Chậu hoa, cây cảnh
20:58, ngày 24-09-2013
TCCSĐT - Vào thập niên cuối cùng của thế kỷ XX, khi công nghệ thông tin hiện đại du nhập mạnh mẽ vào nước ta, các cơ quan trung ương và địa phương thi nhau trang bị máy vi tính cho cán bộ lãnh đạo.
Ở trung ương, cán bộ từ cấp cục, vụ, viện và tương đương trở lên, còn ở địa phương (tỉnh, thành phố) thì cán bộ từ cấp trưởng, phó các ban, ngành trở lên đều có cả. Đã trang bị máy vi tính thì phải biết sử dụng, thế là người ta lại đua nhau mở các lớp bồi dưỡng cấp tốc khoảng một tuần lễ cho mấy vị đó.
Học xong, có vài, ba người võ vẽ biết sử dụng, nghĩa là cũng biết điều khiển con trỏ, biết gõ bàn phím theo kiểu “mổ cò”... còn đa số thì vẫn ở trong tình trạng “mù” máy vi tính, nghĩa là không biết sử dụng. Đã không sử dụng được, hoặc sử dụng không thành thạo thì mỗi khi sờ đến nó là rất ngại. Thế là cái máy vi tính (bộ óc điện tử thông minh) với muôn vàn tính năng khi vào tay mấy vị quan chức lại chỉ còn mỗi một tính năng duy nhất là vật trang trí, chẳng khác nào kiểu “chậu hoa, cây cảnh”.
Bước sang thế kỷ XXI, các quan chức còn xài sang hơn nhiều. Chiếc máy vi tính để bàn bây giờ đối với họ đã lỗi mốt và không tiện dụng một chút nào. Thế là chiếc laptop (máy tính xách tay) lập tức lên ngôi. Đúng là chiếc laptop tiện ích hơn chiếc máy tính để bàn rất nhiều. Đi công tác xa, các quan chức chỉ việc nhét nó vào trong cặp. Mọi thông tin đã được lưu giữ ở trong đó, khi nào cần đến thì lôi nó ra sử dụng.
Chính vì thế, ở tỉnh Q, các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh đều được trang bị laptop với giá 20 triệu đồng/máy. Theo một quan chức cao cấp của tỉnh thì mục đích của việc làm này là để "giúp các đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp nhận thông tin một cách thuận lợi, có thời gian đọc và tham khảo tài liệu trước ở nhà, tiết kiệm chi phí trong việc in ấn, sao chụp tài liệu". Ông còn cho biết thêm: "Trước đây, mỗi kỳ họp Hội đồng nhân dân, tỉnh phải in bộ tài liệu dày cộp hàng chục, thậm chí hàng mấy trăm trang rồi photo gửi cho các đại biểu, rất tốn kém. Nếu trang bị laptop cho các đại biểu thì công đoạn đó sẽ không còn.
Song đáng buồn là, mặc dù đã được trang bị laptop nhưng đến kỳ họp Hội đồng nhân dân, các đại biểu vẫn yêu cầu photo tài liệu phát cho họ. Sở dĩ như vậy vì chỉ có rất ít đại biểu sử dụng được laptop, còn đa số đã biến chiếc laptop thành vật trang trí, thành “chậu hoa, cây cảnh” để khoe mẽ với thiên hạ.
Mấy năm gần đây, chiếc laptop lại bắt đầu lỗi mốt. Các quan chức chỉ thích dùng iPad vì nó xịn hơn, sang hơn, nhiều tính năng hơn và nhẹ hơn. Hiện đã có không ít cơ quan trung ương và địa phương mạnh tay móc hầu bao đầu tư khoản ngân sách không nhỏ để trang bị đồng bộ công nghệ iPad cho các quan chức. Điều đáng ngạc nhiên là không chỉ có các cơ quan trung ương, các tỉnh, thành phố lớn, mà các tỉnh, thành miền núi,vùng sâu, vùng xa cũng rất mạnh tay trích từ ngân sách Nhà nước để chi cho việc này. Một số địa phương còn trang bị iPad cho cả cán bộ lãnh đạo cấp quận, huyện.
Ở thời điểm hiện tại, một chiếc iPad loại tốt trị giá khoảng 30 triệu VND. Nếu lấy số tiền đó nhân với số iPad đã trang bị cho các quan chức trong cả nước thì sẽ thấy số tiền mà ngân sách phải chi lớn biết nhường nào. Song, giống như chiếc máy tính để bàn và chiếc laptop, chiếc iPad hiện nay cũng phải chịu chung cái kiếp "hồng nhan, bạc phận" bởi vì có rất nhiều quan chức "không trọng dụng" nó, hay nói toạc ra là không biết dùng. Cũng là "chậu hoa, cây cảnh" cả thôi, chỉ khác nhau ở chỗ "chậu hoa" iPad đẹp hơn các chậu hoa khác một chút.
Trong thời buổi bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay thì việc trang bị cho các quan chức những phương tiện làm việc hiện đại như điện thoại di động, máy tính để bàn, laptop, iPad... là rất cần thiết và nên làm. Song, vấn đề đặt ra là sử dụng nó như thế nào. Nếu biết khai thác, sử dụng nó đúng mục đích, có hiệu quả và tiết kiệm thì chẳng có gì phải bàn cãi. Còn nếu sử dụng nó như những vật trang trí, những chậu hoa, cây cảnh, cốt cho hợp thời thượng và để khoe với thiên hạ thì rõ ràng đó là hiện tượng cần phê phán./.
Học xong, có vài, ba người võ vẽ biết sử dụng, nghĩa là cũng biết điều khiển con trỏ, biết gõ bàn phím theo kiểu “mổ cò”... còn đa số thì vẫn ở trong tình trạng “mù” máy vi tính, nghĩa là không biết sử dụng. Đã không sử dụng được, hoặc sử dụng không thành thạo thì mỗi khi sờ đến nó là rất ngại. Thế là cái máy vi tính (bộ óc điện tử thông minh) với muôn vàn tính năng khi vào tay mấy vị quan chức lại chỉ còn mỗi một tính năng duy nhất là vật trang trí, chẳng khác nào kiểu “chậu hoa, cây cảnh”.
Bước sang thế kỷ XXI, các quan chức còn xài sang hơn nhiều. Chiếc máy vi tính để bàn bây giờ đối với họ đã lỗi mốt và không tiện dụng một chút nào. Thế là chiếc laptop (máy tính xách tay) lập tức lên ngôi. Đúng là chiếc laptop tiện ích hơn chiếc máy tính để bàn rất nhiều. Đi công tác xa, các quan chức chỉ việc nhét nó vào trong cặp. Mọi thông tin đã được lưu giữ ở trong đó, khi nào cần đến thì lôi nó ra sử dụng.
Chính vì thế, ở tỉnh Q, các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh đều được trang bị laptop với giá 20 triệu đồng/máy. Theo một quan chức cao cấp của tỉnh thì mục đích của việc làm này là để "giúp các đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp nhận thông tin một cách thuận lợi, có thời gian đọc và tham khảo tài liệu trước ở nhà, tiết kiệm chi phí trong việc in ấn, sao chụp tài liệu". Ông còn cho biết thêm: "Trước đây, mỗi kỳ họp Hội đồng nhân dân, tỉnh phải in bộ tài liệu dày cộp hàng chục, thậm chí hàng mấy trăm trang rồi photo gửi cho các đại biểu, rất tốn kém. Nếu trang bị laptop cho các đại biểu thì công đoạn đó sẽ không còn.
Song đáng buồn là, mặc dù đã được trang bị laptop nhưng đến kỳ họp Hội đồng nhân dân, các đại biểu vẫn yêu cầu photo tài liệu phát cho họ. Sở dĩ như vậy vì chỉ có rất ít đại biểu sử dụng được laptop, còn đa số đã biến chiếc laptop thành vật trang trí, thành “chậu hoa, cây cảnh” để khoe mẽ với thiên hạ.
Mấy năm gần đây, chiếc laptop lại bắt đầu lỗi mốt. Các quan chức chỉ thích dùng iPad vì nó xịn hơn, sang hơn, nhiều tính năng hơn và nhẹ hơn. Hiện đã có không ít cơ quan trung ương và địa phương mạnh tay móc hầu bao đầu tư khoản ngân sách không nhỏ để trang bị đồng bộ công nghệ iPad cho các quan chức. Điều đáng ngạc nhiên là không chỉ có các cơ quan trung ương, các tỉnh, thành phố lớn, mà các tỉnh, thành miền núi,vùng sâu, vùng xa cũng rất mạnh tay trích từ ngân sách Nhà nước để chi cho việc này. Một số địa phương còn trang bị iPad cho cả cán bộ lãnh đạo cấp quận, huyện.
Ở thời điểm hiện tại, một chiếc iPad loại tốt trị giá khoảng 30 triệu VND. Nếu lấy số tiền đó nhân với số iPad đã trang bị cho các quan chức trong cả nước thì sẽ thấy số tiền mà ngân sách phải chi lớn biết nhường nào. Song, giống như chiếc máy tính để bàn và chiếc laptop, chiếc iPad hiện nay cũng phải chịu chung cái kiếp "hồng nhan, bạc phận" bởi vì có rất nhiều quan chức "không trọng dụng" nó, hay nói toạc ra là không biết dùng. Cũng là "chậu hoa, cây cảnh" cả thôi, chỉ khác nhau ở chỗ "chậu hoa" iPad đẹp hơn các chậu hoa khác một chút.
Trong thời buổi bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay thì việc trang bị cho các quan chức những phương tiện làm việc hiện đại như điện thoại di động, máy tính để bàn, laptop, iPad... là rất cần thiết và nên làm. Song, vấn đề đặt ra là sử dụng nó như thế nào. Nếu biết khai thác, sử dụng nó đúng mục đích, có hiệu quả và tiết kiệm thì chẳng có gì phải bàn cãi. Còn nếu sử dụng nó như những vật trang trí, những chậu hoa, cây cảnh, cốt cho hợp thời thượng và để khoe với thiên hạ thì rõ ràng đó là hiện tượng cần phê phán./.
Tăng cường hợp tác hai Đảng Cộng sản Việt - Nhật  (23/09/2013)
Việt Nam - Đức: Đối tác chiến lược vì tương lai  (23/09/2013)
Điện mừng Thủ tướng Campuchia được bổ nhiệm  (23/09/2013)
Nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam  (23/09/2013)
Tổng Tham mưu trưởng Đỗ Bá Tỵ thăm Ấn Độ  (23/09/2013)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Đoàn Tạp chí Cộng sản thăm, làm việc với Đảng Cộng sản Ấn Độ và Đảng Cộng sản Ấn Độ-Mác-xít
- Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia
- Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên
- Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên