Văn hóa là gốc của công tác chuyển đổi số
TCCS - Đây là ý kiến của TS. Võ Trí Thành tại buổi tọa đàm “Kinh tế vĩ mô, tài chính tiền tệ năm 2021, cập nhật quý I, dự báo quý II và đánh giá tác động đến sản xuất, kinh doanh của Petrovietnam”.
Buổi tọa đàm do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức trực tuyến với sự tham dự của các chuyên gia kinh tế: TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh; TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia.
Về phía Petrovietnam có TS. Lê Mạnh Hùng, Tổng Giám đốc Tập đoàn; TS. Phan Ngọc Trung, Thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn; cùng lãnh đạo Tập đoàn, lãnh đạo các ban chuyên môn, văn phòng Tập đoàn, lãnh đạo các đơn vị thành viên, đơn vị nghiên cứu khoa học trực thuộc Tập đoàn. Tọa đàm được tổ chức trực tuyến tại các điểm cầu: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ngãi, Bà Rịa - Vũng Tàu và Cà Mau.
Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng chia sẻ, hằng quý, Petrovietnam tổ chức định kỳ để nghe tham vấn ý kiến của các chuyên gia nghiên cứu về kinh tế vĩ mô, tập trung vào các chính sách, các dự báo về tác động của kinh tế vĩ mô đến nền kinh tế Việt Nam, đến các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng và dầu khí. Tại buổi tọa đàm, Tổng Giám đốc Lê Mạnh Hùng cũng thông tin đến các chuyên gia về kết quả sản xuất kinh doanh quý I của Tập đoàn và mong muốn thông qua buổi tọa đàm, lãnh đạo Tập đoàn và các đơn vị sẽ được tiếp nhận thêm các thông tin mới, các dự báo cũng như ý kiến góp ý của các chuyên gia kinh tế để tiếp tục triển khai các hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn trong thời gian tới.
Tại buổi tọa đàm, TS. Võ Trí Thành đã trình bày báo cáo “Toàn cảnh kinh tế vĩ mô quý I và dự báo quý II năm 2021”. Báo cáo tập trung làm rõ diễn biến tình hình đại dịch COVID-19, ảnh hưởng và tác động của đại dịch đối với kinh tế thế giới nói chung, kinh tế Việt Nam nói riêng. Đồng thời, đánh giá các tác động khác ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn, như giá dầu, rủi ro về diễn biến đại dịch, đầu tư công, công tác tái cấu trúc doanh nghiệp, công tác chuyển đổi số…
Chia sẻ về việc triển khai công tác chuyển đổi số tại Petrovietnam, TS. Võ Trí Thành nhấn mạnh, bài học rút ra thông qua công tác này là người đứng đầu phải vào cuộc, dẫn dắt. Công tác chuyển đổi số tại doanh nghiệp gắn với chiến lược kinh doanh, cũng như phù hợp với đặc thù riêng của từng doanh nghiệp. Ngoài ra, TS. Võ Trí Thành chia sẻ, quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp làm chuyển đổi số là văn hóa doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải xác định công nghệ quan trọng nhưng nó thay đổi liên tục, văn hóa mới là gốc của chuyển đổi số trước khi triển khai các vấn đề khác trong công tác này.
Cũng tại buổi tọa đàm, TS. Cấn Văn Lực đã phân tích khả năng phục hồi kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2021, tình hình thị trường tài chính - tiền tệ và dầu thô thế giới năm 2021. Theo đó, các số liệu thống kê về giá dầu thô và hoạt động dầu khí được Tổng cục Thống kê công bố hằng tháng chưa phản ánh rõ quy mô hoạt động của Petrovietnam. Trong khi đó, hoạt động xuất bán dầu thô chỉ là một hoạt động trong chuỗi hoạt động đóng góp vào chuỗi giá trị chung của Tập đoàn. Bên cạnh đó, hoạt động của Petrovietnam còn tập trung vào các lĩnh vực điện, dịch vụ dầu khí cũng như các hoạt động đầu tư khác.
Phân tích các tác động của giá dầu tới tình hình kinh tế Việt Nam, TS. Cấn Văn Lực cho rằng giá dầu giảm làm giảm chi phí nhập khẩu xăng dầu, qua đó giúp giảm nhập siêu cũng như tiết kiệm cho Việt Nam một lượng ngoại tệ nhập khẩu xăng dầu. Bên cạnh đó, giá xăng dầu giảm giúp người dân tiết kiệm được chi phí (nhất là giao thông), từ đó tăng tiêu dùng cho nền kinh tế, đồng thời giảm áp lực lên lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, giá dầu giảm cũng khiến giảm thu ngân sách nhà nước, cũng như các loại thuế liên quan (thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt), khiến việc cân đối ngân sách khó khăn khi Chính phủ tăng cường đầu tư công để phục hồi kinh tế. Giá dầu giảm tác động tiêu cực đến ngành khai khoáng, nhất là ngành dầu khí khi hiện đang đóng góp khoảng 7,8% trong cơ cấu GDP. Giá dầu giảm làm giảm nguồn doanh thu, từ đó ảnh hưởng đến kế hoạch khai thác, thăm dò của năm 2020, cũng như các năm tiếp theo của Petrovietnam và các đơn vị thành viên.
TS. Cấn Văn Lực cũng đưa ra một số khuyến nghị cho Petrovietnam trong việc xây dựng và thực thi Chiến lược phát triển đến 2030, theo đó chú trọng cơ cấu lại hoạt động, tăng cường quản lý rủi ro, đề xuất việc nghiên cứu xây dựng kho dự trữ dầu để ứng phó với biến động giá dầu cũng như xây dựng và thực thi Chiến lược chuyển đổi số trong toàn Tập đoàn. TS. Cấn Văn Lực nhận định, năm 2021 được dự báo có khả năng phục hồi mạnh, chính vì vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp như Petrovietnam có tâm thế sẵn sàng nắm bắt vận hội mới, giai đoạn mới, trong đó xác định con người và công nghệ luôn là hai đột phá chiến lược.
Lãnh đạo Tập đoàn, các đơn vị thành viên cũng đã tham gia trao đổi, đưa ra các ý kiến để các chuyên gia giải đáp, đưa ra đề xuất, giải pháp đối với từng vấn đề liên quan.
Kết luận buổi tọa đàm, Tổng Giám đốc Lê Mạnh Hùng cảm ơn các báo cáo trình bày, ý kiến góp ý trao đổi của các chuyên gia với các vấn đề của Petrovietnam. Tổng Giám đốc Lê Mạnh Hùng đề nghị các đơn vị, Ban chuyên môn tiếp thu các ý kiến trao đổi, tiếp tục nghiên cứu, cập nhật các thông tin tại tọa đàm cũng như các dự báo để đưa vào chính sách điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn cũng như các đơn vị.
Tổng Giám đốc Lê Mạnh Hùng cũng chia sẻ, trong thời gian tới Petrovietnam sẽ tiếp tục triển khai việc cập nhật chiến lược và mong muốn nhận được sự quan tâm, tham gia đóng góp ý kiến của các chuyên gia kinh tế vào việc xây dựng chiến lược kinh doanh của Tập đoàn phù hợp với các xu hướng chuyển đổi số và chuyển dịch năng lượng trong giai đoạn tới./.
Vietcombank triển khai nhiều chương trình ưu đãi lãi suất dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng SME vay vốn  (05/04/2021)
“BSR cần lấy thắng lợi ngắn hạn để tạo động lực cho dài hạn”  (28/03/2021)
VietinBank eFAST đồng hành cùng doanh nghiệp xuất, nhập khẩu 2021 vượt qua đại dịch COVID-19  (17/03/2021)
Petrovietnam: Hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu kế hoạch quan trọng trong 2 tháng đầu năm 2021  (08/03/2021)
Chuyển đổi số là chìa khóa thành công của Vietcombank  (03/03/2021)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên