Hội thảo Việt – Nhật về phát triển đô thị
TCCSĐT - Ngày 1-3-2012, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng Việt Nam đã phối hợp với Bộ Đất đai - Hạ tầng - Giao thông - Du lịch Nhật Bản (MLIT) và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo "Việt – Nhật về phát triển đô thị”. Đây là diễn đàn lớn để các đại biểu có dịp trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm về phát triển kinh tế giữa hai nước.
Tham dự Hội thảo, về phía Việt Nam có Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cùng đại diện Văn phòng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp. Về phía Nhật Bản có ông Sato Naoyoshi, Thứ trưởng Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản (MLIT), ông Suzuki Hideo – Đại diện Lâm thời Công sứ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, ông Monotori Tsuno – Trưởng Đại diện JICA (Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản) tại Việt Nam.
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại buổi Hội thảo.
|
Theo Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, tuy đô thị Việt Nam phát triển sau so với một số nước tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc... nhưng lại là lợi thế để tích lũy được nhiều bài học tốt cũng như đi tắt đón đầu áp dụng các công nghệ khoa học hiện đại và các mô hình phát triển đô thị mới phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Vì vậy, để quản lý đầu tư phát triển đô thị ngày càng hiệu quả hơn, Bộ Xây dựng đã và đang tăng cường xây dựng hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ, có chất lượng hơn nhằm kiểm soát theo từng khu vực. Nhân dịp này, Bộ Xây dựng sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Đất đai – Hạ tầng – Gao thông và Du lịch Nhật Bản khẩn trương triển khai việc chọn địa điểm xây dựng dự án phát triển đô thị sinh thái “ECO City” tại Vùng Thủ đô Hà Nội và Vùng Thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian tới, Việt Nam sẽ chú trọng phát triển hài hòa, bền vững giữa các vùng, xây dựng đô thị và nông thôn mới; có cơ chế, chính sách phù hợp để các vùng trong cả nước cùng phát triển nhằm phát huy lợi thế riêng những vẫn tạo sự liên kết chung giữa các vùng. Đặc biệt, Việt Nam sẽ chú trọng thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, tạo động lực và tác động lan tỏa lẫn nhau. Trong quá trình phát triển, ưu tiên lựa chọn địa bàn có lợi thế vượt trội, nhất là khu vực ven biển để xây dựng một số khu kinh tế đầu tàu; định hướng phát triển vùng phải gắn liền với việc sử dụng đất có hiệu quả, tiết kiệm và gắn liền với giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tại Hội thảo, các chuyên gia đến từ Nhật Bản cũng đã chia sẻ những kinh nghiệm và nỗ lực để giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu phát triển đô thị bền vững thông qua những giải pháp đồng bộ đã được áp dụng trên thực tế. Đặc biệt, các giải pháp về hạ tầng kỹ thuật thu hút sự quan tâm với các ý tưởng đề xuất phát triển hệ thống giao thông đường sắt đô thị, công nghệ tàu điện một ray; quy hoạch đô thị và khai thác mặt nước trong thiết kế cảnh quan đô thị; ý tưởng quy hoạch thành phố sinh thái đặc thù... Điển hình như dự án bãi đậu xe và dịch vụ công cộng ngầm tại công viên Lê Văn Tám (Thành phố Hồ Chí Minh) do Công ty Cổ phần Đầu tư kỹ thuật không gian ngầm (IUS) làm chủ đề tài được đánh giá rất thiết thực - nhất là trong bối cảnh đang khan hiếm bãi đỗ xe tại khu vực trung tâm đô thị...
Theo Thứ trưởng Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản Sato Naoyoshi, Nhật Bản cũng từng phải đối mặt với các vấn đề mà đô thị Việt Nam hiện đang gặp phải như dân số tập trung quá đông ở đô thị, giao thông công cộng, cơ sở hạ tầng không đáp ứng kịp, môi trường ô nhiễm… Nhưng Nhật Bản đã từng bước giải quyết và có nhiều kinh nghiệm trong phát triển đô thị, luôn sẵn sàng chia sẻ với Việt Nam. Để tháo gỡ những vướng mắc trên, ông Suzuki Hideo – Đại biện Lâm thời Công sứ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cho rằng: Việc xây dựng 1 thành phố có đủ chức năng, quy hoạch một cách hệ thống để hỗ trợ phát triển kinh tế là quan trọng.
Với mục tiêu phát triển trước mắt là từng bước hình thành hệ thống đô thị Việt Nam có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thân thiện với môi trường và phân bố hợp lý trên các vùng; trong đó, chú trọng phát triển cả đô thị miền núi và ven biển, trong thời gian tới, các chuyên gia Nhật Bản sẽ chia sẻ với Việt Nam kinh nghiệm phát triển đô thị như kinh nghiệm phát triển đô thị mới hướng tới các giải pháp cho các vấn đề đô thị; Những nỗ lực hướng tới phát triển đô thị bền vững – giải pháp đồng bộ cho phát triển đô thị tại Nhật Bản; Kinh nghiệm phát triển đô thị của Yokohama – hướng tới đô thị thực tiễn tốt nhất toàn cầu; Phát triển nhanh chóng đường sắt đô thị trong vùng thủ đô; “Phong cách sinh thái” công nghệ nước thải áp dụng cho Việt Nam…/.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, giải quyết kịp thời nhu cầu chính đáng của người dân, doanh nghiệp ở Cần Thơ  (01/03/2012)
Đẩy mạnh cải cách hành chính, giải quyết kịp thời nhu cầu chính đáng của người dân, doanh nghiệp ở Cần Thơ  (01/03/2012)
Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị quán triệt Quyết định số 46-QĐ/TW và Quy định số 47-QĐ/TW  (01/03/2012)
Thành phố Ninh Bình, phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2012  (01/03/2012)
Nhân dân Ninh Bình hướng tới kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh  (01/03/2012)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên