Khai mạc hội nghị khoa học quốc tế Mékong Santé III
Ngày 10-5-2012, nhân dịp chào mừng 110 năm thành lập, Trường Đại học Y Hà Nội đã khai mạc Hội nghị khoa học quốc tế Mékong Santé lần thứ III, với sự tham gia của trên 2.000 đại biểu; trong đó có trên 160 các nhà khoa học đến từ 14 quốc gia và lãnh thổ thuộc các châu lục.
PGS.TS. Nguyễn Đức Hinh, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội cho biết: Hội nghị khoa học quốc tế Mékong Santé là sáng kiến của nước Cộng hòa Pháp và các nước tiểu vùng sông Mékong. Hội nghị lần này được tổ chức tại Trường Đại học Y Hà Nội là một sự kiện quan trọng đánh dấu quá trình hợp tác, phát triển và hội nhập quốc tế của ngành y Việt Nam.
Tại Hội nghị, các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực, chuyên ngành sẽ có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm và công tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong các nước tiểu vùng sông Mékong cũng như các nước khác trên thế giới...
Hội nghị diễn ra trong 3 ngày (10 đến 12-5-2012) với 9 phiên họp gồm Phiên khai mạc và các phiên hội thảo khác như: Dịch tễ các bệnh mới nổi và HIV/AIDS; mô tả nguyên nhân gây tử vong, dịch tễ học ung thư và bệnh nghề nghiệp; giáo dục y học - đào tạo y học dự phòng và y tế công cộng; họp giữa Viện Đào tạo y học dự phòng và Y học công cộng và Trung tâm y học dự phòng các tỉnh; dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm; giảng dạy HIV trong trường đại học y; nghiên cứu hệ thống y tế, kinh tế y tế và sức khỏe môi trường.
Ngoài phiên toàn thể, trong 2 ngày tiếp theo, Hội nghị sẽ có 28 hội thảo chuyên đề với tổng số 452 báo cáo; trong đó, có 121 báo cáo quốc tế và 331 báo cáo trong nước. Các báo cáo trong hội thảo đề cập đến nhiều lĩnh vực chuyên ngành từ y học cơ sở, cơ bản đến y học lâm sàng, y tế công cộng; từ y học cổ truyền đến sinh học phân tử. Ngoài việc cập nhập kiến thức và chia sẻ kết quả các nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, hội nghị còn giới thiệu những thành tựu và công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực y - dược học.
Tại đây, nhiều báo cáo tham luận được các đại biểu quan tâm như: "Tổng quan về các dịch bệnh mới nổi trên thế giới" của Gs. Saul Tzipori, Đại học Tufts, Hoa Kỳ; "Tình hình dịch bệnh mới và tái nổi ở Việt Nam" của PGS.TS. Nguyễn Trần Hiển, Viện vệ sinh dịch tễ trung ương; "Mạng lưới nghiên cứu: Một sức khỏe - One health trong khu vực và ở Việt Nam" của ông Stanley Fenwick Giám đốc kỹ thuật khu vực./.
Saudi Arabia dành hơn 37 triệu USD cho hai dự án kết cấu hạ tầng nông thôn tại Việt Nam  (10/05/2012)
FED đồng ý cho Trung Quốc mua ngân hàng của Mỹ  (10/05/2012)
Ký kết Thông tư liên tịch hướng dẫn trình tự, thủ tục, tra cứu, xác minh, trao đổi cung cấp thông tin lý lịch tư pháp  (10/05/2012)
500 thương hiệu hàng đầu sẽ dự Metalex Vietnam  (10/05/2012)
Lãnh đạo nhân quyền Guatemala nhận giải Niwano  (10/05/2012)
Công bố các sản phẩm lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào  (10/05/2012)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển