Tỉnh Vĩnh Phúc: Giải pháp truyền thanh thông minh trên nền tảng công nghệ số 4.0
TCCS - Trên địa bàn tỉnh hiện đang sử dụng các hệ thống truyền thanh cơ sở gồm hệ thống FM vô tuyến (không dây) và FM hữu tuyến (có dây). Những năm qua, hệ thống truyền thanh cơ sở đã phát huy tốt vai trò, chuyển tải kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của tỉnh đến nhân dân, cung cấp các thông tin về dự báo thời tiết, thủy lợi, bão lụt, giúp bà con nông dân thực hiện tốt việc canh tác, nuôi trồng, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Tuy nhiên, hệ thống truyền thanh cơ sở hiện bộc lộ nhiều hạn chế, như hệ thống dây kéo chằng chịt gây mất mỹ quan, dễ hỏng hóc, khó sửa chữa, bảo dưỡng; vùng phát thanh bị giới hạn (trong phạm vi 3km - 5km đối với FM hữu tuyến và 10km - 15km đối với FM vô tuyến); không lắp đặt được các cụm loa ở vùng sâu, vùng xa; chất lượng âm thanh chập chờn, khó nghe, lẫn tạp âm, chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi thời tiết và phụ thuộc vào công suất máy tăng âm. Cán bộ vận hành hệ thống phải có mặt tại chỗ khi đến giờ phát; hệ thống không phân cấp tới từng cụm loa, có thể bị chèn sóng, phát thông tin không mong muốn…
Phó Giám đốc phụ trách Công ty dịch vụ MobiFone khu vực 4 Thiều Ngọc Thịnh chia sẻ: Truyền thanh cơ sở có vai trò quan trọng trong việc truyền tải các thông tin đến từng người dân. Vì vậy, tháng 3-2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 308 về hiện đại hóa hệ thống truyền thanh - truyền hình. Trong khi nhiều địa phương đã triển khai ứng dụng thành công các công nghệ mới thì tại một số địa bàn vẫn còn sử dụng công nghệ truyền thanh cũ với những tồn tại và nhược điểm nêu trên.
Theo ông Thiều Ngọc Thịnh, công nghệ 4.0 đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới và ngay tại Việt Nam. Việc xây dựng, đưa vào sử dụng giải pháp truyền thanh kỹ thuật số trên nền tảng công nghệ 4.0 là hoàn toàn phù hợp với xu thế thời đại, góp phần xây dựng các đô thị thông minh tại Việt Nam. Giải pháp ra đời dựa trên nền tảng công nghệ 4.0, sử dụng thiết bị IoT và hoạt động trên nền tảng điện toán đám mây nhằm thay thế và khắc phục hoàn toàn những nhược điểm của giải pháp truyền thanh truyền thống. Truyền thanh số không dây thế hệ mới sử dụng sóng di động 3G/4G của mạng viễn thông để truyền tải dữ liệu âm thanh từ hệ thống tập trung đến các cụm loa. Nguyên lý hoạt động tương tự như hai chiếc điện thoại gọi cho nhau, điểm khác là một máy gọi và nhiều máy có thể cùng nghe đồng thời. Hệ thống hoàn toàn không cần sử dụng máy tăng âm, máy phát sóng, cột ăng-ten, tủ điện, dây dẫn, bảng phân tuyến…
So với hệ thống truyền thanh cơ sở hiện nay, hệ thống truyền thanh thông minh do Tổng Công ty Viễn thông MobiFone xây dựng và triển khai tại hơn 20 tỉnh, thành trên cả nước thể hiện nhiều ưu điểm vượt trội, khắc phục toàn bộ những hạn chế của hệ thống truyền thanh cũ, đáp ứng tốt nghiệp vụ thông tin cơ sở và phù hợp các yêu cầu truyền tải thông tin.
Tại tỉnh Vĩnh Phúc, được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân tỉnh và sự phối hợp, tạo điều kiện của Sở Thông tin và Truyền thông cùng Ủy ban nhân dân huyện Sông Lô, Ủy ban nhân dân xã Lãng Công, Công ty Dịch vụ MobiFone Khu vực 4 đã triển khai lắp đặt thí điểm hệ thống truyền thanh thông minh gồm 15 cụm phát thanh trên các thôn, xóm thuộc địa bàn xã Lãng Công, huyện Sông Lô. Quá trình lắp đặt hệ thống truyền thanh thông minh, MobiFone trang bị mới toàn bộ các thiết bị gồm: 15 cụm nhận tín hiệu Mira, 30 loa phát thanh nén chất lượng cao công suất 30W, 15 SIM data 4G, hệ thống chuyển đổi và số hóa kênh đài huyện, hệ thống chuyển tiếp Mira Lineout để phát thanh tích hợp vào hệ thống FM hiện có, ứng dụng quản lý được cài đặt trên smartphone của cán bộ văn hóa xã vận hành hệ thống.
Quá trình hoàn thành lắp đặt thí điểm và vận hành giải pháp truyền thanh thông minh thế hệ mới MobiFone vừa qua tại xã Lãng Công đã nhận được nhiều đánh giá tích cực của cán bộ địa phương nơi triển khai. Là người trực tiếp vận hành hệ thống truyền thanh này, cán bộ Văn hóa - Thông tin kiêm phụ trách Đài truyền thanh xã Lãng Công Vũ Tiến Nam chia sẻ: Hệ thống truyền thanh thông minh MobiFone không cần dây dẫn truyền thanh, an toàn trong phòng, chống cháy nổ; gọn nhẹ, dễ dàng trong điều khiển vận hành thiết bị; phạm vi phát thanh không còn bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý và có thể phân cấp quản lý, tùy phát tới từng cụm loa riêng rẽ. Hơn thế theo ông Nam, chất lượng âm thanh trong, rõ ràng, không nhại tiếng, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết; việc tạo lập, kiểm soát, thu âm phát thanh từng bản tin trở nên dễ dàng, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian cho người thực hiện, hỗ trợ bản phát trực tiếp bất kỳ chỗ nào có mạng; thiết bị sử dụng công nghệ chuyển đổi văn bản thành giọng nói nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI TTS) đáp ứng phát thanh tự động các văn bản bằng giọng đọc nam/nữ phù hợp với bà con nhân dân tại các vùng, miền khác nhau. Việc thí điểm ứng dụng Công nghệ truyền thanh kỹ thuật số 4.0 trên nền tảng công nghệ thông tin - viễn thông mở ra hướng đi mới cho các đài truyền thanh các địa phương vừa hiệu quả, tiết kiệm chi phí, vừa phù hợp xu thế phát triển công nghệ 4.0 hiện nay, giúp đem lại nhiều hơn nữa những thông tin và giá trị thiết thực cho người dân địa phương.
Từ thực tế triển khai thí điểm hệ thống truyền thanh thông minh tại tỉnh Vĩnh Phúc và kết quả sử dụng tại các tỉnh thành khác trên toàn quốc, MobiFone mong muốn tiếp tục nhân rộng mô hình và triển khai rộng rãi hệ thống truyền thanh thông minh thế hệ mới trên địa bàn huyện Sông Lô cũng như toàn tỉnh Vĩnh Phúc, tiếp tục nhận được sự hưởng ứng tích cực của bà con nhân dân các địa phương, sự hỗ trợ tạo điều kiện của Ủy ban nhân dân tỉnh, ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Sở Thông tin và Truyền thông trong thời gian tới để góp phần xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc thành đô thị kiểu mẫu, hiện đại, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ 4.0 và các công nghệ mới vào các hoạt động thông tin tuyên truyền và hoạt động văn hóa xã hội khác trên địa bàn tỉnh./.
Petrovietnam: 45 năm sứ mệnh tìm dầu  (18/08/2020)
Tỉnh Thừa Thiên Huế khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về văn hóa, di sản, đưa kinh tế địa phương tăng trưởng theo hướng xanh và bền vững  (16/08/2020)
Đột phá chiến lược về phát triển khoa học, công nghệ của Thủ đô  (12/08/2020)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Đoàn Tạp chí Cộng sản thăm, làm việc với Đảng Cộng sản Ấn Độ và Đảng Cộng sản Ấn Độ-Mác-xít
- Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia
- Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên
- Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên