Hội thảo quốc tế: “Việt Nam 40 năm thống nhất, phát triển và hội nhập (1975 - 2015)”
TCCSĐT - Sáng 25-4-2015, tại trường đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, Hội thảo quốc tế “Việt Nam 40 năm thống nhất, phát triển và hội nhập (1975 - 2015)” do bốn trường đại học đồng tổ chức gồm: Khoa học xã hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ Dầu Một, Khoa học Huế và Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội.
Đến tham dự Hội thảo có các đồng chí: PGS, TS. Vũ Văn Phúc - Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, Ủy viên Hội đồng Lý luận trung ương; TS. Nguyễn Hữu Từ - Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương; Nguyễn Thanh Liêm - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương; Trung tướng Phạm Văn Dỹ - Chính ủy Quân khu 7, các đồng chí lãnh đạo của 4 trường đại học, cùng hơn 200 đại biểu là các nhà khoa học trong và ngoài nước, các phóng viên cơ quan báo đài trong và ngoài tỉnh Bình Dương.
Khai mạc Hội thảo, GS, TS. Nhà giáo nhân dân, Nguyễn Văn Khánh - Hiệu trưởng trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội nhấn mạnh, bốn mươi năm là quãng thời gian ngắn trong lịch sử hàng nghìn năm lịch sử của dân tộc Việt Nam, song nó cũng đủ để ghi nhận những gì đã trải qua và đã đạt được, nhất là tìm ra con đường và giải pháp nhằm đưa Việt Nam nhanh chóng phát triển trở thành một quốc gia hùng mạnh. Tại Hội thảo này, sẽ tập trung trao đổi, thảo luận, bổ sung thêm những tư liệu và nhận thức mới; đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực qua 40 năm phát triển và hội nhập, từ đó đóng góp thêm cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và thịnh vượng.
TS. Nguyễn Hữu Từ - Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương đánh giá Hội thảo “Việt Nam 40 năm thống nhất, phát triển và hội nhập (1975 - 2015)” là sự kiện có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc, thiết thực. TS. Nguyễn Hữu Từ mong rằng, Hội thảo với sự tham gia các nhà khoa học trong và ngoài nước sẽ góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, thực tiễn, những giá trị nền tảng có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hôm nay và mai sau.
GS, TSKH. Vũ Minh Giang - Phó Chủ tịch Hội Sử học Việt Nam nhận định, ngày 30-4-1975 là dấu mốc trọng đại trong lịch sử Việt Nam, những sự kiện liên quan đến dấu mốc này đã từng được các chuyên gia nói đến nhiều, nhưng chủ yếu là về khía cạnh chính trị, quân sự. Trong bối cảnh ấy, với chủ đề Việt Nam: 40 năm thống nhất, phát triển và hội nhập rất hấp dẫn và ấn tượng. Để có được ngày hôm nay, Việt Nam đã phải vượt qua muôn vàn khó khăn trong suốt chặng đường 40 năm.
Báo cáo đề dẫn, PGS, TS. Võ Văn Sen - Hiệu trưởng trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định, ngày 30-4-1975 là ngày chiến thắng của dân tộc Việt Nam đối với cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ, là ngày thống nhất non sông, mở ra một thời kỳ mới cho lịch sử dân tộc Việt Nam - thời kỳ xây dựng “một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Bốn mươi năm sau chiến tranh là 40 năm xây dựng phát triển đất nước. Trong 10 năm đầu sau chiến tranh, vừa xây dựng vừa bảo vệ chủ quyền biên cương lãnh thổ Tổ quốc, cả nước phải từng bước tháo gỡ khó khăn, có những lúc quanh co, có khi phạm sai lầm trên con đường tìm tòi cơ chế, mô hình phát triển. Từ 30 năm nay, Việt Nam đã và đang đi trên con đường đổi mới, đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng. Góp phần đánh giá đất nước sau 40 năm phát triển và hội nhập, Hội thảo đã đón nhận khối lượng tư liệu lớn, phong phú đã tập trung xoay quanh 3 chủ đề lớn: Những vấn đề thống nhất đất nước (1954 - 1975); những vấn đề xây dựng và phát triển đất nước sau 40 năm (1975 - 2015); những vấn đề hội nhập quốc tế của Việt Nam trong 40 năm (1975 - 2015).
Hội thảo tập trung làm rõ thêm một số vấn đề: Tính tất yếu thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; sự phát triển kinh tế - xã hội trong 40 năm qua đã khai thác đúng tiềm năng thế mạnh và phù hợp với quy luật vận động phát triển chưa; việc đổi mới cần được diễn ra đồng bộ; những bài học thiết thực khi Việt Nam cũng như nhiều quốc gia phát triển và hội nhập đang đứng trước những thách thức, cơ hội đan xen nhau...
Hội thảo đã đón nhận được hơn 300 bài tham luận, trong đó có 18 học giả quốc tế đến từ 10 quốc gia, đại diện cho giới Việt Nam học của các khu vực trên thế giới. Ban Tổ chức Hội thảo đã chọn 51 bài để in thành tài liệu phục vụ Hội thảo sử dụng cho thảo luận nhóm trong 2 ngày 25 và 26-4-2015, được chia làm 5 phiên. Mỗi phiên cũng được chia, tách thành 9 tiểu ban độc lập, giúp cho các nhà khoa học có thể tham gia thảo luận ở những lĩnh vực mình quan tâm như: thời cơ chiến tranh, vai trò của giáo dục, đổi mới và hội nhập, nghệ thuật quân sự, biến đổi kinh tế - xã hội, kinh nghiệm hội nhập, tầm vóc của chiến thắng, bình diện quốc tế, vấn đề hậu chiến... Phiên đầu tiên sáng ngày 25-4-2015, có 8 báo cáo tham luận được trình bày./.
Hội thảo khoa học “Vai trò và những đóng góp của lực lượng Công an nhân dân trong cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”  (25/04/2015)
Hội thảo khoa học “Vai trò và những đóng góp của lực lượng Công an nhân dân trong cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”  (25/04/2015)
Hội thảo khoa học “Vai trò và những đóng góp của lực lượng Công an nhân dân trong cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”  (25/04/2015)
“Báo Đảng địa phương tuyên truyền về đại hội đảng bộ các cấp”  (25/04/2015)
“Báo Đảng địa phương tuyên truyền về đại hội đảng bộ các cấp”  (25/04/2015)
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Chính sách đối ngoại đa phương của nước Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Nâng cao chất lượng quản lý đảng viên ở ngoài nước trong giai đoạn mới: Thực trạng và giải pháp
- Xây dựng huyện đảo Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế - xã hội trên biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo: Thực tiễn và vấn đề đặt ra hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên