Hợp tác phát triển Việt Nam - Ấn Độ: Tiếp cận từ góc độ kinh tế
TCCSĐT - Ngày 11-5-2015, Hội thảo khoa học: “Hợp tác phát triển Việt Nam - Ấn Độ: Tiếp cận từ góc độ kinh tế” được tổ chức tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, dưới sự chủ trì của GS, TS. Tạ Ngọc Tấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng khoa học Trung tâm nghiên cứu Ấn Độ và bà Preeti Saran, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam.
Đây là hội thảo khoa học đầu tiên kể từ khi thành lập Trung tâm nghiên cứu Ấn Độ do Tổng thống Cộng hoà Ấn Độ Pranab Mukherjee và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang khai trương ngày 15-9-2014. Đây cũng là hội thảo đặt tiền đề cho Hội thảo quốc tế với chủ đề: “Hợp tác phát triển giữa Việt Nam - Ấn Độ và ASEAN: Thực trạng và triển vọng” sẽ được tổ chức vào dịp Quốc khánh nước Cộng hòa Ấn Độ, cũng là dịp kỷ niệm 1 năm thành lập Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ.
Hội thảo đã nhận được 38 tham luận của gần 50 tác giả trong và ngoài nước, tập trung vào những vấn đề chung và các vấn đề kinh tế, đặc biệt các vấn đề kinh tế vi mô và vĩ mô, trong đó kinh tế thương mại và du lịch là vấn đề thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả. Hội thảo đã đi sâu thảo luận về bối cảnh trong và ngoài nước, tầm quan trọng của mối quan hệ hợp tác, phát triển giữa hai nước; đánh giá thực trạng hợp tác phát triển Việt Nam - Ấn Độ trên lĩnh vực kinh tế; luận giải nguyên nhân của những thành tựu cũng như những điều chưa đạt được, chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế của hai bên. Đặc biệt, Hội thảo đi sâu phân tích những rào cản ảnh hưởng đến sự phát triển và hợp tác kinh tế giữa hai nước, như: Cách tiếp cận của các nước về địa chính trị, địa kinh tế, những tác động ngoại biên đến quan hệ hai nước; khoảng cách địa lý và điều kiện hạ tầng, khung pháp lý và chính sách thương mại; sự tương đồng và khác biệt trong văn hoá và tập quán kinh doanh; vai trò năng động của các doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ. Hội thảo cũng thảo luận về những triển vọng, phương hướng, các kiến nghị và giải pháp xúc tiến phát triển quan hệ giữa hai nước trên lĩnh vực kinh tế trong thời gian tới.
Theo bà Preeti Saran, hợp tác kinh tế giữa hai nước chưa xứng với tiềm năng kinh tế cũng như mối quan hệ hữu hảo vốn có. Thực tế cho thấy, ngành công nghiệp dệt may đang bùng nổ tại Việt Nam, nguyên liệu thô được nhập từ nhiều quốc gia, nhưng chỉ có 600 triệu USD trên tổng số 26 tỷ USD nhập từ Ấn Độ, mặc dù Ấn Độ là một trong những quốc gia sản xuất bông, sợi, vải với chi phí thấp nhất và cạnh tranh nhất trên thế giới. Trở ngại lớn nhất, theo bà Preeti Saran là do chưa có đường bay thẳng giữa Việt Nam và Ấn Độ. Bên cạnh đó, hai nước cần một cơ chế cấp thị thực thông thoáng hơn, sự quảng bá tốt hơn.
Phát biểu tại Hội thảo, GS, TS. Tạ Ngọc Tấn khẳng định: Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ có nền tảng vững chắc từ lâu, đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru xây dựng và vun đắp. Bước vào thế kỷ XXI, quan hệ Việt Nam - Ấn Độ được nâng tầm toàn diện. Điều này được khẳng định trong nhiều bản tuyên bố chung giữa hai nước trong các chuyến thăm của các nguyên thủ quốc gia, đã nêu bật cam kết của hai Chính phủ về “phát triển toàn diện đối tác chiến lược” cho phép hai bên triển khai và mở rộng hợp tác chiến lược trên tất cả các lĩnh vực, dựa trên 5 trụ cột:
- Hợp tác chính trị: Thể hiện quan điểm chung của hai nước về các vấn đề thế giới, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á. Xây dựng quan hệ gần gũi với ASEAN vẫn là ưu tiên trọng tâm của Ấn Độ, và Việt Nam là một trong những thành viên quan trọng của ASEAN xét từ khía cạnh chính trị.
- Hợp tác kinh tế: Bao gồm nhiều lĩnh vực, là xương sống của tất cả các mối quan hệ hợp tác. Kim ngạch thương mại giữa hai nước đang tăng nhanh và đã vượt mức 7 tỷ USD sớm hơn mục tiêu đã đề ra. Mục tiêu mới giữa hai nước là nâng kim ngạch thương mại lên 20 tỷ USD vào năm 2020.
- Hợp tác năng lượng: Thể hiện rõ rệt nhất là việc Tập đoàn Dầu khí ONGC - Videsk (OVL) của Ấn Độ đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực dầu khí.
- Hợp tác an ninh - quốc phòng: Bao gồm đối thoại chiến lược, trao đổi các chuyến thăm, đào tạo nhân viên quốc phòng, trao đổi các chuyến thăm hải quân.
- Hợp tác trong các lĩnh vực khác: Bao gồm phát triển văn hóa, giáo dục, đào tạo và các mối quan hệ dân sự./.
Hội Cựu chiến binh Điện Biên: Chăm lo giáo dục truyền thống, thắp sáng niềm tin cho tuổi trẻ  (11/05/2015)
Hội Cựu chiến binh Điện Biên: Chăm lo giáo dục truyền thống, thắp sáng niềm tin cho tuổi trẻ  (11/05/2015)
Khai mạc Phiên họp thứ 38 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII  (11/05/2015)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Séc  (11/05/2015)
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm chính thức Singapore  (11/05/2015)
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên