Việt Nam tình yêu lớn  (13/05/2015)
Ngành Y - Dược Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò và vị trí  (13/05/2015)
Nghĩa tình VietinBank với quê hương đất võ  (13/05/2015)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay