Petrovietnam: Tiếp tục tiên phong đổi mới tổ chức bộ máy và cơ cấu lại doanh nghiệp tinh gọn, nâng cao năng suất lao động
TCCS - Trong bối cảnh đất nước đang chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) xác định nhiệm vụ cấp bách phải làm ngay chính là tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy và cơ cấu lại doanh nghiệp tinh gọn, nâng cao năng suất lao động, tạo nguồn xung lực mới đưa Tập đoàn phát triển vươn tầm trở thành Tập đoàn Công nghiệp - năng lượng quốc gia.
“Đổi mới” mạnh mẽ tại Petrovietnam
Giai đoạn 2015 - 2020 có thể nói là khó khăn nhất đối với Petrovietnam trong lịch sử hơn 60 năm xây dựng và phát triển. Liên tiếp các cuộc khủng hoảng giá dầu sụt giảm nghiêm trọng, đặc biệt là cuộc “khủng hoảng kép” do tác động của dịch COVID-19 và giá dầu xuống thấp, cùng với những khó khăn, thách thức trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, đầu tư… đã ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của Tập đoàn; tâm tư, tình cảm của cán bộ, đảng viên, người lao động bị ảnh hưởng; uy tín hình ảnh, thương hiệu của Petrovietnam bị giảm sút. Thực tế đó đòi hỏi Petrovietnam cần phải có một cuộc “cải tổ” để tạo động lực, một luồng sinh khí mới nhằm đáp ứng các yêu cầu phát triển mới của ngành dầu khí.
Trước tình hình đó, thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25-10-2017, của Ban Chấp hành Trung ương, “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW), Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (Đảng ủy Tập đoàn) đã quyết liệt triển khai thực hiện. Trong đó, Đảng ủy Tập đoàn đã tập trung tái cấu trúc tổ chức bộ máy điều hành, tinh giản, sắp xếp để giảm số lượng đầu mối xuống hơn một nửa một cách mạnh mẽ, quyết liệt và nhận được sự đồng thuận rất cao trong toàn hệ thống. Đồng thời, tổ chức bộ máy phù hợp, hiệu quả; đội ngũ cán bộ, người lao động đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, tối ưu nguồn lực, nâng cao năng suất, hiệu quả lao động để thực hiện và hoàn thành tốt mọi mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Công tác tái cơ cấu, sắp xếp bộ máy đã tạo một luồng sinh khí mới, khí thế mới trong toàn bộ mọi hoạt động của Tập đoàn.
Việc cắt giảm các đầu mối ban chuyên môn/văn phòng và quy định rõ chức năng, nhiệm vụ cũng như trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức trong bộ máy bước đầu đã khắc phục tình trạng ỷ lại, né tránh trách nhiệm, gây chậm trễ trong xử lý công việc. Cán bộ, đảng viên, người lao động trong toàn Tập đoàn thể hiện sự tin tưởng, yên tâm lao động cống hiến, nỗ lực vượt khó để cùng lãnh đạo Tập đoàn và các đơn vị thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ được Đảng, Chính phủ giao.
Sẵn sàng để phát triển vươn tầm
Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới và đưa Petrovietnam phát triển lên tầm cao mới, việc tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy và cơ cấu lại doanh nghiệp tinh gọn, nâng cao năng suất lao động được xác định là hết sức cần thiết và là nhiệm vụ cấp bách phải làm ngay. Đồng chí Lê Mạnh Hùng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Petrovietnam khẳng định tại cuộc gặp mặt nhân dịp kỷ niệm 63 năm Ngày truyền thống ngành dầu khí Việt Nam: “Để có thể vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Petrovietnam phải dịch chuyển mô hình kinh doanh phù hợp với sự thay đổi của thị trường, đồng thời cơ cấu được mô hình quản trị, tinh gọn bộ máy, tối ưu nguồn lực để nâng cao năng suất, hiệu lực, hiệu quả phục vụ cho sự phát triển của Tập đoàn trong giai đoạn tới”.
Trên cơ sở Kết luận số 76-KL/TW, ngày 24-4-2024, của Bộ Chính trị, về tình hình thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW, ngày 23-7-2015, của Bộ Chính trị, về định hướng chiến lược phát triển ngành dDầu khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến 2035 và một số định hướng cho giai đoạn mới; Quyết định số 1243-QĐ/TTg, ngày 25-10-2023, của Thủ tướng Chính phủ, về phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam giai đoạn đến hết năm 2025; thực hiện tổng kết, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn ban hành Nghị quyết chuyên đề về đổi mới tổ chức bộ máy và tái cơ cấu doanh nghiệp tinh gọn, nâng cao năng suất lao động. Trong đó, Đảng ủy Tập đoàn thực hiện chỉ đạo rà soát xây dựng và tổ chức thực hiện phương án tái cơ cấu toàn diện, tổng thể mô hình tổ chức hoạt động của bộ máy Công ty mẹ - Tập đoàn và cơ cấu lại các đơn vị thành viên trên nguyên tắc tinh gọn đầu mối, tập trung nguồn lực theo lĩnh vực; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng trách nhiệm; nâng tầm, thấm sâu văn hóa thực thi công việc, quản trị hiệu quả, phát huy đầy đủ thế mạnh của Petrovietnam trong tình hình mới; tiến hành đồng bộ, khẩn trương, đồng thời ở các cấp, từ Công ty mẹ - Tập đoàn đến các đơn vị, tổ chức đoàn thể và hệ thống chính trị trong toàn Tập đoàn.
Bên cạnh việc tổng kết, đánh giá, rút ra những bài học kinh nghiệm trong thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, các cấp ủy đảng trong toàn Tập đoàn đề xuất các giải pháp quyết liệt đổi mới, sắp xếp, cơ cấu tổ chức bộ máy nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động và năng suất lao động của toàn Tập đoàn; xây dựng và thực hiện công tác cải cách phương thức, đồng bộ quy trình, quy chế, quy trình vận hành, xử lý công việc trong mọi khâu, mọi lĩnh vực để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, quản trị; bảo đảm công việc được giải quyết đúng thẩm quyền, quy định, nhanh, thông suốt tại Tập đoàn và các đơn vị thành viên. Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đề cao đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm thực thi công việc được nâng tầm, thấm sâu và phát huy động lực nội sinh từ văn hóa Petrovietnam; đơn giản hóa, chuẩn hóa quy trình; tăng tính liên kết, phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ.
Xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn yêu cầu ưu tiên thực hiện cấp bách tại bộ máy quản lý và điều hành công ty mẹ - tập đoàn trong quý I-2025 theo hướng tập trung, tinh gọn, hiệu quả, giảm đầu mối, giảm chi phí... gắn với trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị/bộ phận; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và người lao động đủ phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Cùng với việc đổi mới, sắp xếp, cơ cấu tổ chức tại bộ máy quản lý và điều hành công ty mẹ - tập đoàn, các đơn vị trực thuộc, các công ty con của Tập đoàn cũng khẩn trương triển khai những công việc liên quan. Để thực hiện được cuộc đổi mới lần thứ hai trong Tập đoàn, điều quan trọng nhất là phải có sự đồng thuận, thông suốt từ trên xuống dưới, có sự thấu hiểu trong từng cán bộ, đảng viên, người lao động dầu khí.
Tin tưởng với truyền thống hơn 63 năm qua, với tinh thần “Một đội ngũ - Một mục tiêu”, bản lĩnh của những người đi tìm lửa xuất phát từ những bộ đội Cụ Hồ “nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua”, Petrovietnam sẽ hoàn thành xuất sắc các mục tiêu của việc sắp xếp, tái cơ cấu, tinh giản bộ máy gắn với nâng cao năng suất lao động. Điều này cũng sẽ tạo ra xung lực mới để đưa Petrovietnam bước vào một thời kỳ mới, một giai đoạn mới, tập trung chuyển dịch mô hình, chuyển dịch năng lượng, để phát triển trở thành Tập đoàn Công nghiệp - năng lượng quốc gia./.
Kỷ niệm 63 năm Ngày truyền thống ngành dầu khí Việt Nam (27-11-1961 – 27-11-2024): Giếng khoan GK-61: Khơi nguồn dòng khí công nghiệp  (27/11/2024)
Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) ứng phó như thế nào khi biên lợi nhuận ngành lọc dầu thu hẹp?  (18/11/2024)
Sửa đổi Luật Điện lực: Trăn trở về điện cho phát triển  (08/11/2024)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay