Giải pháp giúp tiết kiệm năng lượng, hướng đến phát triển xanh tại Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn - BSR
TCCS - Giải pháp “Thay đổi chế độ vận hành cho quạt cấp khí main air blower C-1501 tại phân xưởng RFCC để tiết kiệm năng lượng” của nhóm tác giả Bùi Huy Phong, Mai Tuấn Đạt, Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn Thái Phương đã giúp Nhà máy lọc dầu Dung Quất tối ưu vận hành, tiết kiệm năng lượng và làm lợi hơn 67 tỷ đồng/năm. Với những giá trị thiết thực, giải pháp đã được vinh danh sáng kiến tiêu biểu trong chương trình “1 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19” do Công đoàn Dầu khí Việt Nam tổ chức.
Tại Nhà máy lọc dầu Dung Quất (do Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn - BSR quản lý, vận hành) có 14 phân xưởng chính và phân xưởng cracking xúc tác tầng sôi cặn dầu (RFCC) được xem là phân xưởng quan trọng nhất, có nhiệm vụ chuyển hóa phân đoạn dầu cặn (Residue) từ phân xưởng chưng cất dầu thô khí quyển CDU. Phân xưởng RFCC có cấu tạo gồm 3 cụm chính là Cụm phản ứng, Cụm phân tách và Cụm thu hồi. Trong đó, Cụm phản ứng được thiết kế với quạt cấp khí có nhiệm vụ cung cấp đủ lượng không khí cho quá trình đốt hoàn toàn cốc (coke) ở các thiết bị tái sinh và duy trì tuần hoàn xúc tác liên tục trong hệ thống.
Quạt cấp khí tại phân xưởng RFCC được thiết kế với 2 chế độ vận hành gồm điều chỉnh lưu lượng khí bằng thay đổi độ mở van đầu vào (IGV - Inlet Guide Vanes) và điều chỉnh lưu lượng khí bằng thay đổi tốc độ quạt (SCM - Speed Control Mode). Tuy có 2 chế độ vận hành, nhưng kể từ khi nhà máy được đưa vào vận hành năm 2009, quạt chỉ được nhà sản xuất thiết bị gốc/ nhà bản quyền công nghệ tư vấn, hướng dẫn và khuyến cáo chỉ vận hành quạt liên tục trong vận hành bình thường theo chế độ thay đổi độ mở van đầu vào (IGV) để điều chỉnh lưu lượng khí cấp, còn chế độ vận hành thay đổi tốc độ quạt “SCM” chỉ được lựa chọn để thực hiện quá trình sấy khô (dry out) vật liệu chịu lửa của cụm phản ứng - tái sinh trong lần khởi động đầu tiên sau khi hoàn thành xây dựng (initial startup). Do đó, chế độ điều chỉnh lưu lượng khí bằng thay đổi tốc độ quạt (SCM) này chưa được nghiên cứu, đánh giá và chạy thử nghiệm cho quạt để sử dụng chạy liên tục trong vận hành bình thường.
Qua quá trình vận hành hoạt động của quạt tại phân xưởng RFCC và đánh giá hiệu suất quạt/ tuốc bin hơi, nhóm tác giả nhận thấy việc thay đổi chế độ vận hành quạt theo chế độ điều chỉnh tốc độ quạt sẽ tiết kiệm đáng kể lượng hơi cao áp (HP steam) tiêu thụ cho tuabin dẫn động quạt, điều này sẽ tiết kiệm lớn về kinh tế và giảm chỉ số tiêu thụ năng lượng EII của nhà máy. Tuy nhiên, việc chế độ điều chỉnh lưu lượng khí bằng thay đổi tốc độ quạt cấp khí chưa được kiểm tra, đánh giá, phân tích và chạy thử nghiệm đưa vào sử dụng nên vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro và có nguy cơ có thể ảnh hưởng đến hoạt động của cả nhà máy, mức độ thiệt hại có thể lên đến hàng triệu USD.
Bắt đầu từ năm 2015, nhóm tác giả Bùi Huy Phong đã có ý tưởng thay đổi chế độ vận hành của quạt cấp khí trong vận hành bình thường, nhưng việc phản hồi về tính khả thi của phía nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) chưa rõ ràng do liên quan đến vấn đề kiểm tra tình trạng phần cứng thiết bị và tính tương thích của bộ điều khiển khi thay đổi chế độ vận hành SCM, cũng như thiết bị đang vận hành liên tục không thể dừng để kiểm tra nên giải pháp tạm thời chưa được triển khai. Qua 2 năm nghiên cứu, tìm hiểu, khảo sát kỹ lưỡng, trước khi bảo dưỡng tổng thể Nhà máy lọc dầu Dung Quất lần thứ 3 năm 2017 (TA3), giải pháp được đưa ra nghiên cứu, phân tích, đánh giá và trao đổi cùng nhà sản xuất thiết bị gốc và được phản hồi có thể thực hiện, đáp ứng các yêu cầu về hoạt động. Bắt đầu từ đây, việc thay đổi chế độ của quạt cấp khí từ điều chỉnh lưu lượng khí bằng thay đổi độ mở van đầu vào sang thay đổi tốc độ quạt được thực hiện.
Sau khi được chuyển đổi chế độ của quạt cấp khí trong vận hành bình thường, giải pháp do nhóm tác giả Bùi Huy Phong nghiên cứu, thực hiện đã mang lại nhiều hiệu quả về kinh tế và kỹ thuật. Giải pháp đã tiết kiệm được khoảng 8.3 tấn hơi HP/giờ, hiệu quả kinh tế mang lại trung bình hơn 67 tỷ đồng/năm, riêng năm 2022, giải pháp đã giúp tiết kiệm hơn 101 tỷ đồng. Ngoài ra, giải pháp còn giúp tiết giảm chi phí bảo dưỡng khi chuyển sang chế độ thay đổi tốc độ của quạt cấp khí và không tốn chi phí đầu tư ban đầu. Trong hoạt động vận hành, giải pháp đảm bảo và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về thông số vận hành an toàn, ổn định và giới hạn thiết kế cho phép đối với hệ thống quạt cấp khí ở các chế độ vận hành. Giải pháp của nhóm tác giả Bùi Huy Phong cũng đã giúp mở ra hướng mới về việc vận hành thiết bị linh hoạt hơn.
Giải pháp “Thay đổi chế độ vận hành cho quạt cấp khí main air blower C-1501 tại phân xưởng RFCC để tiết kiệm năng lượng” đã góp phần tiết kiệm năng lượng tiêu thụ cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Đây là một trong những giải pháp được nghiên cứu và thực hiện song hành cùng nhiều giải pháp tại Nhà máy lọc dầu Dung Quất để hướng đến mục tiêu phát triển xanh và bền vững, phù hợp với xu thế chuyển dịch năng lượng của BSR. Giải pháp cũng hướng đến việc vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất an toàn, ổn định và hiệu quả với chỉ số tiêu thụ năng lượng EII bằng hoặc thấp hơn so với các Nhà máy khác trong khu vực và thế giới.
Tổng kết chương trình 1 triệu sáng kiến, BSR đã tham gia hơn 1.417 sáng kiến, ước tính tiết kiệm khoảng 700 tỷ đồng. Với những hiệu quả mang lại, giải pháp “Thay đổi chế độ vận hành cho quạt cấp khí main air blower C-1501 tại phân xưởng RFCC để tiết kiệm năng lượng” đã được vinh danh là một trong những sáng kiến tiêu biểu trong chương trình “1 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19” do Công đoàn Dầu khí Việt Nam tổ chức. Ngoài ra, giải pháp của nhóm tác giả Bùi Huy Phong là 1 trong 1.417 sáng kiến do BSR hưởng ứng tại chương trình 1 triệu sáng kiến. Tất cả các sáng kiến, giải pháp của BSR ước tính đã tiết kiệm được khoảng 700 tỷ đồng và trở thành đơn vị đi đầu trong chương trình do Công đoàn Dầu khí Việt Nam tổ chức./.
Nguyễn Việt (tổng hợp)
Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn – BSR đồng hành cùng tỉnh Quảng Ngãi tặng quà cho hộ nghèo, cận nghèo và xây dựng nhà đại đoàn kết  (09/11/2023)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ ký kết và triển khai Chuỗi dự án khí - điện Lô B - Ô Môn  (01/11/2023)
Vượt khó ngoạn mục, Petrovietnam hiện thực hóa khát vọng tăng trưởng  (04/10/2023)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển