Kon Tum đẩy mạnh thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” và đẩy mạnh phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", đời sống văn hóa tinh thần của các tầng lớp nhân dân tỉnh Kon Tum có nhiều khởi sắc. Đến nay, toàn tỉnh đã có 50.912 hộ gia đình đăng ký xây dựng "Gia đình văn hóa" và 39.562 hộ được công nhận; 41 thôn, làng được công nhận "Làng văn hóa"; 593 thôn, làng đã xây dựng hương ước (riêng thị xã Kon Tum đạt 100%); xây dựng 66 "Làng Thanh niên"; 453 khu dân cư tiên tiến xuất sắc, 620 khu dân cư trong sạch lành mạnh, không có tệ nạn xã hội. Kinh tế - xã hội tiến bộ, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm. Những kết quả trên đã tác động tốt đến tư tưởng, tình cảm của đại bộ phận nhân dân, tạo điều kiện để xây dựng một môi trường văn hóa lành mạnh, nâng cao ý thức chính trị và đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, giữ gìn, phát huy những nét đẹp văn hóa của các dân tộc, hạn chế xóa bỏ dần những hủ tục lạc hậu trong đời sống cộng đồng.
Môi trường văn hóa, di sản văn hóa được gìn giữ, bảo tồn, phát huy. Các thiết chế văn hóa ở cơ sở đã được chú ý đầu tư: 100% số huyện thị đều có nhà văn hóa, khu vui chơi; 100% số xã có sân bóng, điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Xây dựng được 55 điểm bưu điện văn hóa xã, 100% số xã, phường có tủ sách pháp luật đã góp phần trong việc phổ biến chính sách, pháp luật, cập nhật thông tin cần thiết cho nhân dân. Công tác bảo tồn, trùng tu các di tích lịch sử văn hóa đã có nhiều tiến bộ. Toàn tỉnh đã có 5 di tích lịch sử văn hóa, danh thắng được công nhận cấp quốc gia là Ngục Kon Tum, Ngục Đăc Glei, Chiến thắng Đắc Tô - Tân Cảnh, Chiến thắng Plei Kần, danh thắng Măng Đen; và có 2 di tích lịch sử cấp tỉnh công nhận là chứng tích căm thù Kon Hring (huyện Đắc Tô), di tích điểm cao 601 (huyện Đắc Hà). Riêng di tích Ngục Kon Tum đã tôn tạo xong, thu hút được nhiều khách đến thăm. Bảo tàng Tổng hợp tỉnh đã sưu tầm được 4.021 hiện vật dân tộc học, cách mạng kháng chiến, khảo cổ học; xây dựng xong đề cương chính trị và đề cương trưng bày di tích lịch sử Ngục Kon Tum. Phát huy các giá trị văn hóa nhà Rông, đến nay 386 ngôi nhà rông truyền thống được xây dựng và đưa vào sử dụng. Nhạc cụ truyền thống như cồng, chiêng, đàn T-rưng, đàn Gooing, Klông pút, Tining... các điệu múa dân gian, làn điệu dân ca và những loại hình nghệ thuật khác của các dân tộc thiểu số đã được bảo tồn, phát huy. Hầu hết các xã, phường đã thành lập được đội cồng chiêng, số lượng cồng chiêng là 1.853 bộ. Sở Văn hóa - Thông tin đã phối hợp với Viện Khoa học Xã hội sưu tầm sử thi Dăm Jông của dân tộc Xê Đăng. Công tác quản lý nhà nước về văn nghệ, các Nghị định 87/CP, 88/CP, Chỉ thị 814/TTg được tiếp tục đẩy mạnh thực hiện trong toàn tỉnh, có sự phối hợp giữa các ngành chức năng, góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội, sự xâm nhập của văn hóa có nội dung phản động, đồi trụy.
Diện tích được phủ sóng truyền hình tăng từ 70% lên 85%, diện tích phủ sóng phát thanh tăng từ 75% lên 95%. Các huyện Sa Thầy, Đăc Tô, Đăc Hà được đầu tư xây dựng trạm thu phát mới, đổi mới trang thiết bị nên diện phủ sóng địa bàn tăng mạnh (huyện Sa Thầy tăng từ 60% lên 90-95%; Đăc Tô từ 70% lên 80% đến 90-95%; Đăc Hà từ 80 lên 90%; Ngọc Hồi lên 90%). Để góp phần cập nhật thông tin, phổ biến nghị quyết của Đảng, tình hình nhiệm vụ của tỉnh, về kinh nghiệm làm ăn, hướng dẫn sản xuất cho nhân dân; hằng năm tỉnh đã trích ngân sách hỗ trợ việc mua báo chí phục vụ cho các xã, phường, thị trấn (cấp cho mỗi xã, phường 5 loại báo), phát hành thí điểm bản tin phổ thông ở một số thôn; đồng thời chú trọng kiểm tra việc mua, đọc và sử dụng báo chí ở các cơ sở theo tinh thần Chỉ thị số 22/CT-TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí xuất bản, qua đó nâng cao trình độ các mặt cho nhân dân. Số lượng đầu báo tăng lên rõ rệt, Báo Kon Tum và báo Nhân Dân đã đến 100% số xã và một số thôn, làng. Cơ bản, báo chí về cơ sở ngay trong ngày, chỉ một số xã vùng III báo đến ngày hôm sau.
Đối với chính sách dân tộc và tôn giáo, những năm qua các cấp ủy, chính quyền đã chú trọng thực hiện tốt góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân. Đồng bào dân tộc, nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa được Nhà nước quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần ngày một nhiều hơn. Bộ mặt kinh tế - xã hội ở vùng sâu, vùng xa ngày càng thay đổi. Kết cấu hạ tầng như điện, đường, trường, trạm được đầu tư xây dựng. Công tác xóa đói, giảm nghèo, định canh, định cư, chăm sóc sức khỏe, nâng cao dân trí được chú trọng. Chương trình 135 của Chính phủ đầu tư cho 54 xã đặc biệt khó khăn của tỉnh đã mang lại hiệu quả, tạo nên diện mạo mới vùng sâu, vùng xa. Qua 5 năm thực hiện, kết hợp cùng với các nguồn vốn thuộc các dự án đầu tư khác đã đầu tư xây dựng các xã trên 600 công trình với tổng kinh phí hơn 83 tỉ đồng (trong đó có 220 trường học). Công tác tuyên truyền về chính sách đoàn kết dân tộc, tôn giáo của Đảng đã được đẩy mạnh: khuyến khích đồng bào tôn giáo sống "tốt đời, đẹp đạo" và thực hiện tốt trách nhiệm công dân đối với Tổ quốc; tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; đồng thời nghiêm cấm các hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để thực hiện mưu đồ chính trị. Bên cạnh đó, các cấp ủy, chính quyền tăng cường bồi dưỡng nhận thức về chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên làm công tác vận động quần chúng. Hiện nay, tất cả các huyện, thị đều mở các lớp học tiếng dân tộc thiểu số cho đội ngũ làm công tác dân vận.
Những hoạt động văn hóa, kinh tế ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đồng bào theo đạo đã làm cho các tầng lớp nhân dân nhận thức rõ hơn về chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch một cách hiệu quả. Tỉnh đã đề ra nhiệm vụ trong thời gian tới là cần phải tập trung đẩy mạnh việc thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"; tiếp tục đưa cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" của Mặt trận Tổ quốc và các phong trào quần chúng khác đi vào chiều sâu để phát huy sức mạnh tổng hợp nhằm xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.
* Bộ Văn hóa - Thông tin
Văn hóa dân gian và văn hóa dân tộc  (26/02/2007)
Văn hóa doanh nhân thời hội nhập  (26/02/2007)
Một số hoạt động văn hóa - thông tin quan trọng năm 2007  (26/02/2007)
Khi các nhà đầu tư không chuyên tham gia thị trường chứng khoán  (26/02/2007)
Thư chúc mừng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp  (26/02/2007)
Cuộc bàn giao Bính Tuất - Đinh Hợi  (26/02/2007)
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Bảo vệ, phát huy giá trị tài nguyên di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên