Đừng để lãng phí… niềm tin!
Buổi chấm sáng kiến, cải tiến kỹ thuật cấp cơ sở kết thúc chóng vánh với phần thắng nghiêng về sản phẩm được thuyết trình bằng tiếng Anh. Cô Minh, một thành viên ban giám khảo lặng lẽ ra về. Tới nhà, cô vẫn còn chưa hết hậm hực, nói to như thể “đổ tội” cho chồng về cái chuyện bực mình ở cơ quan.
- Hội đồng dù toàn cán bộ đầu ngành, nhưng tiếng Anh thì bập bõm vài câu giao tiếp, ấy thế mà lại đi chấm giải nhất cho người thuyết trình sáng kiến bằng tiếng Anh, trong khi sáng kiến bằng tiếng Việt hay và hữu ích hơn nhiều thì chỉ cho nhõn cái giải… khuyến khích!
Cô kết luận: Thầy già, con hát trẻ cũng phải chào thua hiện tượng “nâng đỡ... không trong sáng”.
Nghe thấy thế, dù đang phải lúi húi vào bếp nấu ăn thay vợ, anh chồng liền chép miệng: Ôi dào, tưởng gì, thế mà đã bức xúc, đúng là người… trên trời. Ăn thua gì, cô M. bạn anh nói tiếng Pháp như gió, học ở Paris VII về mà còn thua cả cái đứa sinh viên mới ra trường và “tốt nghiệp” trung tâm ngoại ngữ trong có 6 tháng kia kìa!
- Có chuyện vậy à, thế là thế nào? Cô Minh sốt ruột.
- Có gì đâu, thấy có cơ quan đối ngoại đăng báo tuyển dụng nhân viên sử dụng tốt tiếng Pháp, nhận thấy cơ hội để có việc làm ổn định, phát huy đúng sở trường, cô ấy đăng ký thi ngay. Nào ngờ… đại bại. Em “sinh viên siêu nhân” được nhận vào biên chế là con một đồng chí lãnh đạo, có mối quan hệ thâm sâu với cơ quan ấy. Điều cô ấy thấy đáng buồn, không phải là vì bị “trượt vỏ chuối”, mà là phía sau “chống lưng” cho cô “sinh viên siêu nhân” ấy lại là các chuyên gia ngôn ngữ cô vốn kính trọng được cơ quan kia bỏ tiền ra mời về thẩm định trình độ của các ứng viên.
- Ối giời, “đổi trắng thay đen”, thật là quá đáng, quá thể! Minh ngồi thừ người ra.
Câu chuyện trên không còn là hiện tượng cá biệt nữa, mà khá phổ biến trong xã hội, nhất là ở không ít cơ quan, đơn vị, địa phương gần đây. Thậm chí, một số công chức, viên chức trẻ thuộc diện “5C” hay theo dạng “5 ệ” nhanh chóng được khoác chiếc áo quyền lực màu nhiệm khi cầm “tờ A4” trên tay. Điều đó đã khiến cho nhiệt huyết phấn đấu trong tập thể của những người tốt giảm đi, đặc biệt là những người có tri thức, kỹ năng và kinh nghiệm công tác. Hậu quả xấu của việc trên là cho ra “lò” những cán bộ chỉ biết dựa dẫm, ỷ lại, luôn tìm tới những “cái ô” để tiến thân, thay vì cống hiến bằng sức lực, trí tuệ của mình. Điều ấy quả là nguy hại!
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Cán bộ là gốc của mọi công việc”. Muốn có cán bộ tốt, tâm huyết, luôn đặt mục tiêu, lý tưởng lên đầu, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đột phá sáng tạo và dám đương đầu với khó khăn, thử thách vì lợi ích chung, thì trước hết phải có được cơ chế thông thoáng, phải tạo ra được môi trường bình đẳng để cho những cá nhân đủ đức, đủ tài, có tâm huyết được cống hiến tài năng.
Một quyết định đưa ra mang màu sắc cảm tính, chỉ có lợi cho một ai đó mà vi phạm vào nguyên tắc “công bằng, dân chủ, khách quan” như câu chuyện đã kể trên thì dù có biện minh thế nào đi chăng nữa cũng không thể có được sự đồng tình của dư luận và chắc chắn, sẽ làm giảm sút niềm tin của quần chúng nhân dân vào vai trò của những người có trách nhiệm.
Niềm tin trong mỗi con người vốn cần thời gian dài lâu để gây dựng, khi được thuyết phục bằng sự chân tình, công tâm, khách quan, nhưng cũng rất mong manh, dễ đổ vỡ khi va phải những toan tính cá nhân vụ lợi, ích kỷ, những thói hư, tật xấu vốn có của người đời. Nếu người lãnh đạo, quản lý miệng nói công tâm, khách quan, minh bạch, nhưng khi hành động thì ngược lại, sẽ vừa làm giảm sút niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân, vừa gây hại cho tập thể. Bởi, có niềm tin thì có tất cả, mất niềm tin là mất hết. Sự lãng phí niềm tin đó rất cần phải sớm được khắc phục trong công tác cán bộ hiện nay!./.
Góp phần nhận diện để sàng lọc, loại bỏ cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất hiện nay  (14/12/2021)
Danh dự  (09/12/2021)
Bố trí bí thư cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương: Thực tiễn và kinh nghiệm  (27/11/2021)
Hòn đá và nhân tài  (08/11/2021)
- Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay
- Giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị kinh tế di sản từ góc nhìn quản trị vùng và địa phương
- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh
- Quản trị di sản bền vững để góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh
- Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Thư ký Đảng Hành động Nhân dân, Thủ tướng Singapore
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay