Kêu gọi thế giới đối phó khủng hoảng kép
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki Mun nhấn mạnh thế giới cần một gói kích thích tổng thể - một "Thỏa thuận Xanh mới" - để giải quyết cùng lúc hai cuộc khủng hoảng về kinh tế và biến đổi khí hậu hiện nay.
Tại cuộc họp cấp cao quan trọng nhất trong khuôn khổ Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 14 ở Pô-dơ-nan (Ba Lan), ông Ban Ki Mun nói: "Khủng hoảng kinh tế là rất nghiêm trọng, song khi kết hợp cùng với những ảnh hưởng từ tình trạng biến đổi khí hậu, cái giá mà chúng ta phải trả cao hơn rất nhiều. Tác động từ khủng hoảng khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự thịnh vượng và cuộc sống của các dân tộc, cả hiện tại và trong tương lai xa".
Ông cho rằng chính phủ các nước nên dành một phần lớn khoản chi để đầu tư vào tương lai xanh và "Thỏa thuận Xanh mới" sẽ có hiệu lực cho tất cả các nước, giàu cũng như nghèo. Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) giữ vai trò "đầu tàu" trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, đồng thời kêu gọi các nước phát triển đi tiên phong trong vấn đề này, Tổng thư ký khẳng định.
Tổng thư ký Ban Ki Mun cũng nhấn mạnh rằng việc tìm biện pháp đối phó với biến đổi khí hậu là sự lựa chọn đúng đắn nhìn từ cả góc độ kinh tế và môi trường, và cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu không thể làm giảm quyết tâm của các quốc gia trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Tham dự cuộc họp này, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã có bài phát biểu nêu rõ những tác động nghiêm trọng của tình trạng biến đổi khí hậu đối với Việt Nam, đặc biệt là những ảnh hưởng do mực nước biển tăng, và đưa ra sáng kiến thành lập Chương trình hỗ trợ đặc biệt.
Theo chương trình này, 10 nước có lượng khí thải lớn nhất trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), chiếm hơn 40% tổng lượng khí thải toàn cầu, có trách nhiệm giúp đỡ 5 nước chịu tác động lớn nhất của hiện tượng nước biển dâng cao, trong đó có Việt Nam.
Đề nghị của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã nhận được sự hưởng ứng của các đại biểu./.
Ngày hội của tình đoàn kết các dân tộc vùng Đông Bắc  (13/12/2008)
Ca-na-đa lại rơi vào khủng hoảng chính trị  (12/12/2008)
Bảo tồn và thúc đẩy tính đa dạng trong biểu đạt văn hóa: Chia sẻ kinh nghiệm Á - Âu  (12/12/2008)
Hội nghị COP 14: Việt Nam tham gia tích cực công cuộc ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu  (12/12/2008)
Xuất khẩu một số sản phẩm từ cây công nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế  (12/12/2008)
Khai mạc Hội nghị cấp cao EU và những vấn đề đặt ra  (12/12/2008)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên