Hội nghị lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2020 - 2025
TCCS - Ngày 5-6-2020, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý của đại diện văn nghệ sĩ, các nhà khoa học, trí thức, chức sắc tôn giáo; bí thư đảng ủy, hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng, học viện trên địa bàn Hà Nội vào dự thảo Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Đây là hội nghị thứ hai trong số mười hội nghị lấy ý kiến sẽ được tổ chức nhằm hoàn thiện dự thảo Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố. Ngoài các hội nghị như những kỳ trước, Thành ủy cũng sẽ gửi xin ý kiến góp ý của Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự Đảng Chính phủ và xin ý kiến các ban, bộ, ngành trung ương. Sau mỗi hội nghị, Ban Thường vụ Thành ủy sẽ có một báo cáo trình Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố xem xét, tiếp thu để hoàn thiện dự thảo Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố dự kiến diễn ra vào cuối tháng 10-2020.
Khai mạc hội nghị, Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Vương Đình Huệ mong muốn các đại biểu thẳng thắn đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, trí tuệ, tập trung làm rõ những thành tựu, hạn chế, khuyết điểm, nguyên nhân để từ đó định hình chính xác phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, góp phần xây dựng dự thảo Văn kiện tốt nhất trình ra Đại hội, làm cơ sở xây dựng và phát triển Thủ đô trong 5 năm tới, tầm nhìn đến năm 2030 và 2045.
Trình bày nội dung dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết, dự thảo Báo cáo chính trị xác định phương hướng, mục tiêu, 5 nhiệm vụ chủ yếu, 4 nhóm chỉ tiêu với 20 chỉ tiêu cụ thể, 3 khâu đột phá và 14 nhiệm vụ, giải pháp của thành phố trong nhiệm kỳ mới 2020 - 2025. Theo đó, 3 khâu đột phá là ưu tiên hiện đại hóa, phát triển nhanh và đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội gắn với thiết kế, xây dựng một số công trình kiến trúc tiêu biểu của Thủ đô. Song song với đó, thành phố tập trung phát triển hạ tầng giao thông kết nối đô thị trung tâm với khu vực ngoại thành, các đô thị vệ tinh, các đô thị trong vùng Thủ đô; phát triển mạnh hạ tầng số, hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng dữ liệu…, kết nối liên thông, đồng bộ và thống nhất, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số.
Bên cạnh đó, thành phố tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế, nâng cao hiệu quả quản trị xã hội, quản lý theo mô hình chính quyền đô thị; hoàn thành xây dựng chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số, tạo chuyển biến mạnh mẽ về kỷ luật, kỷ cương, ý thức, trách nhiệm, chất lượng và hiệu quả phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thành phố. Đồng thời, Hà Nội sẽ trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô tạo thể chế đặc thù, vượt trội để xây dựng và phát triển Thủ đô. Ngoài ra, Hà Nội cũng xác định phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, nhân lực quản trị xã hội, quản trị kinh tế…; xây dựng cơ chế phù hợp để thu hút, trọng dụng nhân tài, nhân lực chất lượng cao trong và ngoài nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong toàn xã hội. Cùng với đó, thành phố sẽ phát huy các giá trị văn hóa nghìn năm văn hiến, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh và phát triển toàn diện; đưa văn hóa và con người Hà Nội thực sự trở thành giá trị tinh thần to lớn, nguồn lực quan trọng quyết định phát triển Thủ đô.
Góp ý tại hội nghị, hầu hết các đại biểu đều đánh giá cao chất lượng nội dung, hình thức bản dự thảo Báo cáo chính trị. Các đại biểu cho rằng, đây là kết quả làm việc công phu, khoa học của Tiểu ban Văn kiện.
Nghệ sĩ nhân dân Trần Quốc Chiêm, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội cho rằng, dự thảo Báo cáo chính trị đã đánh giá sát tình hình của Thủ đô trong 5 năm qua và đề ra đúng mục tiêu, nhiệm vụ những năm tiếp theo. Đồng quan điểm, PGS, TS. Bùi Thị An, Chủ tịch Hội Hóa học Hà Nội đánh giá, dự thảo là công trình công phu, có cái nhìn bao quát và đánh giá sát tình hình thực tiễn Thủ đô. Tuy nhiên, PGS, TS. Bùi Thị An đề nghị dự thảo nên tách phần xây dựng Đảng thành mục lớn riêng rẽ, vì đây là vấn đề có thể coi là quan trọng nhất của Đại hội. TS, Kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam đề nghị, dự thảo phải nêu nổi bật hơn về kết quả xây dựng nông thôn mới vì đây là lĩnh vực Hà Nội có thành tích lớn, tạo niềm tin trong thực hiện các chỉ tiêu giai đoạn mới...
Phát biểu kết luận hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ cảm ơn và đánh giá cao ý kiến của các đại biểu tại hội nghị, thể hiện tâm huyết, trách nhiệm và có giá trị cao. Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh, Thành ủy sẽ tiếp thu đầy đủ và ở mức cao nhất từng ý kiến để tập trung hoàn thiện các nội dung dự thảo Báo cáo chính trị; trong đó, trọng tâm tập trung xem xét, hoàn thiện các nội dung liên quan đến quy hoạch và quản lý quy hoạch; phát triển và liên kết Vùng Thủ đô; bổ sung, chỉnh sửa Luật Thủ đô, vận hành chính quyền đô thị, phát triển đô thị thông minh; xây dựng Thủ đô thành trung tâm khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo, khai thác hiệu quả tiềm năng, nguồn lực chất xám sẵn có và phong phú của Hà Nội..., qua đó góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô xứng tầm trong giai đoạn mới./.
Hội nghị lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2020 - 2025  (06/06/2020)
Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình dự Đại hội Đại biểu Đảng bộ Vietinbank  (05/06/2020)
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Sở Giao dịch giữ vững vị trí ngọn cờ đầu của Vietcombank  (01/06/2020)
Hội nghị Quân ủy Trung ương cho ý kiến về dự thảo văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ XI  (26/05/2020)
Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc  (09/05/2020)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay