Cải cách thị trường tài chính trong chiến lược tái cơ cấu nền kinh tế
Tham dự Hội thảo có đồng chí Đinh Văn Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương; TS. Bùi Văn Thạch, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương; TS. Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia; Ông Damien Cole, Đại sứ Cộng hòa Ai-len tại Việt Nam. Tham dự Hội thảo còn có các đồng chí nguyên là lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước: Phan Diễn, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Vũ Khoan, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội cùng các vị khách quốc tế đến từ Ngân hàng Trung ương Cộng hòa Ai-len và các nhà khoa học, nghiên cứu, quản lý của các cơ quan, viện nghiên cứu, trường đại học…
Quang cảnh Hội thảo
Phát biểu khai mạc, TS. Bùi Văn Thạch nhấn mạnh trên thế giới, tái cơ cấu nền kinh tế sau khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu năm 2007-2008 là yêu cầu khách quan, được đại đa số các nước tiến hành nhằm xây dựng mô hình tăng trưởng bền vững hơn, trong đó, những bất cập về thể chế của hệ thống tài chính - ngân hàng đặt ra yêu cầu phải cơ cấu lại.
Ở nước ta, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đề ra nhiệm vụ tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng; Hội nghị Trung ương 3 khóa XI xác định trọng điểm là tái cơ cấu đầu tư, mà chủ yếu là đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu hệ thống tài chính - ngân hàng, các tổ chức tín dụng. Trong gần 2 năm qua, hệ thống tài chính - ngân hàng đã từng bước được sắp xếp lại, tuy nhiên vẫn chưa đạt yêu cầu đề ra, chưa thật sự ổn định, vững chắc. Hội thảo quốc tế được tổ chức nhằm cung cấp thêm các thông tin tham mưu cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước đề ra các quyết sách tiếp tục tái cơ cấu hệ thống tài chính - ngân hàng.
Đại sứ Cộng hòa Ai-len tại Việt Nam Damien Cole bày tỏ vinh dự có mặt tại Hội thảo, kết quả nỗ lực phối hợp của Đại sứ quán Ai-len với Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia. Sự kiện này nằm trong chuỗi các hoạt động mà Quỹ hỗ trợ phát triển Ai-len (Irish Aid) hỗ trợ các nước đang phát triển trong lĩnh vực xây dựng chính sách. Nhấn mạnh rằng Ai-len cũng đã rơi vào khủng hoảng tài chính - tiền tệ và giờ đây đã thoát ra với mức tăng trưởng dương, Đại sứ cho rằng bài học mà Ai-len rút ra là phải có khuôn khổ giám sát mạnh mẽ, hiệu quả để đem lại niềm tin cho nhà đầu tư; phải tiến hành cải cách cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng song song với tái cơ cấu lĩnh vực tài chính - ngân hàng và phải có quyết tâm chính trị mạnh mẽ trong việc đổi mới, tái cơ cấu. Những bài học đó, Ailen muốn chia sẻ với Việt Nam.
Đại sứ Cộng hòa Ai-len phát biểu tại Hội thảo
Thay mặt Ban Tổ chức Hội thảo, TS. Vũ Viết Ngoạn phát biểu đề dẫn, gợi ý 5 chủ đề cần tập trung thảo luận:
Thứ nhất, về hệ thống quy chuẩn an toàn tài chính, phải chăng đã đến lúc cần thiết phải triển khai ngay quy chuẩn an toàn theo thông lệ quốc tế trong hoạt động ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm.
Thứ hai, nhiều nước trên thế giới đã ban hành nhiều đạo luật, nhiều tiêu chí để định dạng “các tập đoàn tài chính quy mô lớn có nguy cơ gây rủi ro hệ thống” (to big to fail) và áp dụng các chuẩn mực an toàn riêng cho nhóm định chế này. Chúng ta cần làm gì khi mà đã hình thành trong thực tế không ít các tập đoàn tài chính hoạt động đa năng và nguy cơ gây rủi ro hệ thống là không hề nhỏ. Một câu hỏi nữa là ngân hàng thương mại ở Việt Nam có thể bị phá sản hay không?...
Thứ ba, thực trạng giám sát tài chính ở Việt Nam ra sao? Các cơ quan giám sát có được trao đủ quyền lực để kiểm soát thị trường hay không? Mô hình và phương thức giám sát cần đổi mới theo hướng nào để vừa phù hợp với thực tiễn Việt Nam vừa có thể hội nhập với thị trường tài chính quốc tế?
Thứ tư, về cấu trúc của thị trường tài chính và những thách thức trong việc lựa chọn giải pháp để cấu trúc lại thị trường.
Thứ năm, quan hệ giữa ổn định tài chính và chính sách kinh tế vĩ mô. Ổn định tài chính được coi là một trong những mục tiêu của ổn định kinh tế vĩ mô. Việt Nam cần đúc kết những kinh nghiệm gì sau trải nghiệm những năm trước đây để có một nền tảng vững chắc cho ổn định tài chính.
Kết thúc đề dẫn, TS. Vũ Viết Ngoạn nêu lại một nhận định quan trọng đã được đúc kết và đồng thuận cao trong giới nghiên cứu, đó là: Cải cách tài chính là một quá trình khó khăn và tốn kém. Song chi phí cải cách dù lớn tới đâu cũng nhỏ hơn nhiều so với chi phí các quốc gia phải gánh chịu để khắc phục khủng hoảng.
Phát biểu tại Hội thảo, đồng chí Vũ Khoan đề cập đến các mối quan hệ Nhà nước với thị trường tài chính, giữa tài chính tiền tệ với tài khóa, tác động của tái cơ cấu lĩnh vực tài chính - ngân hàng với tái cơ cấu kinh tế. Thể chế trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng của nước ta còn có nhiều điểm “vênh” với thông lệ quốc tế, cần phải thu hẹp như thế nào? Nhất là khi chúng ta đang tiến hành đàm phán TPP, với EU, với Hàn Quốc,… về thương mại tự do. Đó là các đối tác rất mạnh và rất quan tâm đến lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Đồng chí Vũ Khoan bày tỏ lo lắng khi thời gian còn lại rất hạn hẹp mà chúng ta chưa có sự chuẩn bị cụ thể và ráo riết cho quá trình hội nhập này.
Phát biểu kết luận Hội thảo, TS. Bùi Văn Thạch cho rằng Hội thảo đã đạt được mục tiêu đề ra. Trong khuôn khổ thời gian có hạn, đã có 5 báo cáo chuyên đề và 10 ý kiến phát biểu tại hai phiên của Hội thảo. Nhìn chung, tuy còn những điểm khác nhau trong nhận định về một số vấn đề song, các báo cáo và ý kiến thống nhất ở những nội dung chủ yếu như:
- Phân tích nguyên nhân khủng hoảng tài chính - tiền tệ thế giới, trong đó nhấn mạnh nguyên nhân do toàn cầu hóa quá nhanh, phát triển quá nóng, cho vay dưới chuẩn.
- Nêu và phân tích ưu điểm, nhược điểm của quá trình tái cơ cấu hệ thống tài chính - ngân hàng nước ta thời gian qua; những yêu cầu cơ bản của việc tiếp tục tái cơ cấu trong thời gian tới; chú trọng tái cơ cấu cả lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán,…
- Tái cơ cấu hệ thống tài chính - ngân hàng phải gắn với tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu nền kinh tế nói chung.
- Bảo đảm ổn định tài chính là yêu cầu rất quan trọng đối với ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định chính trị - xã hội.
- Xây dựng cơ sở pháp lý để bảo đảm tính minh bạch trong hoạt động của hệ thống tài chính - ngân hàng; nâng cao thẩm quyền của cơ quan giám sát tài chính.
- Giải quyết nợ xấu nếu chỉ bằng công cụ VAMC (Công ty mua bán nợ) là chưa triệt để, chưa dứt khoát và tiềm ẩn nguy cơ phát sinh nợ xấu trong tương lai./.
"Đại tướng là niềm tự hào của những người cộng sản"  (14/10/2013)
Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội dự kiến khai mạc 21-10  (14/10/2013)
Kỳ họp mang dấu ấn lịch sử của Đại hội đồng Liên hợp quốc  (14/10/2013)
Tuyên dương 112 điển hình về dân vận ở Thành phố Hồ Chí Minh  (14/10/2013)
Lời cảm ơn của Ban Lễ tang và gia đình Đại tướng  (14/10/2013)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường  (14/10/2013)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên