“Hoa hồng to”, “hoa hồng nhỏ”
Chị H khệ nệ bê mâm lễ vào sân đình làng. Chị ngớ người khi thấy hai cây hoa hồng mà vợ chồng anh chị cung tiến hai năm trước. Chà, nó lớn nhanh quá! Chị phấn khởi thay mặt chồng dâng hương, hoa làm lễ cúng thành hoàng làng, cầu một năm thuận lợi.
Kết thúc phần lễ, chị thư thái bước ra khỏi cửa đình và đi ra chỗ hai cây hồng. Mới có hơn hai năm mà nó lớn nhanh quá. Những bông hồng đỏ rực to như nắm tay em bé rung rinh trong gió nhẹ, chào đón mùa xuân đang đến gần. Chị bâng khuâng nghĩ về câu chuyện của hai vợ chồng trước khi về lễ đình làng hai năm trước.
Hôm ấy, chồng chị thủ thỉ: “Em ạ, việc cúng tiến ở đình làng rất quan trọng. Theo anh, ngoài việc cúng tiến như mọi khi, vợ chồng mình nên mua hai cây hoa hồng trồng ở sân đình. Cây xanh tốt, ra hoa là vợ chồng có lộc”. Anh còn nhấn mạnh: “Bây giờ, “hoa hồng” là nhất đấy”. Mình không có “hoa hồng” to thì có hoa hồng thật hương thơm làm mát lòng thành hoàng làng. Anh còn kể, nhiều bạn anh làm ăn phát đạt đã truyền kinh nghiệm, muốn có hợp đồng, muốn có việc làm, thu nhập và lợi nhuận thì đi đến đâu, làm gì cũng phải có “hoa hồng” dẫn đường. “Hoa hồng” càng to thì xác suất được việc càng lớn. Nghe chồng phân tích, chị H ngộ ra tác dụng kép của hoa hồng. Những ngày sau đó, H lặn lội về tận đất hoa ở ngoại thành Hà Nội để “rinh” được hai cây hoa hồng ưng ý. Hôm đưa cây về quê, họ hàng, làng xóm và nhất là các cụ có vai có vế trong làng đều trầm trồ khen ngợi vợ chồng H có tâm, có đức, khéo chọn được cây đẹp. Ông cụ trông coi đình làng thì phấn khởi lắm.
Thế nhưng, khi đến gần bên gốc hồng, đập vào mắt chị H lúc này là cái biển tên bé bé của người khác. Bao nhiêu “niềm vui quá khứ” tan đánh vèo theo gió. Chị an ủi mình, chắc các cụ cắm nhầm tên! Chị chạy đi tìm ông cụ coi đình làng. Ông giải thích: “Cô ạ, sau khi vợ chồng cô trồng cây được vài hôm thì ông A mang đến biếu hai cây hồng to, đẹp hơn. Các cụ họp bàn mãi và đi đến thống nhất di chuyển cây của vợ chồng anh chị ra chỗ khác. Chỗ này là “mặt tiền”, ông A rất thích nên các cụ thuận ý. Ông động viên chị H, trong đình làng, trồng cây chỗ nào cũng đẹp. Có lòng thành thì chắc chắn các cụ, các ngài phù hộ”.
Buổi lễ kém vui của chị H kết thúc nhanh hơn dự kiến. Chị trở về Hà Nội ngay dù chưa thực hiện được vài việc trong kế hoạch. Nghe chuyện vợ kể lại, chồng chị H cười trừ, rồi an ủi vợ cho qua chuyện rằng: “Tâm đức trong lòng. Có thành ý, thành hoàng làng phù hộ cho sức khỏe là tuyệt vời rồi”.
Bẵng đi một thời gian, chị H nghe tin ông A bị khởi tố vì đã nhận “hoa hồng” kếch xù trong một phi vụ làm ăn với doanh nghiệp. Chồng chị H động viên vợ: “Đấy, “hoa hồng” lớn mà không làm ăn đàng hoàng thì ăn thua gì đâu!”
Lâu nay, dư luận “đồn thổi” nhiều về việc khi thực hiện các công trình, dự án có nguồn từ ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương..., lãnh đạo, chủ trì các cơ quan, đơn vị, địa phương nhận “hoa hồng” của đối tác, doanh nghiệp trúng thầu hoặc được chỉ định thầu. Hệ quả là chất lượng dự án, công trình bị xuống cấp sau khi đưa vào sử dụng không lâu, thậm chí chưa đưa vào khai thác đã hỏng. Nhưng hậu quả lớn nhất là “hoa hồng” nhanh chóng biến thành “đạn bọc đường”, biến cán bộ trở nên biến chất. Thiết nghĩ, việc quản lý cán bộ, đảng viên, những người có chức, có quyền không thể chỉ dựa trên cơ sở động viên, khuyến khích họ tự giác, nêu gương mà cần có các chế tài đủ mạnh, quy định rõ ràng, cụ thể. Thêm vào đó, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát cũng phải tiến hành quyết liệt, công bằng, khách quan, đánh giá chính xác các sai phạm thì mới chấm dứt được vấn nạn “hoa hồng”.
Trước mỗi nhiệm kỳ đại hội đảng bộ các cấp, theo thông tin công bố trước công luận, các tổ chức cơ sở đảng cơ quan của các đơn vị, địa phương đều tiến hành công tác lựa chọn nhân sự rất công phu, bài bản, đúng quy định để tìm ra những người có đủ phẩm chất, năng lực lãnh đạo. Tuy nhiên, vấn nạn “hoa hồng” đã xâm nhập và làm cho một bộ phận cán bộ thoái hóa và biến chất. Bản lĩnh chính trị không còn, lời thề phấn đấu vì dân của người đảng viên đã bị “quên lãng” để đổi lấy “những đồng tiền bẩn”, gây tổn thất đến uy tín của Đảng. Nhưng điều nguy hại hơn là, thói xấu “hoa hồng” đã trở thành vấn nạn, làm thay đổi tư duy của không ít cán bộ./.
Đảng bộ tỉnh Hưng Yên khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo gắn với thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp đột phá của nhiệm kỳ 2020 - 2025  (06/03/2022)
Tỉnh Gia Lai tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới  (28/02/2022)
Liêm và sỉ  (28/02/2022)
Những chiếc đồng hồ… “vô tội”!  (15/02/2022)
“Khiêm tốn”  (09/01/2022)
- Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
- Kỳ họp thứ 51 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
- Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tổng Bí thư Tô Lâm dự gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
- Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Dân vận Trung ương
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Những vấn đề môi trường cấp bách hiện nay: Thực trạng và giải pháp